Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đồng phạm trong pháp luật hình sự việt nam khía cạnh so sánh (Trang 37 - 41)

sự năm 1985

Pháp luật hình sự Việt Nam quy định vấn đề đồng phạm, cũng như các chế định khác, chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam có q trình hình thành, phát triển và hồn thiện.

Qua nghiên cứu lịch sử lập pháp hình sự ở nước ta từ năm 1945 đến nay cho thấy, pháp luật hình sự (PLHS) Việt Nam quy định vấn đề đồng phạm từ rất sớm. Tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hình sự Việt Nam được ban hành trước năm 1945 mới chỉ đề cập đến vấn đề đồng phạm ở một số khía cạnh nhất định mà chưa có quy định về khái niệm về đồng phạm. Để chỉ trường hợp một tội phạm do nhiều người cùng thực hiện, các văn bản pháp luật hình sự được ban hành sau ngày Cách mạng tháng 8 thành công đã sử dụng nhiều thuật ngữ khác nhau như: “đồng tội”, “cùng mưu”, “cộng

phạm”,“cùng phạm”,“đồng lõa”, và gọi người trực tiếp tội phạm là “chính phạm”, cịn người tham gia thực hiện tội phạm là “tong phạm”, hay “kẻ a tong”. Việc dùng các thuật ngữ này để chỉ đồng phạm và người đồng phạm là

do ảnh hưởng của tư duy pháp lý Châu âu lục địa. . Các đồng phạm và tòng

phạm cũng bị phạt như trên”.Thuật ngữ “đồng phạm” ở đây được hiểu tương

ứng với thuật ngữ coauteur của luật hình sự Pháp với nghĩa là đồng thực hành chứ không phải là đồng phạm theo nghĩa hiện nay, còn thuật ngữ “tòng

phạm” được dùng để chỉ những người cùng tham gia thực hiện tội phạm cùng

Về việc xử lý các trường hợp cộng phạm (đồng phạm), mổ số Sắc lệnh của Nhà nước ta ban hành ở thời kỳ này có quy định: “Những người tòng phạm hoặc oa trữ những tang vật của tội phạm cũng bị xử lý như chính phạm”. (Sắc lệnh số 27/SL ngày 28/02/1946 tuy tố các tội bắt cốc, tống tiền,

ám sát).

Theo nguyên tắc xử lý này thì hành vi “oa trữ” tức là hành vi chứa chấp, tiêu thụ những tang vật của tội phạm cũng bị coi là cộng phạm. Tuy nhiên, trong những văn bản pháp luật hình sự được ban hành sau này như: Sắc lệnh số 133/SL ngày 20/02/1953 trừng trị những tội phạm xâm phạm đến an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại; Sắc lệnh số 267/SL ngày 15/6/1956 trừng trị những âm mưu và hành động phá hoại tài sản của nhà nước, của hợp tác xã, của nhân dân làm cản trở việc thực hiện chính sách, kế hoạch nhà nước. Thì ngun tắc xử lý trong đồng phạm có sự thay đổi theo hướng có sự phân biệt giữa hành vi “oa trữ” là cộng phạm (nếu có sự hứa hẹn trước) với hành vi “oa trữ” không là cộng phạm mà là một hành vi riêng biệt (nếu khơng có sự hứa hẹn trước) và có sự phan biệt các vai trị khác nhau trong cơng phạm như:“Nghiêm trị bọn chủ mưu, cầm đầu, bọn ngoan cố; khoan hồng đối

với những người bị lừa phỉnh, bị ép buộc, lầm đường”,(Sắc lệnh số 133/SL

ngày 20/2/1953 trừng trị những tội phạm xâm phạm đến an toàn nhà nước, đối nội và đối ngoại).

Khi nhận định một người là cộng phạm, cần có đầy đủ căn cứ khách quan và chủ quan, phải chứng minh rằng người đó đã cùng chung hành động với bị can hoặc tổ chức việc thực hiện tội phạm.

“Chủ mưu là kẻ chủ động về mặt tinh thần gây ra tội phạm, gợi ra những âm mưu, phương hướng hoạt động chủ yếu, kích động thúc đẩy đồng bọn hoạt động. Chủ mưu có thể trực tiếp đứng ra cầm đầu điều

khiển hoạt động của tổ chức nhưng cũng có thể khơng tham gia tổ chức hoạt động theo lối ném đá giấu tay.

Cầm đầu tổ chức là những kẻ đứng ra thành lập tổ chức phản cách mạng, khởi thảo hoặc vạy ra những chính cương, điều lệ hoặc các âm mưu, phương hướng chính cho tổ chức phát triển và hoạt động, hoặc các kế hoạch hoạt động để thực hiện tội phạm. Bọn cầm đầu phân công giao trách nhiệm cho đồng bọn và đôn đốc, điều khiển mọi hoạt động của tổ chức và đại thể nắm được toàn bộ hoạt động của tố chức.

Kẻ xúi giục là kẻ biết có tổ chức phản cách mạng, đồng tình hưởng ứng mục đích của tổ chức phả cách mạng nhưng không trực tiếp tham gia tổ chức phản cách mạng, không hoạt động trực tiếp trong tổ chức, không biết hoặc khơng biết đầy đủ về tồn bộ hoạt động của tổ chức phản cách mạng …

Từ sau chiến thắng thực dân Pháp xâm lược, trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành vào những năm 60-70 như: Pháp lệnh ngày 30/10/1967 trừng trị các tội phản cách mạng; Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa; Pháp lệnh ngày 21/10/1970 trừng trị các tội xâm phạm tài sản công dân vẫn chưa đưa ra khái niệm về đồng phạm, nhưng nhận thức và quy định về đồng phạm và những loại người đồng phạm đã có bước tiến bộ đáng kể. Đáng chú ý là trong các văn bản quy phạm pháp luật hình sự nói trên đã phân biệt được các hành vi che giấu phần tử cách mạng, chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản riêng của công dân mà đặc điểm là kẻ chứa chấp, che giấu, tiêu thụ không thỏa thuận trước, bàn bạc trước với phần tử cách mạng hoặc với kẻ chiếm đoạt là các tội riêng biệt (tội che giấu phần tử phản cách mạng, tội chứa chấp hoặc

Tiêu thụ tài sản xã hội chủ nghĩa bị chiếm đoạt, tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản riêng của công dân bị chiếm đoạt) với các trường hợp cộng phạm của các tội phản cách mạng, các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa, các tội xâm phạm tài sản riêng của công dân, trong đó kẻ chứa chấp, che giấu, tiêu thụ đã hứa hẹn trước, thỏa thuận trước với phần tử phản cách mạng

Giải thích rõ như sau:

“Bọn phạm tội có tổ chức - phải xuất phát từ đặc điểm tình hình phạm tội ở nước ta mà hiểu thế nào là phạm tội có tổ chức. Đây là một hình thức cộng phạm của hai hay nhiều người: Trong đó có một số tên cầm đầu, hoặc một số tên đóng vai trị chủ chốt, cùng nhau bàn bạc trước về việc thực hiện một hoặc nhiều tội phạm nào đó, thủ đoạn phạm tội thường là tinh vi, xảo quyệt, vai trò của từng tên, phân cơng giữa bọn chúng trong nhiều trường hợp có thể khơng dứt khốt, rõ ràng; Hoặc lợi dụng, hay nấp dưới danh nghĩa một tổ chức công khai để bàn bạc nhau về việc thực hiện tội phạm; hoặc có khi chúng khơng bàn bạc trước, nhưng do quan hệ công tác hàng ngày nên hiểu ý đồ nhau, rồi cùng hành động phạm tội, mặc nhiên cấu kết nhau chặt chẽ.

Cần chú ý phân biệt hình thức phạm tội có tổ chức với hình thức cộng phạm thơng thường trong đó khơng có sự bàn bạc, phân cơng chặt chẽ trước, khơng có vai trị cầm đầu hoặc chủ chốt, thủ đoạn phạm tội đơn giản” [14, tr.

239].

Như vậy, có thể nói hệ thống PLHS của nước ta từ sau Cách mạ ng tháng Tám năm 1945 cho đến trước khi ban hành BLHS năm 1985, đã có những quy định về chế định đồng phạm, về phạm tội có tổ chức, về hành vi và tên gọi của những loại người đồng phạm. Tuy nhiên, PLHS của nước ta thời kỳ này chưa có quy phạm định nghĩa về người đồng

phạm nói chung cũng như từng loại người đồng phạm cụ thể nói riêng. Mặc dù vậy, những quy định này đã tạo tiền đề quan trọng cho các nhà làm luật nghiên cứu để xây dựng, hoàn chỉnh hơn các quy phạm pháp luật về đồng phạm cũng như về những loại người đồng phạm trong các thời kỳ sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đồng phạm trong pháp luật hình sự việt nam khía cạnh so sánh (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)