Đánh giá về các bảo đảm cho việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở Thanh Hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tại tình thanh hóa (Trang 55)

7. Cơ cấu của luận văn

2.3. Đánh giá về các bảo đảm cho việc xây dựng đội ngũ Thẩm phán ở Thanh Hóa

ở Thanh Hóa

2.3.1 Sự lãnh đạo, phối hợp của cấp ủy địa phương

Thực hiện nguyên tắc cải cách Tư pháp phải đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện và chặt chẽ của Đảng, bảo đảm ổn định chính trị, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong quá trình cải cách Tư pháp, các cơ quan Tư pháp phải đặt dưới sự giám sát của các cơ quan dân cử và nhân dân. Trong quá trình triển khai và thực hiện Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị, Ban Cán sự Đảng và Đảng uỷ Toà án nhân dân tỉnh bám sát sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng trong việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện đường lối, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Chính sách, Pháp luật của Nhà nước để thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị của ngành, thực hiện công tác báo cáo trước Hội đồng nhân dân các cấp theo quy định. Trong đó triển khai và thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 15-CT/TW, ngày 07/7/2017 của Bộ Chính trị “về sự lãnh đạo của Đảng đối với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng”,

Thông tư liên ngành số 01/TTLN, ngày 15/10/2018 của Bộ Nội vụ - VKSNDTC- TANDTC hướng dẫn giai quyết các vụ án trọng điểm. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ chính trị của hệ thống tòa án, Ban cán sự Đảng TAND tỉnh thường xuyên lãnh đạo, chỉ đạo các đơn vị, các Thẩm phán chấp hành nghiêm túc sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xử lý các vụ án và công tác bảo vệ Đảng, báo cáo kịp thời, đầy đủ và chịu trách nhiệm của nội dung các vụ án cần báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của cấp Uỷ và tổ chức Đảng.

Hệ thống Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa trong thời gian qua luôn đảm bảo về sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng đội ngũ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ mới. Dưới sự lãnh đạo

Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân dân tỉnh đã chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế và thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Phối hợp chặt chẽ với Tỉnh Ủy, Huyện ủy, Thành ủy trong công tác bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại; điều động, biệt phái... chức danh TP và chức vụ quản lý đảm bảo tiêu chuẩn, quy định.

2.3.2 Công tác quản lý hai cấp Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa

TAND hai cấp tỉnh Thanh Hóa chịu sự quản lý của TAND TC và chịu sự giám sát của cấp Ủy và HĐND cùng cấp, thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014 và các văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa quản lý trực tiếp (chiều dọc) 27 TAND cấp huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh. Ban cán sự Đảng, ban hành quy định phân công Chánh án và các Phó Chánh án phụ trách trực tiếp theo dõi, đôn đốc các hoạt động của TAND cấp huyện được phân công phụ trách. Thực hiện chiến lược cải cách tư pháp, TAND tỉnh Thanh Hóa đã từng bước khắc phục khó khăn thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ theo luật định. Chánh án TAND tỉnh thực hiện chức năng quản lý TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện theo quy định của pháp luật và sự phân cấp quản lý của TANDTC trên các lĩnh vực công tác, Chánh án TAND tỉnh chịu trách nhiệm trước Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo TANDTC.

2.2.3. Ý thức luật của thẩm phán hai cấp Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa

Ý thức pháp luật của Thẩm phán TAND hai cấp tỉnh Thanh Hóa từng bước được nâng lên phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước. Ý thức pháp luật của TP bao gồm: Thẩm phán có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống chuẩn mực; đáp ứng tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn, năng lực xét xử; cập nhật, trang bị và nghiên cứu đầy đủ các văn bản pháp luật phục vụ cho công tác xét xử; Thẩm phán phải có kinh nghiệm thực tiễn.

Những năm gần đây nền kinh tế thị trường phát triển nhiều thành phần kinh tế ra đời nên tình hình tội phạm tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung cũng diễn biến phức tạp. Tệ nạn tham nhũng, buôn lậu và tệ nạn xã hội

(ma túy, mại dâm, đánh bạc qua mạng) gia tăng đáng kể... Bình quân hàng năm toàn tỉnh đã đưa ra xét xử trên hàng trăm vụ về tội phạm ma túy, hàng chục vụ đặc biệt nghiêm trọng và hàng nghìn vụ án hình sự khác. Các vụ án trọng điểm, trọng án được ba ngành xét chọn đưa đi xét xử lưu động tại địa bàn xảy ra vụ án, góp phần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật trong quần chúng nhân dân. Đối với án dân sự, hôn nhân gia đình, kinh tế đều được giải quyết đạt và vượt chỉ tiêu. Hàng năm Tòa án tỉnh và các huyện, thị giải quyết khoảng 2.000 vụ. Trong những năm qua được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và lãnh đạo ngành Toà án, Thẩm phán Tòa án hai cấp tỉnh Thanh Hóa không ngừng được nâng cao cả về số lượng về chất lượng, kết quả xét xử của TP Tòa án Thanh Hóa đã góp phần quan trọng vào việc giữ vững an ninh, trật tự, bảo đảm an toàn xã hội cho địa phương đồng thời bảo vệ pháp luật xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Hiện nay TP hai cấp tỉnh Thanh Hóa còn một số Thẩm phán có trình độ luân huấn, chuyển ngành được bầu làm Thẩm phán còn hạn chế về trình độ chuyên môn, hạn chế năng lực, chưa có kinh nghiệm thực tế hoặc suy thoái phẩm chất đạo đức, lương tâm nghề nghiệp... nên án hủy, án sửa chưa giảm nhiều, vẫn còn tình trạng TP vi phạm pháp luật bị xử lý kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Vì vậy, xây dựng ý thức pháp luật của Thẩm phán trong sạch, vững mạnh, có đủ bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay là rất quan trọng, đòi hỏi Đảng, Nhà nước và hệ thống Toà án phải tăng cường chỉ đạo và thực hiện quyết liệt hơn nữa nhiệm vụ quan trọng này để thực hiện nhiệm vụ xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa [5].

Kết luận Chương 2

Từ cơ sở lý luận chung và thực tiễn xây dựng đội ngũ Thẩm phán trong giai đoạn hiện nay của hệ thống Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thanh Hóa, chương 2 của luận văn tác giả đề cập đến những hạn chế, tồn tại, những yếu tố tác động trực tiếp đến việc xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng là cơ sở để tác giải đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán trong Chương 3. Đây cũng là nội dung cơ bản mà Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ chính trị đề ra đòi hỏi các cơ quan tư pháp phải đổi mới toàn diện, bám chặt các mục tiêu CCTP công khai, minh bạch, hiện đại hóa gắn cải cách tư pháp với cải cách hành chính tổng thể của Đảng và Nhà nước ta, nâng cao chất lượng nội tại của nền tư pháp, làm cho hệ thống các cơ quan tư pháp ngày càng thích ứng hơn với quá trình phát triển xã hội.

Chương 3

QUAN ĐIỂM ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ PHÁN Ở TỈNH THANH HÓA 3.1. Quan điểm định hướng xây dựng dựng đội ngũ Thẩm phán

Để đạt được mục tiêu về xây dựng đội ngũ Thẩm phán hai cấp Tòa án trong tiến trình CCTP và đổi mới đất nước.Trên cơ sở các chủ trương, quan điểm của Đảng về xây dựng Thẩm phán của TAND tối cao, TAND tỉnh Thanh Hóa cụ thể hóa thành các quan điểm và yêu cầu nâng cao hiệu quả xây dựng dựng đội ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp ở Thanh Hóa, cụ thể như sau:

Thứ nhất, quan điểm về tăng cường số lượng đội ngũ Thẩm phán. Trên cơ sở tổng biên chế và số lượng Thẩm phán Tòa án hai cấp được Tòa án nhân dân tối cao phân bổ hàng năm, TAND tỉnh Thanh Hóa xây dựng kế hoạch nguồn bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp đảm bảo về điều kiện, tiêu chuẩn đúng quy định; đảm bảo luôn đủ số lượng TP đáp ứng nhiệm vụ xét xử. Thực tế số lượng Thẩm phán TAND TC phân bổ cho TAND các cấp nói chung và đối với TAND hai cấp tỉnh Thanh Hóa nói riêng chưa phù hợp, biên chế Thẩm phán ít so với khối lượng các loại án phải giải quyết hàng năm. Lãnh đạo TAND tỉnh có kế hoạch điều động, biệt phái Thẩm phán nơi ít án đến nơi nhiều án, từ tòa miền xuôi đến làm việc tại các Tòa miền núi và những nơi có điều kiện kinh tế, điều kiện đi lại khó khăn, trình độ nhận thức và hiểu biết pháp luật của nhân dân thấp.

Thứ hai, quan điểm về đảm bảo chất lượng đội ngũ Thẩm phán. Xây dựng, phát triển đội ngũ Thẩm phán theo hướng toàn diện cả về trình độ lý luận chính trị, phẩm chất, trình độ chuyên môn và năng lực thực tiễn, trên nguyên tắc coi trọng cả đức và tài.

Thứ ba, quan điểm về công tác quy hoạch Thẩm phán. Xây dựng nguồn quy hoạch Thẩm phán có chất lượng, đảm bảo tính chủ động trong việc bổ sung, tăng cường đội ngũ Thẩm phán, cán bộ lãnh đạo cho Tòa án cấp tỉnh và Tòa án

nguồn quy hoạch trong và ngoài Tòa án nhân dân đối với các chức danh lãnh đạo, quản lý và đội ngũ Thẩm phán, trong đó chú trọng đối với cán bộ trẻ, cán bộ nữ, cán bộ người dân tộc thiểu số có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn cần thiết.

Thứ tư, quan điểm về công tác đào tạo, bồi dưỡng. Căn cứ vào quy hoạch Thẩm phán, xây dựng kế hoạch cụ thể về đào tạo, đào tạo nâng cao và đào tạo bắt buộc đối Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp; đối với Thẩm phán giữ chức vụ lãnh đạo quản lý ở Tòa án các cấp phải được định kỳ cử đi bồi dưỡng, cập nhật kiến thức mới phù hợp với tiêu chuẩn chức danh, chức vụ đang đảm nhiệm.

Thứ năm, quan điểm về tăng cường kỷ luật công vụ, nâng cao năng lực, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống đối với đội ngũ Thẩm phán. Nhằm phát huy ưu điểm, hạn chế yếu kém của Thẩm phán.

3.2. Các giải pháp chung nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

3.2.1 Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng đội ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp

Nghị quyết số 49-NQ/TW đã xác định “Tòa án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm”; về nhiệm vụ hoàn thiện cơ chế lãnh đạo Đảng đối với công tác tư pháp, Nghị quyết chỉ rõ: Đảng lãnh đạo chặt chẽ hoạt động tư pháp và các cơ quan tư pháp về chính trị, tổ chức và cán bộ; khắc phục tình trạng cấp ủy đang buông lỏng lãnh đạo hoặc can thiệp không đúng vào hoạt động tư pháp;... chăm lo công tác quy hoạch, đào tạo, tuyển chọn, bố trí, sử dụng đúng cán bộ trong cơ quan tư pháp. Phân công đồng chí cấp ủy viên có trình độ, năng lực, uy tín và bản lĩnh bổ nhiệm làm Chánh án TA các cấp.

Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Thường trực Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân dân tỉnh luôn đảm bảo về sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị và xây dựng đội ngũ Thẩm phán đáp ứng yêu cầu CCTP. Thực hiện quy định số 51-QĐ/TW ngày 19/4/2017 của Ban Bí thư về nhiệm vụ và quan hệ công tác của Tỉnh ủy, Thành ủy; Quy định số 231-QĐ/TW ngày 16/6/2019 của Ban Bí

thư về quan hệ lãnh đạo, chỉ đạo của các Tỉnh ủy, Thành ủy với các Đảng đoàn Ban cán sự đảng trực thuộc và các quy định của Đảng về công tác cán bộ. Ban cán sự đảng TA tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cấp Ủy địa phương trong công tác bổ nhiệm, bổ nhiệm lại TP; công tác bổ nhiệm chức vụ Chánh án, Phó chánh án đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định của Luật tổ chức TAND năm 2014 về các mặt: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, tin học, ngoại ngữ, nghiệp vụ xét xử, năng lực thực tiễn...

Đại hội Ban chấp hành Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2019- 2020 Lãnh đạo Tòa án nhân dân hai cấp tham gia vào Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh và huyện đảm bảo tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/TW là nâng cao vị thế của Tòa án.Trong đó có 01 đồng chí Chánh án Tỉnh và 09 đồng chí Chánh án huyện tham gia cấp ủy. Như vậy, có thể khẳng định chủ trương của Đảng về cơ cấu lãnh đạo của TAND các cấp tham gia cấp ủy, tùy theo điều kiện cụ thể cura từng địa phương có thể cơ cấu vào Ban thường vụ cấp ủy là đúng đắn theo đúng tinh thần CCTP về đổi mới tổ chức và hoạt động của TAND và phù hợp với vị trí, vai trò của TAND theo quy định của Hiến pháp năm 2013 “TAND là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp”, thể hiện sự tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng ngày càng sâu sát đối với hệ thống TAND trong đó quan tâm đến xây dựng, đổi mới công tác cán bộ nói chung và đội ngũ Thẩm phán nói riêng.

3.2.2 Hòa thiện hệ thống pháp luật liên quan đến xây dựng đội ngũ thẩm phán

Để xây dựng được đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân đủ về số lượng, mạnh về chất lượng, không thể không quan tâm đến chính sách đối với đội ngũ TP, muốn đảm bảo chính sách cho TP đòi hỏi Đảng và Nhà nước, TANDTC hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến xây dựng đội ngũ TP trên các lĩnh vực sau:

- Hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thẩm phán: lãnh đạo TAND TC phối hợp với các trường Đại học Luật, Bộ tư pháp, Học viện Tư pháp trên cơ sở các quy định của Nhà nước về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,

công chức nói chung, sớm hoàn thiện quy định cụ thể về chính sách đào tạo, bồi dưỡng các chức danh tư pháp trong hệ thống TAND để thực hiện thường xuyên, bài bản nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho các Thẩm phán. Chú trọng công tác đào tạo nguồn để bổ nhiệm Thẩm phán; đề ra các giải pháp về chính sách đãi ngộ, trọng dụng, thu hút nhân tài có năng lực về Tòa án. Công tác đào tạo, bồi dưỡng gắn với công tác tuyển dụng, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức. Đây là một quy trình thống nhất, liên hoàn, nằm trong quy hoạch, kế hoạch, chiến lược về phát triển nguồn nhân lực của hệ thống TAND. Vì vậy để xây dựng đội ngũ Thẩm pháp đáp ứng các yêu cầu đòi hỏi TAND hoàn thiện chính sách pháp luật đồng bộ: quy định tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ; quy định đào tào bồi dưỡng...

TANDTC đề xuất sửa đổi, bổ sung các chế độ, chính sách đối với TP: Việc đổi mới chính sách về tiền lương đối với đội ngũ cán bộ, công chức các cơ quan tư pháp nói chung, Thẩm phán và công chức Tòa án nói riêng là một nhu cầu bức thiết. Đây cũng là giải pháp phù hợp với chủ trương cải cách tư pháp tại Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020 là: "Có chế độ, chính sách tiền lương, khen thưởng phù hợp với lao động của cán bộ tư pháp" [8]. Nghị quyết Hội nghị lần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đội ngũ thẩm phán tòa án nhân dân tại tình thanh hóa (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)