pháp luật hình sự Việt Nam
1.2.1. Khái niệm so sánh chế định đồng phạm
Mặc dù chưa được soạn thảo về mặt lý luận trong khoa học luật hình sự, nhưng thông qua việc nghiên cứu những vấn đề về luật học so sánh có thể như: “So sánh chế định đồng phạm là việc đối chiếu các quy định của pháp luật hính sự Việt Nam về đồng phạm ở thời kỳ này với thời kỳ khác để thấy được những điểm tương đồng cũng như sự khác biệt trong những quy định đó. Trên cơ sở đó, giải thích ngun nhân của sự tương đồng và khác biệt ấy, góp phần đem lại những hiểu biết sâu hơn về đồng phạm, rút ra những kinh nghiệm cải cách, hồn thiện các quy định của pháp luật hình sự đồng phạm”.
1.2.2. Mục đích, nhiệm vụ so sánh chế định đồng phạm.
- Mục đích:
Nghiên cứu chế định đồng phạm theo pháp luật hình sự Việt Nam, giúp hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn về đồng phạm trên nhiều khía cạnh khác nhau như: bản chất, đặc trưng của đồng phạm, các hình thức đồng phạm, các loại người đồng phạm, vấn đề trách nhiện hình sự trong đồng phạm, trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm để hồn thiện chế định đồng phạm. Vì vậy, mục tiêu xuyên suốt của việc so sánh chế định đồng phạm là tìm ra những yếu tố hợp lý trong các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ lập pháp hình sự để kế thừa, cũng như chỉ ra những hạn chế, bất cập để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện chế định đồng phạm trong bối cảnh mới.
Để đạt được mục đích trên, khi so sánh chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam cần phải giải quyết được những nhiệm vụ sau:
+Chỉ ra sự tương đồng và khác biệt trong các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam qua các thời kỳ lập pháp hình sự;
+Giải thích nguyên nhân (lý do) của sự tương đồng và khách biệt ấy;
+Rút ra những bài học kinh nghiệm cũng như kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam.
1.2.3. Đối tượng, phạm vi so sánh chế định đồng phạm.
- Đối tượng so sánh chế định đồng phạm:
Đồng phạm là một hiện tượng xã hội – pháp lý hết sức phức tạp, chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố trong đời sống xã hội. Do vậy, đối tượng so sánh chế định luật phạt gồm nhiều vấn đề khách nhau như: các học thuyết pháp lý về đồng phạm; các quy định của pháp luật hình sự thực định về đồng phạm; thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm.
Có thể thấy, chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam được xây dựng và phát triển trên nền tâm lý luận về vấn đề đồng phạm. Vì vậy, việc so sánh chế định đồng phạm chỉ tồn diện và đạt được kết quả khi chúng ta nghiên cứu các lý thuyết (học thuyết) pháp lý về đồng phạm.
Việc nghiên cứu, so sánh các lý thuyết về đồng phạm không tách rời việc so sánh các quy định của pháp luật hình sự thực định về đồng phạm và thực tiễn áp dụng. Đây là đối tượng nghiên cứu cơ bản, vì thế khi so sánh các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về đồng phạm
cần luận giải, làm rõ nội dung các quy định đó, việc giải thích rõ những yếu tố chi phối, tác động đến việc xây dựng và phát triển nội dung của các quy định về đồng phạm qua các thời kỳ lập pháp hình sự. Ngoài ra, thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm cũng cần được nghiên cứu nhằm luận giải những vấn đề lý luận và quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm được vận dụng và áp dụng trong thực tiễn như thế nào, hiệu quả áp dụng ra sao và ngyên nhân của những hạn chế, thiếu sót. Trên cơ sở đó, đề ra phương hướng, giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm, và bảo đảm áp dụng đúng các quy định đó trên thực tế nhằm đấu tranh phịng, chống có hiệu quả đối với tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm, nhất là đồng phạm có tổ chức.
- Phạm vi nghiên cứu so sánh chế định đồng phạm:
Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sĩ luật học, luận văn khơng có điều kiện để so sánh tất cả những vấn đề thuộc đối tượng so sánh. Do vậy, luận văn đặt ra trọng tâm so sánh các quy định của pháp luật hình sự thực định về đồng phạm giữa các thời kỳ lập pháp hình sự chủ yếu từ năm 1945 đến nay.
Từ đó, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về đồng phạm, luận giải những nguyên nhân chi phối, tác động đến sự tương đồng và khác biệt đó, rút ra những yếu tố hợp lý cần kế thừa cũng như những hạn chế bất cập cần phải sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm trong tình hình mới.
Tiểu kết chương
Đồng phạm được nghiên cứu trên nhiều phương diện, khía cạnh khác nhau. Một rong những phương diện nghiên cứu là nghiên cứu so sánh luật học mà trọng tâm là so sánh quy định phấp luật hình sự về đồng phạm qua các thời kỳ lập pháp hình sự để tìm ra những sự tương đồng, sự khác biệt cũng như nguyên nhân của sự tương đồng và khác biệt ấy. Trên cơ sở đó, kế thừa những yếu tố hợ lý, khắc phục những điểm hạn chế, bấp cập trong các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm, bảo đảm quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm được thực hiện bằng đồng phạm.
Để có cơ sở lý luận cho việc so sánh chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam, chương 1 của luận văn tập trung phân tích làm rõ những vấn đề ly luận về đồng phạm với tính chất là đối tượng so sánh, rút ra khái niệm, mục đích và nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi so sánh các quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm. Kết quả nghi ên cứu tại chương 1 của luận văn vào là cơ sở lý luận để tiến hành so sánh các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam về đồng phạm từ năm 1945 đến nay. Từ đó rút ra những kinh nghiệm lập pháp hình sự quy định về chế định đồng phạm trong tình hình mới.
Chương 2