pháp luật hình sự Việt Nam qua các giai đoạn phát triển, hoàn thiện
3.1.1. Những điểm tương đồng
Lịch sự pháp luật Hình sự Việt nam đề cập đến vấn đến đồng phạm, những loại người đồng phạm từ sát sớm, ngày trong Quốc triều hình luật đã quy định đến các tội danh cụ thể có liên quan đến đồng phạm.
Cũng như sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước khi ban hành BLHS 1985 thì luật hình sự nước ta có quy định cụ thể hơn về các trường hợp đồng phạm, Chằng hạn, Sắc lệnh số 233/ SL (17/11/1946) quy định: Người phạm tội đưa hối lộ và nhận hối lộ có thể bị tịch thu nhiều nhất là đến ¾ tài sản, những người đồng phạm cũng bị xử phạt sư trên; hay Sắc lệnh 133-SL (20/01/1953 đã quy định trường hợp phạm tội của nhiều người, trong đó gồm bọn chủ mưu, cầm đầu, tổ chức, xúi giục bọn tham gia tổ chức phán cách mạng.
Như vậy nhìn lại lịch sự hình thành và phát triển của luật hình sự nước ta thì đồng phạm đã được quy định từ những ngày đầu có các quy định về luật hình sự. Tuy nhiên, thời gian này trình độ lập pháp cịn đơn giản, các tội phạm khơng có nhiều và khơng có tính chất phức tạp như hiện này cho nên đồng phạm trong Bộ luật hình sự chỉ được để cập ở những tội danh cụ thể hoặc chỉ để cập một khía cạnh của động phạm theo như chế định đồng phạm hiện nay.
Sự tương đồng trong quy định về chế định đồng phạm trong thời gian này xuất phát từ những lý do:
Thứ nhất, sau cách mạng tháng Tám năm 1945 chính quyền nước ta mời thành lập xong tiếp tục đối mặt với những thế lực thù địch từ trong và ngoài nước cho nên việc quan trọng nhất trong giai đoạn này là xử lý các trường hợp chống phá chính quyền, có ý định lật đổ chính quyền nước ta. Chính vì vậy mà trong các quy định của Bộ luật hình sự thời kỳ này ln có các quy định có tính răn đe và hạn chế các thế lực thù địch trong và ngồi nước có dã tâm lật đổ chính quyền nước hoặc hoặc hỗ trợ các thế lực phản động.
Cho đến tận sau năm 1975 khi đất nước ta đã hồn tồn được giải phịng khỏi giặc ngoại xâm nhưng đất nước vẫn gặp rất nhiều khó khăn, nền kinh tế nước ta sau hơn 30 năm kháng chiến đã hoàn toàn kiệt quệ và lạc hậu. Đội ngũ cán bộ trí lực cịn mỏng thiếu cả về nhân lực và trí lực địi hỏi cần phải đào tạo và bổ sung khẩn cấp. Tuy nhiên trong giai đoạn cịn nhiều khó khăn, tư tưởng chính trị chưa vững vàng kiên định và đừng trước nhiều sự dụ giỗ của các tàn dư thế lực thủ địch, chống phá nước ta nên việc vẫn phải đảm bảo có các quy định về chống phá, lật đổ nước ta vẫn cần hoàn thiện trong các quy định pháp luật
Trải qua q trình khó khăn sau khi chống giặc ngoại xâm và giải phóng đất nước thì các quy định trong BLHS nói chung và Chế định đồng phạm nói riêng cần có những sửa đổi để hồn thiện và phù hợp với tình hình thực tế của đất nước.
Tính hình đất nước trong thời kỳ sau năm 1985 đã giành được những thành tưu quan trọng trên một số lĩnh vực, cải biến được một phần cơ cầu của nên kinh tế - xã hội, tạo ra những cơ sở đầu tiên cho sự phát triển. bộ luật hình sự năm 1985 đã kế thừa và phát triển thành tưu của
luật hình sự Việt Nam, nhất là từ sau cách mạng tháng Tám, đúc kết từ kinh nghiệm đấu tranh , phòng chống tội phạm. nếu pháp luật về chế định đồng phạm trước đó chỉ dừng lại ở các văn bản quy định chi tiết về từng tội danh có yếu tố đồng phạm thì đến Bộ luật hình sự 1985 là việc pháp điển hóa về hình sự và đánh đầu một bước tiền vượt bậc về kỹ thuật lập pháp hình sự ở nước ta nói chung và đối với chế định đồng phạm nói riêng.
Kế thừa và phát huy chế định đồng phạm tại BLHS 1985 thì đến BLHS 1999 và BLHS 2017 cũng đã khẳng định lại sự đúng đắn trong các quy định về đồng phạm trong thời ký hiện nay. Đặc biệt là bản chất của chế định đồng phạm liên quan đến khái niệm đồng phạm, các loại người đồng phạm và hình thức đồng phạm việc sửa đổi qua các năm chỉ là làm rõ lại bản chất của đồng phạm căn cứ trên nên tảng lập pháp hình sự Việt Nam từ trước đến nay đặc biệt là từ BLHS 1985.
3.1.2. Những điểm khác biệt trong các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam qua các giai đoạn phát triển.
Các quy định pháp luật là sự điều chỉnh của nhà nước đối với các quan hệ xã hội, căn cứ vào tình hình kinh tế, văn hóa xã hội mà nhà nước có những quy định, sự điều chỉnh các quy định pháp luật sao cho phù hợp với tình hình thực tế của đất nước. Do vậy qua các giai đoạn phát triển thì các quy định pháp luật hình sự về đồng phạm cũng có những sự khác biệt cơ bản:
Thứ nhất, từ giai đoạn năm 1945 đến trước năm 1985, quy định pháp luật về đồng phạm chỉ dừng lại ở việc liệt kê, quy định chi tiết các tội danh về đồng phạm.
Thứ hai, từ năm 1985 đến nay, chế định đồng phạm đã được khái quát và cụ thể. Quy định pháp luật đã cụ thể về mặt khái niệm đồng
phạm, các loại người đồng phạm, hình thức đồng phạm và quy định chung về trách nhiệm hình sự trong đồng phạm đối với từng giai đoạn phạm tội và từng loại người phạm tội căn cứ trên sự đóng góp, góp sức, vai trị trong q trình phạm tội.
Thứ ba, một điểm khác nhau cơ bản nữa là căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế của đất nước mà việc xác định trách nhiệm hình sự đối với các loại người đồng phạm và hình thức đồng phạm cũng có sự khác biệt cơ bản. Đây là một điểm tiến bộ trong hoạt động lập pháp hình sự.
Trên đây là những sự khác biệt cơ bản trong các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam liên quan đến đồng phạm. Đặc biệt là điểm khác biệt khi BLHS 2015 đã có quy định về loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm khi người thực hành vượt quá hành vi
3.1.3. Những yếu tố dẫn đến sự tương đồng và khác biệt
Thứ nhất, mỗi BLHS ban hành tại những thời điểm Đảng và Nhà nước có những chính sách, cơng cuộc cải cách, đổi mới nên kình tế. Ví dụ như BLHS 1999 là sản phẩm mang đậm dấu ấn thời ký đầu của quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang nên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, do vậy chưa thực sự phát huy tác dụng bảo vệ và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa phát triển một cách lành mạnh.
Thứ hai, mỗi BLHS là sự thế chế hóa những quan điểm, chủ trướng mới của Đảng và Nhà nước về cải cách tư pháp được thể hiện tại các Nghị quyết, một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới cũng như chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam nói chung, pháp luật hình sự Việt Nam nói riêng trong đó có chế định đồng phạm khi với sự phát triển của kinh tế, công nghệ ngày càng phát triển việc tổ chức phạm tội ngày cang tinh vi hơn.
Thứ ba, sự khác nhau của các BLHS cũng thể hiện sự phát triển trong quá trình lập pháp, đặc biệt là sự phát triển của các bản Hiến pháp tại Việt Nam. Hiến pháp với sự phát triển và ghi nhận, đảm bảo thực hiện các quyền con người, quyền công dân đặt ra yêu cầu phải tiếp tục đổi mới, hoàn thiện cả hệ thống pháp luật trong đó có các quy định pháp luật hình sự với vai trị là công cụ pháp lý quan trọng và sắc bén trong việc bảo đảm, bảo vệ quyền con người, quyền cơ bản của công dân.
Thứ tư, trong các văn bản pháp luật hình sự sau năm 1945 hay BLHS 1985, BLHS 1999 cũng phần nào chưa đề cập được đầy đủ, kịp thời các hành vi vi phạm có tính chất phổ biến hay chưa phản ánh được những đặc điểm và yêu cầu của các tội phạm trong BLHS nói chung. Và chưa làm rõ được bản chất của đồng phạm nói riêng trong đề tài này. Các quy định pháp luật là sự điều chỉnh của nhà nước đối với các quan hệ, trong pháp luật hình sự là các quan hệ có tình nguy hiểm cho xã hội, các quan hệ này dựa vào tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa của đất nước mỗi thời ký khác nhau lại có mức độ nguy hiểm và ảnh hướng khác nhau, chính vì vậy vậy mà mỗi thời kỳ, giai đoạn phát triển đất nước khác nhau lại có sự khác nhau trong các quy định pháp luật.