7. Cơ cấu của luận văn
1.3. Những yêu cầu đòi hỏi của cải cách tư pháp đối với việc xây dựng đội ngũ Thẩm
xây dựng đội ngũ Thẩm phán phải luôn bám sát mục tiêu cải cách tư pháp.
1.3. Những yêu cầu đòi hỏi của cải cách tư pháp đối với việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở Việt Nam dựng đội ngũ Thẩm phán ở Việt Nam
1.3.1 Số lượng
Từ các đặc trưng cơ bản của đội ngũ cán bộ, công chức Việt Nam trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân. Căn cứ vào chủ trương, quan điểm của Đảng, Hiến pháp năm 2013 thì việc xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức Tòa án nhân dân trong sạch, vững mạnh phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản như sau: Yêu cầu về kiện toàn tổ chức, bảo đảm về số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Tòa án; Yêu cầu về chất lượng cán bộ, công chức; Yêu cầu đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý...
Yêu cầu về số lượng không có nghĩa là bố trí đủ biên chế theo chỉ tiêu được phân bổ, mà phải bảo đảm xác định đúng, đủ số biên chế để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị, Tòa án; đồng thời phải bảo đảm việc bố trí, phân công một cách phù hợp giữa cán bộ, công chức và nhiệm vụ được giao. Mặt khác, yêu cầu về số lượng còn có nghĩa phải bảo đảm về cơ cấu cán bộ, công chức (các chức danh công chức, nhất là các chức danh tư pháp), về giới tính, độ tuổi nhằm bảo đảm về công tác đào tạo nghiệp vụ qua thực tiễn, sự kế thừa liên tiếp giữa các thế hệ cán bộ, công chức.
Để bảo đảm tốt yêu cầu này, cần thực hiện tốt Kế hoạch đẩy mạnh cải cách chế độ công vụ, công chức Tòa án nhân dân, trong đó chú trọng việc rà soát lại đội ngũ cán bộ, công chức để có phương án bố trí, sắp xếp phù hợp; xác định vị trí việc làm và cơ cấu ngạch công chức gắn với xây dựng Bộ tiêu chuẩn các chức danh công chức của Tòa án nhân dân, làm cơ sở cho việc xác định biên chế, số lượng cán bộ, công chức và Thẩm phán phù hợp với từng Tòa án.
1.3.2 Về chất lượng
Thứ nhất, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Thẩm phán là một chức danh
tư pháp trong hệ thống chức danh tư pháp của TAND đồng thời cũng là cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước nên có tiêu chuẩn chung như cán bộ, công chức và tiêu chuẩn cụ thể. Tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn chung đối với từng vị trí việc làm cụ thể cần được xây dựng khoa học. Các chức danh cần đảm bảo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhất định và yêu cầu riêng đối với tính đặc thù khi thực hiện chức năng, nhiệm vụ đó. Trong đó tiêu chuẩn về trình độ là thước đo giá trị của mỗi cán bộ công chức thực thi nhiệm vụ được giao. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế đòi hỏi trình độ của cán bộ tư pháp ngày càng được TANDTC quan tâm.
quan trọng, cơ bản nhất đối với đội ngũ Can bộ, công chức Toà án nhân dân. Đó là sự trung thành và bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu và con đường xã hội chủ nghĩa mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn; chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nhiệt tình cách mạng, gương mẫu, tận tuỵ, có tinh thần và ý thức trách nhiệm cao với công việc, hết lòng, hết sức vì sự nghiệp của nhân dân, tận tâm, tận trí phục vụ nhân dân.
Thứ ba, về năng lực: Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VIII) coi năng lực
đội ngũ cán bộ, công chức là yếu tố quyết định chất lượng của bộ máy nhà nước. Yêu cầu đặt ra đối với đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đối với Thẩm phán nói riêng là phải hiểu nguyên tắc và chế độ quản lý hành chính, tinh thông nghiệp vụ, hiểu biết chuyên môn. Có tinh thần đổi mới chưa đủ mà phải có kiến thức và năng lực xét xử; có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn.
Thứ tư, về phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, uy tín xã hội
Bác Hồ luôn nhấn mạnh đạo đức cách mạng của người cán bộ. Người nói: “Bất kỳ ở địa vị nào, làm công tác gì, chúng ta đều là đầy tớ của nhân dân. Cơm chúng ta ăn, áo chúng ta mặc, vật liệu chúng ta dùng đều do mồ hôi, nước mắt của nhân dân mà ra. Vì vậy, chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Trước hết là Cần, tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ công tác gì. Kiệm tức là không lãng phí thời gian của mình và của nhân dân. Liêm tức là không tham ô và luôn luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của nhân dân. Chính tức là việc phải làm dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh. Bốn điều đó đi liền với nhau” [18, tr.505,506].
Đạo đức cách mạng không phải bẩm sinh mà có, không phải do ngẫu nhiên mà có. “Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống mà nó do đấu tranh rèn luyện bền bỉ hàng ngày mà có. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng cành luyện càng trong”.
Đối với người Thẩm phán cần có một số phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp như sau:
của bản thân và phải có trách nhiệm giữ gìn niềm tin của người dân vào cơ quan xét xử. Sự liiêm chính của người Thẩm phán thể hiện qua những hành vi cụ thể để trục lợi như: không có hành vi nhũng nhiễu, tham ô, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong hoạt động tư pháp...
Hai là, sự độc lập. Thẩm phán phải độc lập trong hoạt động công vụ của mình, phù hợp với nguyên tắc “Khi xét xử Thẩm phán, HTND độc lập” trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì hoạt động tư pháp phải được thực hiện theo quy định của pháp luật, không chịu áp lực bởi bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào. Sự độc lập trong đạo đức tư pháp không chỉ gắn với các chức danh tư pháp mà còn là sự độc lập của cơ quan thực hiện các hoạt động tư pháp. Sự độc lập còn được bảo hộ bởi sự tôn trọng của các chủ thể khác trong xã hội đối với Thẩm phán và các cơ quan thực hiện quyền tư pháp.
Ba là, sự khách quan. Các bản án, quyết định đều phải dựa trên các quy định của pháp luật. Thẩm phán phải thực sự khách quan, công tâm khi thực thi nhiệm vụ xét xử. Khi thực hiện nhiệm vụ, Thẩm phán phải tuyệt đối tuân theo các quy định của pháp luật, không thiên vị, không đánh giá sự vật, hiện tượng bằng nhận thức chủ quan.
Bốn là, giao tiếp ứng xử. Thẩm phán phải có kỹ năng giao tiếp ứng cử phù hợp trong khi thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình. Trong giao tiếp ứng xử khi thực hiện nhiệm vụ phải hòa nhã, phát ngôn chuẩn mực vì người Thẩm phán đại diện cho cơ quan Tòa án, đại diện cho công lý, đại diện cho sự công bằng tạo ra sự bình đẳng, dân chủ kể cả với tội phạm
Bên cạnh hoạt động giao tiếp, Thẩm phán còn có trách nhiệm xây dựng, duy trì và phát triển kiến thức, kỹ năng và các phẩm chất cần thiết để đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Do vậy, Thẩm phán phải thường xuyên học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, thường xuyên trau dồi, rèn luyện về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân được Nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước. Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân có trách nhiệm xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật đối với những vụ việc thuộc thẩm quyền của hệ thống
Toà án.
Uy tín xã hội. Uy tín cá nhân có được từ sự rèn luyện bền bỉ của người cán bộ. Muốn có uy tín, người cán bộ phải giành lấy nó bằng chính tài năng, đạo đức, nghị lực, bằng ảnh hưởng tư tưởng và hành động thực tế của mình chớ không chỉ dựa vào danh hiệu và chức vụ. Thực tiễn công tác, hoạt động của cán bộ cho thấy nhiều cán bộ được nhân dân đánh giá là có uy tín cả về năng lực và phẩm chất. Nhưng trước cám dỗ của tiền tài, vật chất, trước tác động của cơ chế thị trường, chỉ cần xao nhãng việc trui rèn đạo đức phẩm chất, họ đã sa ngã. Từ một cán bộ có uy tín chuyển hóa thành một cán bộ mất uy tín. Tiếc rằng, trong tình hình hiện nay, số cán bộ, công chức trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức đoàn thể đạt được những tố chất ấy chưa nhiều. Một số cán bộ không chịu tu dưỡng, rèn luyện, bằng lòng với công việc hiện tại nên chưa tạo được uy tín cá nhân trong thực thi công vụ. Đáng nói hơn chính những cán bộ này thường coi nhẹ mối quan hệ với nhân dân, quan liêu, sách nhiễu nhân dân, gây mất niềm tin trong quần chúng
Thẩm phán cũng như các cán bộ công chức khác để giữ trọn vẹn được chữ “tín” với nhân dân dân, đại diện cho cán cân công lý,hoàn thành nhiệm vụ,cần phải phải trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tự giáo dục, tự rèn luyện, tu dưỡng
Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp, uy tín xã hội là ba yếu tố không thể thiếu đối với người Thẩm phán, hỗ trợ và bổ sung cho nhau giúp cho người Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ “quyền tư pháp”, ban hành những phán quyết đúng quy định đem lại công bằng, lẽ phải, bình yên cho người dân và toàn xã hội, xứng đáng với 8 chữ vàng mà Bác Hồ viết tặng: “Cần, kiệm, liêm, chính; chí công vô tư”. Ngược lại nếu thiếu một trong ba yếu tố thì người thẩm phán sẽ sa vào cám dỗ vật chất tầm thường dẫn đến suy thoái đạo đức, ảnh hưởng đến uy tín các cán bộ tư pháp cũng như cơ quan tư pháp.
Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp là một trong những đảm bảo để xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp trong sạch, vững mạnh đồng, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp mà Nghị quyết 08- NQ/TW đề ra đối với các cơ quan tư pháp thực hiện trong thời gian tới: “Nâng cao tiêu chuẩn
về chính trị, đạo đức và nghề nghiệp chuyên môn của các cán bộ tư pháp”.