7. Cơ cấu của luận văn
2.2. Số lượng, chất lượng và những kết quả và hạn chế của đội ngũ Thẩm phán
2.2.1 Số lượng
Thực hiện Nghị quyết 473a/ NQ- UBTVQH 13 ngày 28/3/2017 của UBTV QH về tổng biên chế và số lượng Thẩm phán của TAND, Tòa án quân sự các cấp, TAND TC thực dự kiến phân bổ chỉ tiêu biên chế đối với TAND cấp tỉnh và TAND cấp huyện, cụ thể [27]:
Căn cứ phân bổ chỉ tiêu biên chế: Tổng biên chế được Ủy Ban Thường vụ Quốc Hội giao và thực trạng biên chế hiện có của các tòa số lượng án giải quyết xét xử hàng năm của mỗi cấp tòa án; Căn cứ vào số lượng các vụ án các TAND địa phương thụ lý; Căn cứ vào biên chế tối thiểu của TAND cấp tỉnh, cấp huyện (mỗi TAND cấp tỉnh tối thiểu có 09 Thẩm phán, TAND cấp huyện tối thiểu có 03 TP); Căn cứ vào định mức xét xử của Thẩm phán
Cách xác định chỉ tiêu biên chế:
Đối với TAND cấp tỉnh: Biên chế Thẩm phán được xác định trên cơ sở lấy số án đã thụ lý chia cho định mức xét xử
Đối với TAND cấp huyện: Biên chế Thẩm phán được xác định trên cơ sở lấy số án đã thụ lý chia cho định mức xét xử
Từ năm 2015 đến năm 2020 TAND TC phân bổ 06 lần biên chế Thẩm phán cho TAND hai cấp tỉnh Thanh Hóa như sau:
Năm 2015: Quyết định số 65/QĐ-TCCB ngày 12/01/2015, Biên chế được phân là 370 người, trong đó:
+ Cấp tỉnh: 70 người Thẩm phán tỉnh: 24 người + Cấp huyện: 300 người Thẩm phán huyện: 125 người
Tổng Thẩm phán: 149
Năm 2016: Quyết định phân bổ biên chế số 1108/QĐ-TCCB ngày 7/8/2016, Biên chế được phân bổ là 370 người, trong đó:
+ Cấp tỉnh: 70 người Thẩm phán tỉnh: 24 người + Cấp huyện: 300 người Thẩm phán huyện: 125 người Tổng Thẩm phán: 149
Năm 2017: Quyết định phân bổ biên chế số 412/QĐ-TCCB ngày 27/8/2017, Biên chế được phân bổ là 348 người, trong đó:
+ Cấp tỉnh: 68 người Thẩm phán tỉnh: 22 người + Cấp huyện: 280 người Thẩm phán huyện: 115 người Tổng Thẩm phán: 137
Năm 2018: Quyết định số 874/QĐ-TCCB Ngày 20/3/2018 của Chánh án TAND; Biên chế được phân bổ là 344 người, trong đó:
+ Cấp tỉnh: 57 người Thẩm phán TC: 13 người + Cấp huyện: 287 người Thẩm phán TC,SC: 118 người Tổng Thẩm phán: 131
Năm 2019: Quyết định số 27/QĐ-TCCB ngày 08/01/2019 của Chánh án TANDTC về tổng biên chế và số lượng Thẩm phán của TAND tỉnh Thanh Hóa “Phân bổ sung thêm 02 biên chế cho TAND tỉnh Thanh Hóa… trong đó có 13 Thẩm phán Trung cấp”; Biên chế được phân bổ là 346 người, trong đó:
+ Cấp tỉnh: 59 người Thẩm phán TC: 13 người + Cấp huyện: 287 người Thẩm phán TC,SC: 118 người Tổng Thẩm phán: 131
Năm 2020: TAND TC ban hành công văn số 661/TANDTC-TCCB ngày 01/11/2020 về việc phân bổ Thẩm phán cho TAND cấp huyện.
Biên chế được phân bổ là 346 người, trong đó:
+ Cấp tỉnh: 59 người Thẩm phán TC: 13 người + Cấp huyện: 287 người Thẩm phán TC, SC: 118 người
Tổng Thẩm phán: 131
Qua 06 lần phân bổ biên chế công chức nói chung và Thẩm phán nói riêng, đối với TAND hai cấpThanh Hóa giảm dần. Luật tổ chức TAND năm 2014 có hiệu lực thi hành, cơ cấu tổ chức, bộ máy thay đổi nhưng biên chế Thẩm phán giữ nguyên, không phân bổ thêm. Hàng năm TAND tỉnh có đề nghị thi nâng ngạch TPTC, thi tuyển chọn TPSC mới để bổ sung số Thẩm phán giảm tự nhiên (nghỉ chế độ Bảo hiểm xã hội) và đáp ứng nhiệm vụ xét xử, các loại án ngày càng tăng nhiều về số lượng và tính chất phức tạp. Căn cứ vào chỉ tiêu Thẩm phán được phân bổ, TAND tỉnh Thanh Hóa đã phân bổ biên chế đối với 27
TAND cấp huyện, thị xã, thành phố. Về cơ bản biên chế phân bổ và số lượng Thẩm phán cho các đơn vị đã được thực hiện theo các tiêu chí được TAND TC hướng dẫn. Theo báo cáo của TAND tỉnh Thanh Hóa từ năm 2017 đến 2019, biên chế phân bổ Thẩm phán giảm nhiều (giảm tự nhiên) còn tình hình xét xử các loại án của hai cấp tăng như sau: (Xem phụ lục 02).
Theo bảng thống kê ta nhận thấy: số lượng các loại án phải thụ lý và giải quyết hàng năm tỷ lệ nghịch với số lượng Thẩm phán. Số lượng các loại án tăng hàng năm, số lượng Thẩm phán không tăng mà giảm đến mức không thể giảm được (Bình quân cấp tỉnh giảm từ 20 thẩm phán xuống còn 13 Thẩm phán; cấp huyện từ 129 TP xuống còn 118 Thẩm phán). Đây là thực trạng chung của Tòa án các cấp chứ không riêng đối với Tòa án Thanh Hóa. Căn cứ vào tình hình hiện nay TAND TC xem xét đề nghị UBTVQH tăng biên chế TP đáp ứng nhu cầu giảm tải công việc chuyên môn, giảm tải áp lực cho TP.
2.2.2 Chất lượng
Bất kỳ giai đoạn nào Tòa án nhân dân hai cấp tỉnh Thanh Hóa luôn chú trọng nâng cao chất lượng cho đội ngũ Thẩm phán về phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng xét xử… từ đó xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ bảo đảm đổi mới công tác cán bộ theo kịp yêu cầu phát triển kinh tế, quốc phòng, an ninh, chính trị tại địa phương và Chiến lược cải cách Tư pháp đến năm 2025.
- Trình độ chuyên môn: Đến thời điểm này, số TP hai cấp Tòa án Thanh Hóa có trình độ Đại học Luật đạt tỉ lệ: 100 %, trong đó có 15 TP có trình độ Thạc sĩ các chuyên ngành Luật.
- Về trình độ chính trị: Cử các đồng chí lãnh đạo, các đồng chí thuộc
diện quy hoạch và Thẩm phán Tòa án nhân dân các cấp đi học các lớp Cử nhân, Cao cấp và Trung cấp chính trị. Đến thời điểm này 100% Chánh án, phó chánh án TAND hai cấp, Thẩm phán cấp tỉnh có trình độ cao cấp Chính trị, còn lại số ít TP cấp huyện, có trình độ trung cấp Chính trị hoặc chưa được tham gia học lớp cao cấp. Ban cán sự Đảng và Lãnh đạo Tòa án nhân dân tỉnh tiếp tục có kế
hoạch cử Thẩm phán cấp huyện theo học các lớp Cao cấp chính trị và trung cấp mở tại địa phương.
- Về trình độ tin học: 100% TP hai cấp TAND thanh Hoa có trình độ tin học đạt chứng chỉ A trở lên, bản thân các Thẩm phán tự vận dụng tốt vào công việc viết án văn và các văn bản khác phục vụ cho công tác chuyên môn.
- Về trình độ Ngoại ngữ: Thẩm phán có trình độ ngoại ngữ Tiếng Anh từ chứng chỉ A trở lên, nhưng ít vận dụng trong công tác nên không phát huy tác dụng.
- Về công tác giải quyết các loại án: Đảm bảo xét xử các loại án vượt chỉ tiêu của hệ thống Tòa án đề ra, hạn chế đến mức tối thiểu án hủy, sửa, án tồn đọng, không để xảy ra án oan, sai. Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo TAND tỉnh thường xuyên chỉ đạo công tác kiểm tra nghiệp vụ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không có kháng cáo, kháng nghị của TAND cấp huyện. Qua công tác kiểm tra nghiệp vụ TAND tỉnh đánh giá toàn diện đối với mỗi Thẩm phán bao gồm cả đạo đức nghề nghiệp, trình độ độ chuyên môn và năng lực công tác.
Cụ thể, Năm 2018, Phòng Kiểm tra nghiệp vụ TAND tỉnh đã nghiên cứu xem xét 3.530 hồ sơ vụ án, đọc và kiểm tra 3.644 án văn các loại. Qua công tác Kiểm tra nghiệp vụ đã phát hiện 14 vụ án có sai sót về tố tụng và nội dung giải quyết vụ án, trong đó 6 vụ có vi phạm và sai sót nghiêm trọng, 06 vụ có sai sót ít nghiêm trọng, trả lời 19 đơn khiếu nại có liên quan đến hoạt động tố tụng. Năm 2019, TAND tỉnh đã rút 3.700 hồ sơ vụ án để kiểm tra nghiệp vụ; nghiên cứu xem xét 3.644 bản án, quyết định của TAND cấp huyện xét xử đã có hiệu lực pháp luật; tiếp nhận và giải quyết 21 đơn đề nghị giám đốc thẩm. Trong đó đã phát hiện 10 vụ án có sai sót về tố tụng và nội dung giải quyết vụ án, 8 vụ có vi phạm và sai sót nghiêm trọng đã bị kháng nghị. Trong năm 2019 TAND tỉnh ban hành 17 văn bản rút kinh nghiệm chung cho toàn hệ thống TAND. Năm 2019 nghiên cứu xem xét 2.894 bản án, quyết định của TAND cấp huyện xét xử đã có hiệu lực pháp luật. Qua công tác kiểm tra nghiệp vụ của phòng Kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án,TAND tỉnh đã đáng giá được hạn chế của
cá nhân từng TP trong quá trình giải quyết, xét xử các loại án đồng thời phát hiện kịp thời các sai sót khi thực hiện nhiệm vụ. Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án kịp thời đề xuất các biện pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử của TP cấp huyện, tham mưu cho Chánh án tỉnh kháng nghị giám đốc thẩm những bản án, quyết định đã có hiệu lực [22].
Phần lớn các TP có tinh thần trách nhiệm với công việc được giao. Một số ít TP trình độ chuyên môn hạn chế, bản thân chủ quan không nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan đến công tác chuyên môn nên còn có án bị hủy, sửa. Có TP vì lợi ích bản thân, vi phạm quy tắc ứng xử của hệ thống tòa án, vi phạm đạo đức nghề nghiệp nên áp dụng pháp luật không đúng, có lợi cho người này nhưng thiệt hại cho người khác trong cùng vụ án. Tình trạng cho hưởng án treo chưa phù hợp của một số TP là một hiện tượng đáng cảnh báo, có nhiều biến tướng được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, gây ra những phản ứng trái chiều của người dân mà cụ thể là gia đình bị can, người bị hại, đương sự… tham gia trong vụ án.
Theo Báo cáo thống kê của phòng Tổ chức - Cán bộ, Thanh tra và Thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa thì số lượng biên chế và trình độ Thẩm phán từ năm 2017 đến 2019 như sau: (Phụ lục 3)
2.2.3 Đào tạo
Công tác đào tạo là một trong 3 giải pháp đột phá TANDTC đã đề ra: Một là, tăng cường tranh tụng tại phiên tòa; Hai là, đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức; Ba là, làm tốt công tác tổng kết thực tiễn xét xử và đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật. Do đó, TAND TC rất quan tâm và chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán. Tăng cường việc đào tạo, bồi dưỡng qua trường lớp, việc đào tạo Thẩm phán Tòa án nhân dân chú trọng thông qua hoạt động thực tiễn. Tạo tiền đề cho Tòa án hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị trong đó kết quả giải quyết, xét xử các loại vụ án tiếp tục có sự chuyển biến tích cực. Chẳng hạn, trong nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, nhờ được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên và sâu sát của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, các cơ quan của
Quốc hội; sự phối hợp chặt chẽ của các bộ, ngành có liên quan và đặc biệt là sự cố gắng, nỗ lực của đội ngũ Thẩm phán, cán bộ, công chức Tòa án các cấp nên trong thời gian qua các Tòa án đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị của mình, từ năm 2016 đến 2019 các Tòa án đã giải quyết 1.781.410/1.809.080 vụ án, đạt 98,5%. Cùng với đó, các Tòa án triển khai sâu rộng việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa, nên chất lượng xét xử tiếp tục được nâng lên, tỷ lệ các bản án, quyết định bị hủy, sửa do lỗi chủ quan của Thẩm phán giảm 1,35% so với nhiệm kỳ trước [14].
Căn cứ thực trạng tình hình đội ngũ Thẩm phán, cán bộ có chức danh tư pháp và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị TAND tỉnh TH đã xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán và cán bộ có chức danh tư pháp,cụ thể như sau:
Một là, Nâng cao nhận thức về chức năng, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán, cán bộ có chức danh tư phá về trách nhiệm được cử đi đào tạo, bồi dưỡng và ý thức tự làm việc, tự đào tạo, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ;
Hai là, đa dạng phương thức đào tạo, bồi dưỡng bằng nhiều hình thức như: thông qua hoạt động thực tiễn tại đơn vị; tổ chức các buổi học tập rút kinh nghiệm, tọa đàm trực tuyến...
Ba là, tăng cường quản lý chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, biên soạn các chương trình bồi dưỡng về đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp, tài liệu tập huấn chuyên môn cho từng chức danh tư pháp... phân công cho các Thẩm phán đồng thời là các Chánh tòa có kinh nghiệm trong công tác xét xử biên soạn và giảng dạy, giải đáp vướng mắc, tổ chức đánh giá chất lượng đào tạo hàng năm.
Bốn là, ưu tiên các nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo từ ngân sách Nhà nước cấp, nguồn kinh phí công chức tiết kiệm, nguồn kinh phí xin hỗ trợ của tỉnh... phù hợp với thực tế từng năm.
2.2.4 Trình độ
Theo Báo cáo công tác tổ chức cán bộ năm 2019 của TAND Tỉnh Thanh Hóa:
+Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, Thẩm phán hai cấp Tòa án hiện có 15 người có trình độ thạc sĩ; còn lại 100% tốt nghiệp Đại học Luật (gồm cả Đại học Luật đào tạo chính quy và tại chức)
+Về trình độ lý luận chính trị: 100% có trình độ lý luận chính trị từ Trung cấp trở lên. Trong đó 100% Chánh án TAND cấp huyện, Thẩm phán cấp tỉnh có trình độ cao cấp Chính trị.
Trong tổng số 13 Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh có 13 người có trình độ cao cấp hoặc cử nhân lý luận chính trị (chiếm 100%). Còn lại các Phó chánh án và TP TAND cấp huyện đều có trình độ trung cấp lý luận chính trị.
Nhìn chung trong nhiều năm qua trình độ chuyên môn nghiệp vụ của TP hai cấp TA Thanh Hóa có nhiều bước chuyển biến mạnh mẽ, số lượng án tăng nhiều tỷ lệ nghịch với việc giảm biên chế Thẩm phán nhưng TAND hai cấp tỉnh Thanh Hóa luôn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ vượt chỉ tiêu mà TAND TC đề ra.
2.2.5 Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế của đội ngũ Thẩm phán của hai cấp Tòa án nhân dân trong cải cách tư pháp
Hiện nay đội ngũ Thẩm phán hai cấp Tòa án nhân dân đã có bước phát triển nhất định về số lượng và chất lượng. Đây là một yếu tố quan trọng giúp cho hai cấp Tòa án nhân dân luôn hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn của hệ thống, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển tại địa phương. Tuy nhiên, đội ngũ Thẩm phán cũng còn một số tồn tại, hạn chế, cụ thể là:
- Rất nhiều Tòa án cấp huyện còn thiếu Thẩm phán so với yêu cầu. Công chức được tuyển dụng ít và chủ yếu là người miền xuôi, được phân công công tác tại các huyện miền núi là một vấn đề khó khăn. Hiện nay trong 27 TAND cấp huyện còn một số huyện miền núi thiếu Thẩm phán như các tòa án: Lang Chánh, Ngọc Lặc, Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hóa, Thạch Thành... những huyện này cách trung tâm tỉnh lỵ hàng trăm km, giao thông hiểm trở, chỉ có một tuyến giao thông độc đạo, thường xuyên xảy ra thiên tai, địch họa (nhưng Nhà nước và hệ thống Tòa án chưa có chính sách đãi ngộ, quan tâm phù hợp...). Dẫn
đến ảnh hưởng đến công tác điều động, biệt phái Thẩm phán lên công tác tại các huyện miền núi , xa xôi gặp rất nhiều khó khăn, hiện nay đang là vấn đề bất cập trong công tác tổ chức cán bộ.
- Mặc dù tỷ lệ cán bộ, đặc biệt là Thẩm phán có trình độ cử nhân luật 100%, nhưng trên thực tế mặt bằng trình độ đào tạo lại không đồng đều, số Thẩm phán được đào tạo chính quy là 55 người, chiếm khoảng 41,9% tổng số