Giải pháp đối với Viện kiếm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố đối với vụ án xâm phạm sức khỏe của con người từ thực tiễn huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 75)

19 Trần Đình Hải (2021), “Căn cứ xác định hành vi thỏa mãn tinh thần bị kích động mạnh”, Khoa học Kiểm sát (01), Hà Nội, tr

3.2. Giải pháp đối với Viện kiếm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa và huyện Hoằng Hóa

Hoằng Hóa

Qua thực tiễn cơng tác THQCT đối với các tội xâm phạm sức khỏe con người với những điều kiện đặc thù của địa phương và đơn vị, trong thời gian tới VKSND và bản thân các cán bộ, Kiểm sát viên của VKSND tại Thanh Hóa nói chung và huyện Hoằng Hóa nói riêng cần làm tốt các nhiệm vụ sau đây:

* Đối với Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa cần làm tốt hơn nữa công tác tổ chức cán bộ trong đó có vấn đề chọn lọc, đào tạo, bồi dưỡng và đề bạt cán bộ liên quan trực tiếp đến VKSND huyện Hoằng Hóa. Trong cơng tác cán bộ cần có sự đánh giá và sử dụng cán bộ một cách khoa học và hợp lý; cần phải bố trí các cán bộ có kiến thức, có chun mơn vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt làm cơng tác hình sự; phải làm tốt và nghiêm túc cơng tác phân loại cán bộ, Kiểm sát viên, trên cơ sở đó có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ. Trong việc bổ nhiệm Kiểm sát viên phải đặt tiêu chí năng lực nghiệp vụ lên hàng đầu, cần phải có kế hoạch đào tạo lâu dài, đào tạo có chiều sâu và chú trọng chất lượng, khơng nên nóng vội, chỉ chạy theo hình thức và số lượng. Cần yêu cầu công tác đánh giá cán bộ ở mỗi đơn vị cấp huyện hàng năm phải nghiêm túc, công bằng, dựa trên cơ sở chất lượng cơng việc. Định kỳ nên có các cuộc thi sát hạch để đánh giá chất lượng các cán bộ, Kiểm sát viên trong toàn tỉnh.

70

Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa cần có chính sách khuyến khích tài năng như tạo điều kiện cho những cán bộ, Kiểm sát viên có ý thức học tập nâng cao trình độ để tạo một lực lượng cán bộ khoa học có lý luận, có năng lực phục vụ cho ngành; gắn kết quả học tập, giá trị văn bằng chứng chỉ với chế độ đãi ngộ đối với các cán bộ, Kiểm sát viên; cần có chính sách thưởng phạt nghiêm minh trên cơ sở kết quả cơng tác chun mơn nhằm khích lệ, phát huy các nhân tố tích cực. Ngồi ra, cần chú ý và có chính sách giải quyết đãi ngộ và chế độ phụ cấp thỏa đáng cho các cán bộ, Kiểm sát viên trong ngành, tạo điều kiện để họ yên tâm công tác và chuyên tâm, đầu tư cho công tác chun mơn.

Bên cạnh đó VKSND tỉnh Thanh Hóa cần phối hợp với các cơ quan đào tạo trong và ngoài ngành nghiên cứu tiến hành đổi mới phương thức đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao năng lực của cán bộ, KSV làm cơng tác THQCT. Trong đó cần chú trọng đổi mới phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng phải xuất phát từ đốì tượng đào tạo, bồi dường, chương trình đào tạo, bồi dưỡng tập trung hướng tới các kỹ năng nghề nghiệp; cập nhật các kiến thức mới về pháp luật, tăng cường tổ chức thảo luận, thực hành diễn án tình huống, về các vấn đề liên quan đến nội dung thực hành quyền công tố trong hoạt động điều tra nhằm chia sẻ kinh nghiệm giải quyết án...

Ngoài ra, cần tăng cường tổ chức tập huấn chuyên sâu về công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra về các tội xâm phạm sức khỏe con người theo hướng tổng kết thực tiễn, giải quyết những khó khản, vướng mắc, bất cập nảy sinh từ thực tiễn; đồng thời, phổ biến, nhân rộng kinh nghiệm trong toàn tỉnh. Thường xuyên yêu cầu các đpưn vị VKSND tỉnh và các huyện tại Thanh Hóa quan tâm đẩy mạnh việc nghiên cứu, tổng hợp những biện pháp giải quyết khó khăn vướng mắc trong thực tế chỉ đạo địa phương; xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn kinh nghiệm về kỹ năng và phương pháp thực hành quyền công tố đối loại án phổ biến này.

71

Thứ nhất, Kiểm sát viên khi THQCT, kiểm sát điều tra vụ án xâm phạm sức khỏe con người cần phải nắm vững các quy định của BLHS, BLTTHS, Thông tư số 04/2018/TTLT về những quy định phối hợp trong hoạt động tố tụng hình sự, thơng tư số 01/TTLT/2017 của Liên ngành tư pháp Trung ương và Quy chế số 111/QC-VKSTC. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ phải tuân thủ đúng các quy định, không để xảy ra vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng. Đặc biệt là các thủ tục như: Đảm bảo sự tham gia của luật sư bào chữa cho bị cáo, người bảo vệ quyền lợi bị hại. Việc giao các quyết định tố tụng, thông báo kết luận giám định cho bị cáo, bị hạị. Thực hiện việc ghi âm, ghi hình khi hỏi cung bị can; Việc giải thích cho bị can quyền được sao chép tài liệu…phải được thực hiện đúng quy định của BLTTHS.

Thứ hai, Trong hoạt động nghiệp vụ cần chú ý những thực hiện tốt những vấn đề trọng tâm sau: (1) kiểm sát chặt chẽ việc khởi tố vụ án, khởi tố bị can; kiên quyết nhưng thận trọng, không chấp nhận việc khởi tố vụ án hoặc khơng khởi tố vụ án khơng có căn cứ và trái pháp luật; yêu cầu khởi tố bị can khi đã đủ căn cứ phạm tội nhưng kiên quyết từ chối phê chuẩn các quyết định khởi tố bị can khơng có căn cứ pháp luật. (2) kiểm sát chặt chẽ việc áp dụng, thay đổi biện pháp ngăn chặn, nhất là các biện pháp tạm thời hạn chế quyền tự do, dân chủ công dân của người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam và các biện pháp cưỡng chế. (3) bám sát các hoạt động điều tra, kịp thời đề ra yêu cầu điều tra, nhất là khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét và hỏi cung bị can. (4) trước khi kết thúc điều tra phải nghiên cứu kỹ hồ sơ vụ án, chủ động phối hợp chặt chẽ với Điều tra viên rà soát, đánh giá chứng cứ và các thủ tục, biện pháp tố tụng đã áp dụng. (5) quản lý chặt chẽ việc thụ lý, giải quyết các vụ án, không để án tồn đọng, kéo dài hoặc khơng có quyết định xử lý. Đối với những vụ án nghiêm trọng, phức tạp được dư luận trong huyện quan tâm, Viện kiểm sát phải phối hợp với CQĐT chủ động sơ kết, đánh giá toàn diện kết quả điều tra vụ án, chỉ đạo điều tra giải quyết những vấn đề còn mâu thuẫn, tồn tại và quyết định việc kết thúc điều tra, hướng xử lý vụ án theo quy định của pháp luật.

Thứ ba, trường hợp THQCT đối với các vụ việc có dấu hiệu dễ gây nhầm lẫn tội danh, Kiểm sát viên cần nhận diện đúng loại tội phạm này ngay từ khi được phân loại thụ

72

lý tin báo, tố giác về tội phạm. Cần nắm bắt tình hình về hiện trường, nắm bắt thơng tin về tình trạng thương tích của nạn nhân, xác định vị trí các thương tích đó ở vùng nào của nạn nhân; được tác động bởi loại hung khí nào... , yêu cầu CQĐT khám nghiệm hiện trưởng thận trọng, tỉ mỉ, khách quan, tiến hành giám định ngay nếu có các dấu vết, đồ vật, cơng cụ phương tiện phạm tội. Bên cạnh đó cần tích cực nghiên cứu cơ chế hình thành thương tích và vật tác động, trường hợp có đơng đối tượng tham gia gây án, các dấu vết thương tích có đặc điểm khác nhau, cần u cầu Cơ quan giám định tách tỷ lệ thương tật của từng vết thương để làm căn cứ cá thể hóa tính chất, mức độ của các đối tượng sau này...; trưng cầu giám định dấu vết sinh học, xác định dấu vết liên quan đến tội phạm.

Mặt khác, cần chủ động phối hợp với CQĐT và Bệnh viện Hoằng Hóa để sớm xây dựng quy định phối hợp trong cơng tác. Trong đó Bệnh viện có trách nhiệm theo dõi diễn biến tình hình sức khỏe của nạn nhân. Kiểm sát viên phải nắm bắt thông tin này qua việc đôn đốc Điều tra viên để kịp thời đề xuất hướng điều tra tiếp theo, giám sát chặt chẽ, tránh trường hợp các đối tượng từ chối giám định, gây khó khăn, xung đột quan điểm khi đánh giá hậu quả của vụ án. Bản thân mỗi Kiểm sát viên phải tăng cường học tập để có thể đề ra được yêu cầu giám định một cách có căn cứ, phù hợp, giúp cho việc làm sáng tỏ các tình tiết quan trọng liên quan đến vụ án.

Thứ tư, cần tích cực tham gia góp ý xây dựng pháp luật; tổng hợp những vướng mắc, kiến nghị liên quan đến giải quyết các vụ án xâm phạm sức khỏe với cơ quan thẩm quyền hướng dẫn thi hành luật. Rà sốt, tổng hợp những khó khăn, vướng mắc để sửa đổi, bổ sung, hồn thiện hệ thống quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ bảo đảm cơ chế thực hiện thông suốt trong các lĩnh vực công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ngành.

Thứ năm, Viện kiểm sát nhân dân huyện Hoằng Hóa cần tiếp tục tăng cường công tác tự đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, yêu cầu Kiểm sát viên giỏi, vững về nghiệp vụ, thâm niên công tác thường xuyên hướng dẫn nghiệp vụ đối với các cán bộ, Kiểm sát viên còn lại. Coi đây là khâu đột phá để thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của cơ quan. Bên cạnh việc tự đào tạo tại đơn vị thì cần tạo điều kiện cho cán bộ nâng cao trình độ, kỹ năng nghiệp vụ, lý luận chính trị, nhất là những cán bộ thuộc diện quy hoạch, đã có nhiều

73

đóng góp cho đơn vị, khuyến khích tham gia các lớp đào tạo sau đại học. VKSND huyện Hoằng Hóa cần gắn nội dung kiểm điểm, bình xét, phân loại đảng viên hàng năm với nhận xét đánh giá kết quả hồn thành nhiệm vụ chun mơn trong giải quyết các vụ án, đặc biệt là loại án phổ biến này tại địa phương. Thường xuyên tổ chức sinh hoạt chuyên mơn, khuyến khích và có cơ chế đảm bảo các cán bộ, KSV của VKSND huyện đầu tư nghiên cứu nghiệp vụ theo định kỳ hoặc theo những chuyên đề cụ thể, góp phần nâng cao nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ, tích cực tổ chức rút kinh nghiệm hoạt động thực tiễn trong cơ quan và đảm bảo và có cơ chế khen thưởng, kỷ luật trong hoạt động giải quyết loại án này.

Thứ sáu, Việc nhận xét, đánh giá công chức phải thật sự nghiêm túc, khách quan (tránh hình thức) trong việc đánh giá phân loại công chức, đảm bảo chặt chẽ đúng với trình độ năng lực, dựa trên hiệu quả cơng việc, đảm bảo tính cơng bằng, tránh cào bằng. Ngồi ra, VKSND tỉnh Thanh Hóa cần bố trí nguồn kinh phí hợp lý, tạo điều kiện tối đa về phương tiện, trang thiết bị kỹ thuật cho Kiểm sát viên trực tiếp giải quyết án hình sự nói chung và tại Hoằng Hóa nói riêng khi thực hiện nhiệm vụ.

TIỂU KẾT CHƯƠNG III

Viện kiểm sát nhân dân với chức năng THQCT nhằm đảm bảo truy tố đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không bỏ lọt tội phạm, người phạm tội, không làm oan người vô tội. Trên địa bàn huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa trong những năm qua, nhờ thực hiện tốt công tác áp dụng pháp luật trong THQCT nói trên đã tạo cơ sở cho hoạt xử lý tội phạm xâm phạm sức khỏe con người đạt được hiệu quả cao nhất.

Song thực tiễn cho thấy cả trong nhận thức và thực thi việc áp dụng pháp luật trong giải quyết các vụ án này đã bộc lộ một số mặt tồn tại, hạn chế gây ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm nói chung. Để khắc phục những tồn tại, hạn chế đó cần có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng trên thực tế trong hoạt động chức năng của ngành KSND nói chung và ở Hoằng Hóa nói riêng.

74

Trên cơ sở đó, nội dung chương đã đề cập đế các giải pháp nhằm đảm bảo chất lượng áp dụng pháp luật trong THQCT các vụ án xâm phạm sức khỏe xảy ra trên địa bản huyện trên cơ sở khắc phục và tiến tới loại trừ các nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đã phân tích trước đó. Các giải pháp này vừa có ý nghĩa tạo khuôn khổ cho hoạt động của VKSND huyện Hoằng Hóa, vừa góp phần vào các nhiệm vụ chính trị tại địa phương và của toàn ngành KSND.

75

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) áp dụng pháp luật về thực hành quyền công tố đối với vụ án xâm phạm sức khỏe của con người từ thực tiễn huyện hoằng hóa, tỉnh thanh hóa (Trang 69 - 75)