7. Cơ cấu của luận văn
1.4. Phương thức đào tạo, tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán
Để có một đội ngũ cán bộ, công chức giàu bản lĩnh, đủ năng lực trí tuệ, Ban cán sự đảng, lãnh đạo các Toà án nhân dân cần đặc biệt quan tâm đến công tác cán bộ, trong đó có công tác đào tạo, tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán hết sức quan trọng. Công tác đào tạo, tuyển chọn, bổ nhiệm thẩm phán phải bám sát nguyên tắc Đảng lãnh đạo, thống nhất công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Cùng với việc thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình, thủ tục và thẩm quyền trong bổ nhiệm cán bộ, công chức.
Chế độ bổ nhiệm Thẩm phán của Việt Nam hiện nay theo phương thức Hội đồng tuyển chọn quy định cụ thể tại Luật tổ chức TAND năm 2014 và các văn bản có liên quan như sau:
* Về thẩm quyền bổ nhiệm Thẩm phán, Hiến pháp 2013 quy định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm phán khác thuộc thẩm quyền của Chủ tịch nước; đối với việc bổ nhiệm, miễn nhiệm hoặc cách chức Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có sự phê chuẩn của Quốc hội. Ý nghĩa lý luận của quy định này nhằm đề cao địa vị pháp lý của Thẩm phán, đặc biệt là địa vị pháp lý của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Bởi vì, chính đội ngũ Thẩm phán là những người trực tiếp giải quyết, xét xử các loại vụ án, thực hiện quyền tư pháp. Chất lượng giải quyết, xét xử, thực hiện quyền tư pháp của các Thẩm phán là biểu hiện của nền công lý của quốc gia. Do đó, họ được xã hội thừa nhận có địa vị pháp lý cao và được tôn trọng là phù hợp với tiến bộ xã hội và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. Ý nghĩa thực tiễn của quy định này là nhằm xác định Thẩm phán là Thẩm phán của quốc gia, không phụ thuộc vào địa phương nào, đó là đảm bảo hoạt động của Thẩm phán là nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tiêu chuẩn Thẩm phán: Tiêu chuẩn Thẩm phán gồm các tiêu chuẩn về chính trị, đạo đức, nghiệp vụ, thời gian làm việc, tiêu chuẩn về vốn sống xã hội, tác phong quần chúng trong công tác thực tiễn, tiêu chuẩn này là thể hiện uy tín
xã hội của Thẩm phán. Với quy định về tiêu chuẩn như vậy và qua kỳ thi tuyển chọn quốc gia, nguồn tuyển chọn Thẩm phán sẽ được mở rộng hơn so với trước đây.
Tiêu chuẩn quy định tại Điều 67, Luật tổ chức TAND năm 2014: Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực; Có trình độ cử nhân luật trở lên; Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử;. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật; Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
* Quy trình đề nghị bổ nhiệm TPTANDTC,TPCC,TPTC,TPSC: Thực hiện tại Quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán (ban hành kèm theo Quyết định số 866/QĐ- TANDTC ngày 13/7/2016 của Chánh án TANDTC):
Cùng với việc cải cách mô hình tổ chức Toà án, thì vấn đề cải cách cơ chế bổ nhiệm thẩm phán phải được ưu tiên đặt lên hàng đầu vì thẩm phán là “linh hồn” của Toà án. Việc chuẩn bị nhân sự cho việc bổ nhiệm thẩm phán cần theo nguyên tắc của Lê-nin “thà ít mà tốt” chứ không thể vì yêu cầu số lượng mà phải “…vơ vét, tận dụng những lực lượng đã có để bổ nhiệm cho đủ” như trả lời chất vấn của nguyên Chánh án Toà án nhân dân tối Nguyễn Văn Hiện tại kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa XI ngày 27/11/2006.
Về quy trình tuyển chọn Thẩm phán, xuất phát từ ý nghĩa Thẩm phán là của quốc gia, không phụ thuộc vào địa phương, do đó việc thi tuyển, tuyển chọn phải do Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán quốc gia (gồm 11 thành viên: Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án quân sự trung ương, các Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, 01 đại diện lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Văn phòng Chủ tịch nước, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Ban chấp hành Trung ương Hội luật gia Việt Nam) thay thế các Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán tại 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Về nhiệm kỳ của Thẩm phán:
Thẩm phán là chức danh nghiệp vụ, không phải là chức vụ lãnh đạo quản lý, nên việc gắn nhiệm kỳ cho chức danh Thẩm phán phát sinh rất nhiều bất cập trong thực tiễn hoạt động của Thẩm phán.Nhằm tạo cơ sở pháp lý để Thẩm phán thực hiện tốt nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, khắc phục những hạn chế, bất cập về nhiệm kỳ của Thẩm phán. Luật Tổ chức TAND, 2018 quy định: “Nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm” [21, Điều 74] (trừ trường hợp bị cách chức, bãi nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán). Quy định theo hướng kéo dài hơn nhiệm kỳ của Thẩm phán sẽ tạo điều kiện cho Thẩm phán yên tâm làm nhiệm vụ, thực hiện tốt nguyên tắc độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong xét xử, bảo đảm cho các phán quyết mà Thẩm phán đưa ra khách quan, đúng pháp luật. Bên cạnh đó, quy định kéo dài nhiệm kỳ của Thẩm phán nhiều thuận lợi hơn so với nhiệm kỳ của Thẩm phán là 5 năm như quy định nhiều năm trước đây, gây tốn kém thời gian, vật chất cho công tác tái bổ nhiệm,tạo tâm lý không yên tâm làm việc của Thẩm phán; hạn chế tâm lý e ngại trước tác động của những cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, tuyển chọn, đề nghị bổ nhiệm, bổ nhiệm lại TP.