10 Nhà xuất bản Khoa học xã hội, (1994), Từ điển tiếng Việt, Hà Nội, tr
2.2.2. Những vấn đề còn tồn tại, hạn chế
Q trình áp dụng pháp luật trong thực tiễn cơng tác THQCT các tội xâm phạm sức khỏe tại Hoằng Hóa cịn một số những vấn đề tồn tại, hạn chế sau đây:
* Trong áp dụng pháp luật nội dung
Một là, khi THQCT các vụ án Cố ý gây thương tích VKSND và CQĐT huyện chưa có sự thống nhất về việc áp dụng pháp luật hình sự. Điều này dẫn đến việc áp dụng pháp luật trong giai đoạn điều tra loại án này có lúc, có vụ cịn thiếu thống nhất trong việc xác định tội danh, điều luật và khoản, điểm của BLHS mà bị can đã phạm tội dẫn đến nếu không được khắc phục kịp thời thi việc xác định mức hình phạt chưa phù hợp, không tương xứng.
Hai là, trong quá trình THQCT, Kiểm sát viên cịn có những lúng túng nhất định trong áp dụng pháp luật hình sự đối với các trường hợp dùng hung khí như dao, đá ... tấn cơng vào các vùng trọng yếu trên cơ thể của người bị hại. Chính bởi những vấn đề trên
44
dẫn đến công tác THQCT trong cả giải đoạn điều tra và xét xử gặp nhiều khó khắn, dẫn tới không thống nhất quan điểm, thời hạn điều tra bị kéo dài. Ví dụ: Phạm Văn H là nhân viên bảo vệ của một công ty trên địa bàn. Sáng ngày 10/3/2019, H bị Võ Đức T (tổ trưởng) phê bình về cơng tác trực đơn vị nhưng khơng hồn thành nhiệm vụ. Khoảng 08 giờ cùng ngày, H cầm lịch trực của tổ bảo vệ đến phịng Võ Đức T để trình ký nhưng T chưa ký ngay mà nói để kiểm tra. Nghĩ rằng, T gây khó khăn cho mình, H đi lấy một con dao (loại dao mác chặt cây) cầm về và bỏ vào trong cặp. H đi đến phòng làm việc của T. Lúc này, T đang ngồi ở bàn làm việc đọc tài liệu, H đến phía sau lưng bên trái cách T khoảng 60cm. Thấy lịch trực chưa được T ký duyệt, H lấy dao từ trong cặp ra, tay trái cầm cặp, tay phải H cầm dao vung lên chém một nhát từ trên xuống dưới vào phía sau đầu T, T ơm đầu đứng dậy hỏi H “làm gì vậy”, H tiếp tục chém nhát thứ hai vào vùng sau cổ của T, T ôm đầu bỏ chạy ra hành lang và được mọi người đưa đi cấp cứu. Tại bản kết luận giám định pháp y thương tích số 333/TgT ngày 05/4/2019, kết luận thương tích của anh T: Tỉ lệ tổn thương cơ thể do thương tích gây nên hiện tại là 43%, di chứng để lại: đau đầu, chóng mặt, có ảnh hưởng đến não bộ tăng trương lực vỏ não, vận động cổ hạn chế.
Trong quá trình THQCT, kiểm sát điều tra, cả CQĐT và Viện kiểm sát đều nhận định và tiến hành các thủ tục tố tụng để truy cứu TNHS đối với H về hành vi cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 3, Điều 134 BLHS. Tuy nhiên tại giai đoạn xét xử, vụ án bị TAND huyện trả hồ sơ với lý do VKSND huyện đã truy tố bị can H sai tội danh.
Tôi cũng đồng ý với quan điểm của Tịa án, bởi vì, do bực tức với T nên bị H đã chuẩn bị con dao loại dao mác, to và nặng, đứng phía sau, chủ động chém hai nhát từ trên xuống dưới, vào vùng sau đầu và cổ của Võ Đức T, vị trí hiểm yếu của cơ thể con người, nạn nhân bị chém trong tình trạng hồn tồn bị động, bất ngờ khơng thể chống cự được, hành vi của bị cáo thể hiện tính nguy hiểm cao độ, anh T khơng chết là ngồi ý thức chủ quan của bị cáo. Mặc dù hậu quả chết người chưa xảy ra nhưng buộc bị cáo phải nhận thức được hậu quả chết người có thể xảy ra. CQĐT và Viện kiểm sát chỉ căn cứ vào lời khai của bị can khơng có mục đích tước đoạt tính mạng của bị hại và hậu quả chết người chưa xảy ra để truy tố về tội “Cố ý gây thương tích” mà chưa xem xét, đánh giá tồn diện
45
diễn biến, mức độ nguy hiểm hành vi phạm tội của bị can để xác định đây là tội danh “Giết người”.
Hơn nữa, trong một số vụ việc, do nhận thức của Điều tra viên và Kiểm sát viên chưa thống nhất nên nhiều trường hợp có nguy cơ bỏ lọt tội phạm. Điển hình là các vụ việc có nhiều đối tượng tham gia với vai trò giúp sức thuộc trường hợp đồng phạm giản đơn, giúp sức (có thể là là vật chất, tinh thần) như: Dùng xe chở bị cáo đuổi theo để bị can tấn công bị hại, cùng bị can đem theo hung khí đến nơi ở của bị hại để bị cáo tấn công bị hại … hoặc nhiều bị can cùng tấn công bị hại nhưng tách tỉ lệ thương tích để làm căn cứ truy tố dẫn đến khơng đủ tỉ lệ thương tích để truy cứu trách nhiệm hình sự. Điển hình: Vụ Cao Thanh D do có mâu thuẫn với bị hại nên đã rủ nhóm bạn gồm 04 người đi đánh bị hại và tất cả đồng ý cùng mang theo hung khí là các thanh sắt, gỗ... đến nơi ở của bị hại. Khi đến nơi bị can D xông vào dùng cây gỗ đánh nhiều cái vào người bị hại gây thương tích 24%, các đối tượng khác đứng ngồi đe dọa khơng cho người khác vào can ngăn. Ban đầu CQĐT và Viện kiểm sát chỉ khởi tố, điều tra đối với bị can trực tiếp gây thương tích mà khơng xem xét trách nhiệm đối với các đối tượng giúp sức là bỏ lọt người phạm.
Ba là, cịn những sai sót trong áp dụng pháp luật về giám định. Cơng tác giám định pháp y đóng vai trị rất quan trọng trong việc xử lý vụ án xâm phạm sức khỏe con người. Kết luận giám định là chứng cứ (điểm d Điều 87 BLTTHS năm 2015) để xác định có hay khơng có hành vi phạm tội để làm căn cứ khởi tố vụ án, cơ chế hình thành dấu vết, tính chất và mức độ thiệt hại do hành vi phạm tội gây ra và có nhiều ý nghĩa trong đánh giá các vấn đề liên quan đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt …để đảm bảo việc xử lý vụ án được chính xác, khách quan và đúng pháp luật. Trong thực tế áp dụng pháp luật về giám định còn có khó khăn, vướng mắc đó là khi giám định lại thì cơ quan tiến hành tố tụng cịn chưa thống nhất trong việc sử dụng kết quả giám định nào (kết quả giám định lần đầu; kết quả giám định lại lần thứ nhất hay kết quả giám định lại lần thứ hai…) để làm căn cứ truy tố đối với hành vi phạm tội.
46
Việc áp dụng pháp luật về hình thức, đặc biệt là các quy định của BLTTHS và các văn bản nghiệp vụ của ngành KSND còn bộc lộ một số hạn chế sau đây:
Thứ nhất, chưa triệt để áp dụng quy định của BLTTHS và Quy chế 111 trong hoạt động kiểm sát việc khám dấu vết trong một số vụ án Cố ý gây thương tích, cịn tình trạng qua loa, khơng xác định đầy đủ dấu vết, chiều hướng dấu vết, vị trí dấu vết, cơ chế hình thành dấu vết do vật gì tác động nên. Trong một số vụ việc biên bản thu giữ vật chứng lập tương đối sơ sài, không đúng quy định BLTTHS, gây ảnh hưởng đến việc đánh giá giá trị chứng minh tội phạm trong vụ án. Cịn để tình trạng lời khai của người bị hại, các bị can, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mâu thuẫn nhau, chưa chứng minh, làm rõ việc các bị can dùng hung khí hay tay khơng để gây thương tích cho bị hại, chưa xác định tại thời điểm xảy ra vụ án bị hại bị bao nhiêu vết thương …
Thứ hai, trong THQCT, kiểm sát khởi tố, điều tra, truy tố cịn có những cán bộ, Kiểm sát viên được phân công thụ lý KSĐT loại án này, có khi chỉ tiến hành các thủ tục ban đầu như: đề xuất phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, lệnh tạm giam, bắt tạm giam... có làm văn bản yêu cầu điều tra nhưng sau đó rất thụ động và “để mặc” cho Điều tra viên tiến hành điều tra, vì vậy Kiểm sát viên rơi vào tình trạng khơng bám sát, không nắm được tiến độ và khơng kịp thời đơn đốc CQĐT. Cịn tồn tại tình trạng chỉ đến khi vụ án được kết thúc điều tra, chuyển hồ sơ sang VKS đề nghị truy tố thì Kiểm sát viên mới nắm rõ vì vậy khơng đủ thời gian để xử lý những sai sót, những mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án dẫn tới phải ra quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Thứ ba, còn tồn tại hạn chế khi THQCT và kiểm sát việc khơng khởi tố vụ án hình sự của CQĐT đối với các vụ việc xảy ra có dấu hiệu tội nhưng chưa xác định được người phạm tội. Thông thường đây là các trường hợp CQĐT đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết để tiến hành điều tra, nhưng hết thời hạn điều tra theo quy định của pháp luật, vẫn không xác định được đối tượng phạm tội do đối tượng được thuê gây thương tích, hoặc xảy ra do có xích mích, mâu thuẫn đột xuất, sau khi thực hiện tội phạm xong thì bỏ trốn ngay. Thực trạng trên làm xuất hiện tâm lý ngại khởi tố trong CQĐT và có dấu hiệu “lạm dụng” quy định “...Trong trường hợp chưa xác định được bị can, hoặc khơng biết rõ bị can ở đâu thì
47
tạm đình chỉ điều tra khi hết thời hạn điều tra..”. 12 và “Đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm”13 bởi lo sợ ảnh hưởng đến thành tích chung của đơn vị. Điều này thể hiện tinh thần chưa thực sự kiên quyết trong đấu tranh chống tội phạm, thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa CQĐT và tồn tại tình trạng nể nang né tránh trách nhiệm của CQĐT và VKS dẫn đến bỏ lọt tội phạm.
Thứ tư, chưa thực sự kiên quyết trong việc để nhiều quyết định khởi tố bị can không ghi đầy đủ nội dung hành vi phạm tội, điều khoản tội phạm, thời gian địa điểm phạm tội... điều này sẽ gây khó khăn cho việc tự bào chữa của bị can, cũng làm cho bản thân Kiểm sát viên khó phát hiện được việc khởi tố oan, sai. Việc ghi chép không đầy đủ xuất phát từ một số mẫu văn bản quyết định không đầy đủ, cụ thể ô trống dành để ghi hành vi phạm tội quá ngắn tuy nhiên cũng có nguyên nhân xuất phát từ việc thiếu thận trọng của Điều tra viên và việc nể nang trái nguyên tắc của Kiểm sát viên.
Thứ năm, cịn thiếu sót khi phối hợp với CQĐT trong công tác khám nghiệm hiện trường. Mặc dù trong những năm vừa qua, công tác THQCT và kiểm sát khám nghiệm hiện trường các vụ án xâm phạm sức khỏe ở Hoằng Hóa có nhiều chuyển biến, nhiều vụ việc do công tác khám nghiệm hiện trường được tiến hành kịp thời hổ sơ khám nghiệm hiện trường làm chặt chẽ, đầy đủ nên đã giúp cho việc phát hiện, thu lượm bảo quản tốt các dấu vết, vật chứng tại hiện trường. Nhiều vụ án do làm tốt công tác khám nghiệm hiện trường, thu thập kiph thời đầy đủ dấu vết, vật chứng mang đi giám định nên CQĐT có cơ sở nhanh chóng kết luận được nguyên nhân gây thương tích để giải quyết triệt để. Muốn thực hiện tốt hoạt động THQCT, kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường đòi hỏi Kiểm sát viên phải áp dụng pháp luật chính xác, nắm vững các căn cứ pháp luật và thường xuyên trau dồi kĩ năng nghiệp vụ. Tuy nhiên còn một số vụ việc công tác THQCT, kiểm sát khám nghiệm hiện trường chưa được quan tâm đúng mức, chưa kịp thời đề ra yêu cầu điều tra tại hiện trường dẫn đến có nguy cơ bỏ sót, khơng phát hiện, thu thập được các dấu