- Về thủ tục báo trước cho NLĐ
3.2. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ tại các cơ sở Y-Dược
về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ tại các cơ sở Y-Dược cổ truyền Việt Nam
- Tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của NLĐ và NSDLĐ về pháp luật lao động nói chung và pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ nói riêng.
Việc tuyên truyền pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của NLĐ và NSDLĐ về pháp luật lao động nói chung và pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ nói riêng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Nhận thức, hiểu biết và nắm bắt được các quy định của pháp luật sẽ giúp NSDLĐ thực hiện đúng quy định của pháp luật. Đặc biệt, Khi pháp luật về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ có sự thay đổi như có văn bản hướng dẫn mới, luật mới… thì càng cần tiến hành tập huấn và tuyên truyền pháp luật cho cả NSDLĐ và NLĐ. Phổ biến pháp luật cho các đối tượng này là tiền đề để những quy định pháp luật về lao động được thực hiện đúng và hiệu quả. Đặc biệt là về phía NSDLĐ, khi họ đã được tập huấn, tiếp cận và hiểu rõ về các quy định pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của mình để thực hiện quyền này đúng pháp luật và hạn chế xảy ra tranh chấp.
BLLĐ năm 2019 được Quốc hội thông qua ngày 20/11/ 2019 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020. Bởi vậy việc tuyên truyền BLLĐ năm 2019 là hết sức cần thiết. Các cơ sở Y-Dược cổ truyền Việt Nam cũng sử dụng khá nhiều lao động. Bởi vậy cần phải nâng cao hoạt động này, tuyên truyền, phổ biến để mọi NLĐ và đặc biệt là NSDLĐ nắm bắt được các quy định của pháp luật.
Việc xây dựng các nội dung có trong nội quy, quy chế, thoả ước lao động tập thể của các doanh nghiệp thực chất là việc xây dựng “pháp luật” của doanh nghiệp đó. Vì vậy để nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, trước hết NSDLĐ và đại diện tập thể NLĐ phải xây dựng được các nội dung của nội quy, quy chế, thoả ước lao động tập thể trong đơn vị cụ thể, rõ ràng và hợp pháp, có tính khả thi cao. Điều này đòi hỏi các bên phải hết sức nghiêm túc khi xây dựng các quy định
về đơn phương chấm dứt HĐLĐ và tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về vấn đề này.
Cần công khai các quy định của pháp luật, nội quy, quy chế của doanh nghiệp để NSDLĐ và NLĐ đều nắm rõ và thực hiện. Qua việc tạo điều kiện cho NSDLĐ và NLĐ tiếp cận với các quy định của pháp luật, của nội quy, quy chế do doanh nghiệp xây dựng mới có thể nâng cao ý thực tuân thủ pháp luật, ý thức tổ chức kỷ luật của họ. Khi các bên tham gia QHLĐ nhận thực đầy đủ và hiểu rõ các quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm của mình thì hiệu quả của việc thực hiện pháp luật mới được nâng cao. Nếu các bên tham gia QHLĐ đều tuân thủ pháp luật thì quyền lợi của các bên đều được đảm bảo, sẽ hạn chế tối đa các trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật của NSDLĐ và hạn chế các tranh chấp HĐLĐ xảy ra.
- Phát triển hệ thống tư vấn pháp luật Lao động hoạt động có hiệu quả.
Trên thực tế, không phải đơn vị, doanh nghiệp nào cũng có bộ phận pháp chế để tư vấn cho NSDLĐ các vấn đề liên quan đến pháp luật Lao động nói chung và pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng. Các cơ sở Y-Dược cổ truyền cũng khơng ngồi tình trạng đó. Việc NSDLĐ chưa coi trọng ý kiến tư vấn pháp luật cũng là nguyên nhân dẫn đến các vi phạm pháp luật khi NSDLĐ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ. Để giảm thiểu những sai phạm khi áp dụng pháp luật, NSDLĐ cần có sự nhận thức đúng đắn về công tác tư vấn pháp luật. NSDLĐ có thể thực hiện việc tham khảo ý kiến tư vấn pháp luật thông qua nhiều cách như: xây dựng bộ phận pháp chế của doanh nghiệp; tham khảo ý kiến tư vấn của luật sư hoặc xin ý kiến hướng dẫn của cơ quan quản lý lao động trước khi thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ… Qua đó sẽ hạn chế được việc NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật do thiếu hiểu biết pháp luật.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của tổ chức đại diện người lao động lao động tại cơ sở
Tổ chức đại diện của NLĐ có chức năng đại diện bảo vệ quyền lợi của người lao động. Với vai trò như vậy, tổ chức đại diện NLĐ cần được xây dựng và kiện tồn để phát huy sức mạnh của mình trong đơn vị sử dụng lao
động. Cơng đồn là tổ chức bảo về quyền lợi cho người lao động, vì vậy trước hết họ cần phải là người hiểu biết pháp luật lao động, giúp người lao động thực hiện giao kết hợp đồng lao động không chỉ đúng pháp luật mà cịn đảm bảo lợi ích của người lao động, phải gần gũi, thấu hiểu tâm tư nguyện vọng của người lao động để tháo gỡ khó khăn cho họ.
Bởi vậy Cần chú trọng nâng cao vai trò, chất lượng hoạt động của tổ chức đại diện NLĐ , đặc biệt là tổ chức cơng đồn trong các cơ sở Y Dược cổ truyền . Để có được điều này cần phải thành lập tổ chức đại diện, với đội ngũ cán bộ am hiểu kiến thức pháp luật, có trình độ chun mơn, nhiệt tình với cơng tác nhiệm vụ của mình. Trong trường hợp tranh chấp xảy ra, cần kịp thời nắm bắt tư tưởng, nguyện vọng của người lao động, có biện pháp kịp thời để giúp người lao động vừa bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của mình, vừa chấp hành đúng pháp luật lao động.
- Tăng cường công tác thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật lao động nói chung, pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ nói riêng .
Cơng tác thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện pháp luật lao động tại các đơn vị sử dụng lao động do cơ quan quản lý lao động tại địa phương thực hiện cũng đóng vai trị rất quan trọng. Thơng qua hoạt động thanh tra, kiểm tra thường xuyên để phát hiện kịp thời và chỉnh đốn, uốn nắn các vi phạm của NSDLĐ trong sử dụng lao động cũng góp phần nâng cao hiệu quả và khả năng thực thi các quy định của pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, giảm thiểu các tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện HĐLĐ giữa các bên tham gia QHLĐ.
Bổ sung, tăng cường kịp thời số lượng cũng như chất lượng thanh tra nhằm đáp ứng các u cầu có tính chất đa dạng và phức tạp từ các vụ việc vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. Trong công tác nghiệp vụ, cần xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật lao động, quy định chế tài đủ mạnh để xử lý các hành vi vi phạm. Thực tế cho thấy, khơng ít các doanh nghiệp bị thanh tra cho rằng từ lợi ích thu được từ việc vi phạm pháp luật còn lớn hơn rất nhiều so với mức xử phạt hành chính về lĩnh vực lao động. Tâm lý đó
khiến họ khơng cịn sợ bị xử phạt và khơng cịn ngại vi phạm các quy định về hợp đồng lao động.
Cùng với đó, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong việc đảm bảo thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lao động. Đặc biệt đối với những doanh nghiệp cố tình khơng chấp hành quyết định xử phạt cần có những biện pháp thích hợp. Bên cạnh đó cũng cần xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật lao động, mà trước hết cơ quan thi hành pháp luật cần phải thực hiện đúng pháp luật, tránh xảy ra tình trạng bao che, chống đỡ, ơ dù đối với các hành vi vi phạm pháp luật lao động.
Tiểu kết chương 3
Từ những phân tích, đánh giá về quy định của pháp luật hiện hành, kết hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ trên địa bàn tỉnh Yên Bái. Chương 3 của Luận văn đa tập trung vào những vấn đề sau:
- Nêu ra một số tồn tại, hạn chế trong thực tiễn thi hành pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ tại địa phương. Từ đó xác định cụ thể các yêu cầu hoàn thiện quy định pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ.
- Trên cơ sở các tồn tại trong quá trình thực hiện các quy định của pháp luật. Luận văn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ. Trong đó có các kiến nghị để các quy định của pháp luật cụ thể, rõ ràng hơn. Đảm bảo tính khả thi và tránh các tranh chấp phát sinh do cịn có nhiều cách hiểu về cùng một vấn để được pháp luật quy định.
- Đề ra các biện pháp phát huy hiệu quả của việc áp dụng các quy định của pháp luật trong thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ. Trong đó khơng chỉ tập trung vào việc sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật mà còn cần thiết phải nâng cao ý thức pháp luật cho NSDLĐ và NLĐ; đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật; nâng cao năng lực và hiệu quả của tổ chức đại diện cho NLĐ cũng như vai trò của Nhà nước trong việc định hướng, điều tiết thị trường lao động.
KẾT LUẬN
Đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ là một hiện tượng khách quan, tồn tại một cách tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ được pháp luật quy định và đảm bảo thực thi. Khi NSDLĐ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ đã đem lại những ảnh hưởng tích cực đến nền kinh tế và thị trường lao động, góp phần đảm bảo quyền tự do của NSDLĐ trong sản xuất kinh doanh. Nhưng bên cạnh những yếu tố tích cực, việc NSDLĐ thực hiện quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ cũng đem lại những hậu quả nhất định cho các bên tham gia QHLĐ và ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế- xã hội. Nhất là khi NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật.
Pháp luật lao động hiện nay cịn có những quy định chưa rõ ràng, cụ thể nên dẫn đến nhiều tranh chấp phát sinh từ việc còn nhiều cách hiểu, cách vận dụng khác nhau đối với cùng một nội dung. Trong đó thực tiễn áp dụng pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ còn nhiều vướng mắc cả về căn cứ, trình tự, thủ tục cũng như các quy định về giải quyết quyền lợi, nghĩa vụ của các bên khi xảy ra tranh chấp. Việc nghiên cứu cụ thể vấn đề đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ có ý nghĩa về mặt lý luận cũng như thực tiễn sâu sắc, góp phần vào việc hồn thiện những quy định của pháp luật, bảo đảm an ninh việc làm cho NLĐ, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của các bên trong QHLĐ.
Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ, có thể rút ra những kết luận cơ bản sau:
• Nghiên cứu quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ dưới góc độ là một quyền năng pháp lý, đề tài đã nghiên cứu làm sáng tỏ một số vấn đề pháp lý về quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ được quy định trong luật pháp của một số quốc gia; Các nội dung liên quan đến quyền của NSDLĐ được quy định tại cơng ước 158 của ILO. Qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ trong nước.
• Từ thực trạng áp dụng pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ tại cơ sở Y Dược cổ truyền, chỉ ra một số bất cập cho thấy tính kém khả thi và khơng phù hợp với nhiều quy phạm pháp luật khác; các nội dung bất hợp lý, chưa rõ ràng trong các quy định về căn cứ, trình tự, thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ. Đây chính là nguyên nhân làm gia tăng các tranh chấp trong lĩnh vực này. Các quy định không cụ thể của pháp luật cũng là nguyên nhân gây ra các cách hiểu pháp luật không đồng nhất, dẫn đến việc áp dụng pháp luật không đúng khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ và giải quyết tranh chấp.
• Từ việc phân tích, so sánh làm rõ các quy định của pháp luật về đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NSDLĐ. Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các quy định của pháp luật, nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực này tại cơ sở Y Dược cổ truyền.