Giải pháp hồn thiện chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đồng phạm trong pháp luật hình sự việt nam khía cạnh so sánh (Trang 59 - 68)

sự Việt Nam

3.2.1. Nhu cầu, quan điểm hoàn thiện

3.2.1.1. Nhu cầu hoàn thiện

Hồn thiện các quy định BLHS hiện hành nói chung, chế định đồng phạm nói riêng địi hỏi từ chính những nhu cầu khách quan của đời sống xã hội, đặc biệt là nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Pháp luật hình sự nói chung, chế định đồng phạm nói riêng chịu sự tác động của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Cho nên,

khi xã hội xuất hiện những điều kiện, tiền đề làm thay đổi những yếu tố này thì pháp luật hình sự phải thay đổi phù hợp với những yếu tố khách quan, chủ quan mới.

Các yếu tố quan trọng, cơ bản tạo ra nhu cầu cần thiết phải tiếp tục hoàn thiện chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam hiện nay trước hết là:

Trong quá trình đổi mới hơn 30 năm qua, Việt Nam đã đạt được những thành tự kinh tế - xã hội to lớn và có ý nghĩa thời đại, “kinh tế tăng trưởng khá mang sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tại thị trường định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa (XHCN) được đẩy mạnh. Đối với nhân dân được cải thiện rõ rệt. ''

Việc chuyển đồi nền kinh tế kế hoạch tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN đã và đang làm cho các quan hệ kinh tế - xã hội ở Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú. Bên cạnh nhưng mặt tích cực, nền kinh tế tại thị trường XHCN cũng làm nảy sinh nhiều mặt trái là nguyên nhân của những hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội, trong đó có tình hình tội phạm.

Trong sự chuyển đổi cơ chế kinh tế - xã hội, pháp luật nói chung, pháp luật hình sự nói riêng cũng phải thay đổi theo để kịp thời phản ánh những nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Như vậy, để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, điều tất yếu phải đổi mới, hồn thiện pháp luật hình sự, trong đó chế định đồng phạm để tạo ra một cơ sở, pháp lý thống nhất, vững chắc cho cuộc đấu tranh phịng, chống tội phạm được thực hiện bằng hình thức đồng phạm. Chế định đồng phạm phải tiếp tục được hoàn thiện để theo kịp và phải ánh những biến đổi của tình hình kinh tế - xã hội khách quan quy định những đặc điểm cơ bản

của tình hình tội phạm đồng phạm trong giai đoạn phát triển mới của đời sống xã hội.

-Thứ hai, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp

quyền XHCN Việt Nam và cải cách tư pháp.

Xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN là một nhu cầu khách quan, tất yếu ở nước ta hiện nay, vì nó là cơ sở để Nhà nước ta thực hiện đúng đắn bản chất Nhà nước của nhân dân do nhân dân và vì nhân dân, thượng tơn pháp luật.

Những u cầu hồn thiện các quy định pháp luật hình sự về đồng phạm nhằm đáp ứng những địi hỏi của Nhà nước pháp quyền và cơng cuộc cải cách tư pháp ở nước ta hiện nay là :

+Hoàn thiện chế định đồng phạm phải bảo đảm nguyên tắc tôn trọng và bảo vệ quyền cịn người, quyền cơng dân;

+Hồn thiện chế định đồng phạm phải đáp ứng yêu cầu đấu t ranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm được thực hiện bằng hình thức đồng phạm nói riêng;

-Thứ ba, nhu cầu hồn thiện các quy định về đồng phạm cũng xuất phát từ chính những tồn tại, bất cập nhất định cảu chế định này trong BLHS hiện hành.

Đồng phạm và những nội dung của nó ln được sủa đổi, bổ sung theo tiến trình lịch sử lập pháp hình sự. Điều này thể hiện rõ ở chỗ, sự sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hình sự về đồng phạm ở nước ta là do nhu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nhu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong từng thời kỳ phát triển của đất nước, nên chế định này đã phát huy vai trị tích cực của mình trong đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Trong BLHS hiện hành mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017 nhưng so với yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm đồng phạm trong giai đoạn mới thì vẫn cịn những hạn chế, bất cập nhất định như đã phân tích ở trên. Chính vì vậy, việc hồn thiện các quy định về đồng phạm là nhằm khắc phục những khiếm khuyết đó, đồng thời cũng để nhằm mục đích đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm đồng phạm một cách có hiệu quả trong tình hình mới đó.

-Thứ tư, nhu cầu hợp tác quốc tế đấu tranh phịng, chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng

Trong bối cảnh giai đoạn hiện nay, nước ta đang đẩy mạnh tồn diện cơng cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nhất là trong lĩnh vực hợp tác quốc tế đấu tranh phịng chống tội phạm có tổ chức xun quốc gia. Do vậy, Đảng và Nhà nước ta chủ trương: “tăng cường củng cố và tiếp tục mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế về pháp luật, về tư pháp với các nước. Tổ chức tách các điều ước quốc tế mà Nhà nước ta đã kí kết hoặc tham gia. Tiếp tục kí kết hiệp định tuoeng tợ tư pháp với các nước khác, trước hết là các nước láng giềng, các nước trong khu vực, các nước có quan hệ truyền thống, các nước có đơng người Việt Nam sinh sống. …”

Quán triệt chủ trương đó, đến nay Nhà nước ta đã ký kết hoặc tham gia nhiều công ước quốc tế về đấu tranh phịng, chống tội phạm, điển hình là: 03 cơng ước quốc tế về chống ma túy; 09/13 công ước của Liện hợp quốc (LHQ) về chống khủng bố; công ước quốc tế về chống tham nhũng, chống rửa tiền, buôn bán người; công ước quốc tế về chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia…

Với tư cách là quốc gia thành viên tham gia các công ước quốc tế nêu trên, Việt Nam đã tích cực nội luật hóa các u cầu của LHQ về đấu tranh phòng, chống tội phạm quốc tế, tội phạm khủng bố, tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm ma túy, rửa tiền, buôn bán người, tội phạm tham nhũng…Trong BLHS cũng như các luật chuyên ngành về đấu tranh phòng chống tội phạm. Những yêu cầu này khơng chỉ địi hỏi đối với hoạt động lập pháp hình sự mà cịn đối với hoạt động áp dụng pháp luật hình sự đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Trong lĩnh vực lập pháp hình sự, việc tiếp tục sủa đổi bổ sung chế định đồng phạm, nhất là phạm tội có tổ chức là nhằm đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, ổn định, cơng khai, minh bạch, phù hợp với các chuẩn mực chung của pháp luật quốc tế, góp phần đấu tranh phịng, chống có hiệu quả hơn với tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia.

3.2.1.2. Quan điểm cơ bản của việc hoàn thiện chế định đồng phạm Việc hoàn thiện chế định đồng phạm, nhất là chế định phạm tội có tổ chức trong bối cảnh hiện nay cần quán triệt những quan điểm cơ bản sau đây:

-Một là, quán triệt đầy đủ các đương lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là chính sách hình sự.

Chính sách hình sự là “linh hồn”, là nền tảng chính trị - pháp lý của đời sống pháp luật hình sự trong một đất nước. Vì vậy, tr ong q trình đổi mới, hồn thiện pháp luật hình sự nói chung, chế định đồng phạm nói riêng cần phải nghiêm cấm, nhận thức, quán triệt sâu sắc hệ thống các quan điểm, chủ chương, đường lối của Đảng về Nhà nước về đấu tranh phịng, chống tội phạm để q trình này đi đúng hướng và phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam. Chỉ khi nhận thức đầy đử và đúng đắn chính sách hình sự mới thấy rõ được u cầu đấu tranh phòng,

chống tội phạm, nhất là tội phạm đồng phạm, từ đó mới có thể dây dựng được chế định đồng phạm phù hợp, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm đồng phạm trong tình hình hiện nay.

-Hai là, xây dựng, hoàn thiện chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam phải đảm bảo tính tồn diện, thống nhất, đồng bộ và khả thi.

Các chế định trong pháp luật hình sự Việt Nam có mối quan hệ hữu cơ với nhau, không tách rời nhau, ln tồn tại trong một chính thể thống nhất, tác động qua lại và bổ sung cho nhau trong q trình đấu tranh phịng, chống tội phạm. Điều này đòi hỏi việc sửa đổi, bổ sung chế định đồng phạm phải bảo đảm tính tồn diện, thống nhất, đồng bộ và khả thi. Nếu chỉ chú ý nhấn mạnh, điều chỉnh một mặt nào đó của chế định đồng phạm sẽ làm giảm hiệu lực và hiệu quả của chế định này trong đấu tranh phòng, chống tội phạm. Do vậy, khi sửa đổi, bổ sung chế định đồng phạm cần phải xác định đầy đủ mọi vấn đề cần điều chỉnh trong các quy định về đồng phạm. Các quy định về đồng phạm trong phần chung của BLHS phải đảm bảo thống nhất với các quy định về đồng phạm trong phần các tội phạm, đồng thời phải phù hợp với Hiến pháp năm 2013 cũng như các văn bản pháp luật khác có quan hệ trong hệ thống pháp luật. Đặc biệt là, việc hoàn thiện các chế định đồng phạm phải được tiến hành trên cơ sở tổng kết thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự, kế thừa và phát triển những yếu tố hợp lý, những bài học kinh nghiệm trong quá trình lập pháp hình sự thời gian gian qua và dự báo tình hình tội phạm nói chung, tình hình đồng phạm nói riêng trong thời gian tới.

-Ba là, hoàn thiện chế định đồng phạm phải bảo đảm sự phân hóa trách nhiệm hình sự và cá thể hóa hình phạt trong đồng phạm.

Quan điểm này đòi hỏi: Khi xây dựng, hoàn thiện chế định đồng phạm ở các phần chung và phần các tội phạm BLHS phải bảo đảm nguyên tắc tương xứng với tính chất, mức độ nguy hiểm của trường hợp đồng phạm, nhất là phạm tội có tổ chức. Mặt khác, hình phạt được quy định đối với mỗi hình thức đồng phạm, đối với mỗi loại người đồng phạm phải phù hợp với tính chất mức độ nguy hiểm của từng hình thức đồng phạm, từng loại người đồng phạm. Về nguyên tắc, đồng phạm nói chung, phạm tội có tổ chức nói riêng là trường hợp phạm tội có tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn trường hợp phạm tội đơn lẻ, độc lập, vì thế hình phạt được quy định nghiêm khắc hơn.

Trong số những người đồng phạm, người thực hành giữ vị trí, vai trị trung tâm của sự đồng phạm; người tổ chức là nhân vật nguy hiểm nhất; những người đồng phạm có những hoạt động đắc lực trong việc thực hiện tội phạm cũng như gây ra hậu quả của tội phạm phải chịu những chế tài nghiêm khắc hơn những người đồng phạm khác.

-Bốn là, việc hoàn thiện chế định đồng phạm phải đảm bảo tính kế thừa và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp hình sự nước ngồi.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi mà các hệ thống chính trị kinh tế và văn hóa có xu hướng xích lại gần nhau thì mỗi hệ thống pháp luật khơng thể tồn tại một cách hoàn toàn độc lập, khác biệt nhau, đối lập nhau, mà phải bảo đảm sự tương thích nhất định.

Do vậy, việc hồn thiện pháp luật hình sự nói chung, chế định đồng phạm nói riêng, ngồi việc đảm bạo sự phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của nước ta, cần phải tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm lập pháp hình sự của nước ngoài, tinh hoa pháp lý của nhân loại. Nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự là cơ sở để các nhà lập pháp nước ta học hỏi, nghiên cứu các quy định của luật hình sự nước ngồi nhằm tìm kiếm

những mơ hình, những giải pháp pháp luật có thể tiếp thu, vận dụng vào Việt Nam, đáp ứng xu hướng chung của thế giới đương đại. Điều quan trọng là các nhà lập pháp nước ta phải có tư duy mở để sẵn sang tiếp thu cái mới, cái ưu việt của nhân loại .

Trong lập pháp hình sự, việc sử dụng kết quả nghiên cứu so sánh pháp luật hình sự là giải pháp tốt nhất nhằm tiết kiệm chi phí cho hoạt động này, đồng thời nó có thể mang lại những hiệu quả nhất định cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật hình sự có tính khả thi và hiệu quả. Tuy nhiên, tiếp thu kinh nghiệm của nước ngồi trong lĩnh vực lập pháp hình sự quy định chế định đồng phạm khơng có nghĩa sao chép máy móc của nước ngồi để quy định trong pháp luật Việt Nam về chế định đồng phạm mà phải tiếp thu có chọn lọc, phải tiếp thu chắt lọc những hạt nhân hợp lý phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của Việt Nam, nhất là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các giá trị pháp luật truyền thống cảu dân tộc và các yêu cầu khác của quá trình phát triển đất nước.

3.2.2. Giải pháp hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự và đồng phạm

3.2.2.1. Hồn thiện quy định về khái niệm đồng phạm quy định tại khoản 1 Điều 17 BLHS hiện hành.

Nghiên cứu quy định tại khoản 1 Điều 17 BLHS hiện hành về khái niệm đồng phạm cho thấy, cần nghiên cứu sửa đổi, bổ sung một số vấn đề sau đây:

Các nhà làm luật nước ta lên ghi nhận (bổ sung) cụm từ “do cố ý” vào

cuối khoản 1 Điều 17, cụ thể là “Đồng phạm là trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm do cố ý”.

Bởi lẽ, trường hợp có từ hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm với lỗi vơ ý thì khơng bao giờ có đồng phạm.

Mặt khác, khoản 1 Điều 17 BLHS quy định: “đồng phạm là trường

hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm” mới chỉ bao quát

được hành vi của người thực hành (đồng thực hành) chưa phản ánh hành vi tham gia thực hiện tội phạm của những người đồng phạm khác. Trong khi đó, những người đồng phạm khác không trực tiếp thực hiện tội phạm như người thực hành mà chỉ tham gia vào việc thực hiện tội phạm với người thực hành (tổ chức, xúi giụ, giúp sức người thực hành thực hiện tội phạm).

3.2.2.2. Sửa đổi, bổ sung quy định về các loại người đồng phạm. Cụ thể là: Bổ sung quy định về khái niệm người đồng phạm nói

chung, trước khi quy định khái niệm về từng người đồng phạm cụ thể. Sửa lại khái niệm người thực hành theo hướng bao quát được cả

người thực hành gián tiếp, người thực hành thực hiện tội phạm thông qua người khác mà theo quy định của BLHS họ không đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm, theo đó: “Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm hoặc sủ dụng người chưa đủ điều kiện là chủ thể của tội phạm thực hiện hành vi phạm tội”.

Các quy định khái niệm người tổ chức cụ thể hơn nữa, theo đó cần quy định bổ sung khái niệm người chủ mưu, cầm đầu hoặc chỉ huy việc thực hiện tội phạm.

3.2.2.3. Bổ sung điều luật quy định về tổ chức tội phạm.

Đồng phạm có tổ chức (phạm tội có tổ chức) tổ chức phạm tội và tội phạm có tổ chức là những khái niệm pháp lý khác nhau. Trong khi đó, BLHS hiện hành khơng có quy định về tổ chức tội phạm và tội phạm có tổ chức, vì thế không đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phịng chống tội phạm có tổ chức. Theo đó, tơi đề xuất phương án bổ sung quy định của BLHS hiện hành về tổ chức tội phạm như sau:

Bổ sung điều luật (Điều 17) quy định về khái niệm tổ chức tội phạm với nội dung như sau: “tổ chức tội phạm là một nhóm gồm 3 người trở lên, được lập ra để thực hiện tội phạm. Người thành lập hoặc người tham gia tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đồng phạm trong pháp luật hình sự việt nam khía cạnh so sánh (Trang 59 - 68)