Tổ chức và hoạt động của TAND tỉnh Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tại tình thanh hóa (Trang 42 - 45)

7. Cơ cấu của luận văn

2.1. Tổ chức và hoạt động của TAND tỉnh Thanh Hóa

2.1.1 Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thanh Hóa quá trình thành lập và phát triển

Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, đã mở ra một kỷ nguyên mới đối với đất nước ta, kỷ nguyên độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, cách mạng tháng 8 thành công xoá bỏ chính quyền thực dân phong kiến, lập ra Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà (nay là Nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam) là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Từ những ngày đầu thành lập nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân ta đứng trước bao khó khăn như giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Để xây dựng và củng cố bộ máy Nhà nước, ban hành pháp luật bảo vệ thành quả cách mạng, ngày 13/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh số 33C ngày 13/9/1945 về việc lập các Toà án quân sự và quy định quyền hạn xét xử của các Tòa án đó. Như vậy, trên toàn lãnh thổ Việt Nam, ở cả ba miền: Bắc bộ, Trung Bộ, Nam bộ đều thiết lập các Toà án quân sự với nhiệm vụ “xét xử tất cả những người nào phạm vào một việc gì có phương hại đến nền độc lập của Nước Việt Nam dân chủ cộng hoà”. Việc ra đời các Toà án này đã góp phần trấn áp bọn phản cách mạng cấu kết với thực dân Pháp nhằm xâm lược nước ta. Đó là mốc son đánh dấu sự ra đời của hệ thống Toà án Việt Nam. Từ đó đến nay, hệ thống Toà án nhân dân luôn được củng cố và kiện toàn, cải cách tổ chức bộ máy từ Trung ương đến địa phương theo từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

Từ đó TAND tỉnh Thanh Hoá được thành lập, xây dựng và trưởng thành. Mỗi bước đi lên và trưởng thành của Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thanh Hóa đều gắn liền với sự lãnh đạo, quan tâm sâu sát của Tòa án nhân dân tối cao, của các cấp uỷ Đảng và chính quyền, sự phối kết hợp chặt chẽ và sự giúp đỡ chí tình của các ban ngành đoàn thể, các cơ quan hữu quan và sự ủng hộ nhiệt tình của nhân

dân các dân tộc trong tỉnh. Dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng, TAND tối cao và Lãnh đạo địa phương, Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã phát triển không ngừng, vượt qua muôn vàn khó khăn, thử thách hoàn thành nhiệm vụ được giao trong các giai đoạn cách mạng và bảo vệ Tổ quốc. Từ chỗ đội ngũ cán bộ trong ở hai cấp Tòa án địa phương rất ít, chưa được đào tạo, trình độ còn hạn chế, chỉ được giao xét xử một số loại vụ việc; cho đến nay đội ngũ cán bộ công chức không ngừng lớn mạnh về số lượng và chất lượng, Cán bộ công chức được đào tạo cơ bản cả về chuyên môn nghiệp vụ, lý luận và kinh nghiệm thực tiễn xét xử các loại án Hình sự, Dân sự, Hôn nhân gia đình, các tranh chấp Kinh doanh thương mại, Lao động, Hành chính.... nhằm đáp ứng kịp thời nhiệm vụ trong thời kỳ đổi mới toàn diện của đất nước.

Thanh Hóa là một trong những tỉnh lớn của cả nước, nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 1.560km, phía Bắc giáp 03 tỉnh Sơn La, Hòa Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (Lào), phía Đông là Vịnh Băc Bộ. Dân số trên 3,5 triệu người. Có 07 dân tộc: Kinh, Mường, Dao, Thái, Hmông, Thổ, Hoa. Toàn tỉnh có 27 huyện, thị xã, thành phố; Có 634 phường, xã, thị trấn. Số vụ việc hàng năm giải quyết ở Tòa án địa phương nhiều, phức tạp và ngày càng gia tăng.

Về cơ cấu tổ chức bộ máy: Luật tổ chức TAND năm 2014 quy định,

TAND hai cấp tỉnh Thanh Hóa có:

- TAND tỉnh gồm:

+ Ủy ban Thẩm phán ( 07 Thẩm phán trung cấp);

+ 04 Toà chuyên trách: Toà Hình sự, Toà Dân sự, Toà Hành chính, Toà Hôn nhân gia đình và người chưa thành niên;

+ 03 phòng: Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và Thi hành án, Văn phòng và Phòng Tổ chức- cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng.

- 27 TAND cấp huyện, thị xã, thành phố. Trong đó có 11 TAND huyện miền núi, 02 TAND thành phố và 02 TAND thị xã.

Về biên chế: Biên chế phân bổ: gồm 346 cán bộ,công chức và 78 Hợp đồng lao động trong biên chế.

- Cấp tỉnh: 59 biên chế và gồm 13 TPTC, 20 thư ký, 16 TTV và tương đương, còn lại công chức khác.

- Cấp huyện: 287 biên chế gồm 118 TP (Trong đó: 39 TPTC và 79 TPSC), 145 thư ký, còn lại công chức khác.

2.1.2 Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thanh Hóa thực hiện chiến lược cải cách tư pháp theo tinh thần của Đảng và Nhà nước

Thứ nhất, Công tác lãnh đạo, chỉ đạo. Việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về CCTP và lãnh chỉ đạo công tác kiểm tra của Đảng, giám sát của HĐND các cấp đối với hoạt động tư pháp: Ban Thường vụ tỉnh ủy đã ban hành hàng chục văn bản gồm: các Quyết định, Quy chế, Chương trình, Công văn…để triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng về CCTP.

Ban Chỉ đạo CCTP tỉnh ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ đạo, công tác CCTP tại địa phương, tổ chức các Hội nghị quán triệt NQ số 08- NQ/TW, NQ số 49-NQ/TW, chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 07/7/2007 của BCT (khóa X) về sự lãnh đaọ của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án, công tác bảo vệ Đảng. Chỉ đạo triển khai thực hiện kết luận số 92-KL/TW ngày 12/3/2018 về tiếp tục thực hiện NQ số 49-NQ/TW…

Hội đồng nhân dân hai cấp nâng cao hiệu quả công tác giám sát việc thực thi pháp luật; thẩm định các báo cáo hoạt động của các cơ quan tư pháp trước khi trình tại các kỳ họp HĐND. Thông qua nắm bắt tình hình cơ sở, các đại biểu HĐND rà soát kết quả thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của các cơ quan tư pháp, trực tiếp chất vấn tại các kỳ họp. Ban pháp chế thường xuyên giám sát chuyên đề về công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án dân sự.

Thứ hai, Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thanh Hóa thực hiện chiến lược cải cách tư pháp

CCTP là một trong những mặt công tác trọng tâm của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đối với TAND hai cấp tỉnh TH thực hiện tốt nhiệm vụ CCTP trực tiếp góp phần nâng cao chất chất lượng hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao cho. Vì vậy đẩy nhanh, đẩy mạnh hoàn thành các nhiệm vụ CCTP đang là vấn đề đặt ra cấp thiết.

Quán triệt và thực hiện nghiêm quan điểm, chủ trương của Đảng về cải cách tư pháp, những năm qua, cùng với sự chỉ đạo của Ban CCTP tỉnh, TAND hai cấp tỉnh TH đã lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai toàn diện các nhiệm vụ, nội dung về cải cách tư pháp, đạt nhiều kết quả quan trọng. Nổi bật là, nhận thức của cán bộ, đảng viên, nhất là của lãnh đạo về vị trí, vai trò, sự cần thiết phải đẩy mạnh cải cách tư pháp được nâng lên. Công tác xây dựng và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật được triển khai nghiêm túc, từng bước đi vào nền nếp, với chất lượng, hiệu quả ngày càng cao; đã đề xuất nhiều ý kiến thiết thực, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật. Hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của cơ quan tư pháp địa phương được tiến hành tích cực, chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng, cho nhân dân được coi trọng với biện pháp phong phú, thiết thực, tạo nhiều chuyển biến tích cực, góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.

Công tác cải cách tư pháp còn chú trọng chăm lo, kiện toàn tổ chức biên chế, xây dựng đội ngũ cán bộ,công chức, Thẩm phán bảo đảm đúng chức năng, nhiệm vụ được giao, từng bước được xây dựng theo hướng: tinh, gọn, hiệu quả, đồng bộ và có mô hình phù hợp với chức năng, nhiệm vụ góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

Bên cạnh kết quả đạt được, nhận thức của một số lãnh đạo đơn vị về mục tiêu, quan điểm, phương châm chỉ đạo Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 còn hạn chế, triển khai có mặt còn chậm, thiếu kiên quyết. Công tác phối hợp giữa các cơ quan tư pháp cả trong tham mưu, hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhất là trong công tác nắm và quản lý tình hình vi phạm, tội phạm xảy ra có lúc, có việc chưa kịp thời; việc xử lý, giải quyết một số vụ việc nghiêm trọng, phức tạp có lúc, có nơi còn chưa chặt chẽ, triệt để. Đội ngũ Thẩm phán còn thiếu so với biên chế; trình độ, năng lực chưa đồng đều; trình độ ngoại ngữ còn hạn chế; kỹ năng tranh tụng tuy đã có tiến bộ song vẫn còn là khâu yếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tại tình thanh hóa (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)