Chế định đồng phạm trong Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đồng phạm trong pháp luật hình sự việt nam khía cạnh so sánh (Trang 46 - 55)

bổ sung năm 2017)

Mặt khác, nhiều tội phạm mới phát sinh trong quá trình vận hành nền kinh tế chưa được kịp thời bổ sung hoặc tuy đã được bổ sung, nhưng chưa đầy đủ, toàn diện, nhất là các tội phạm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại, tài chính, ngân hàng, thuế, bảo hiểm, chứng khoán, tội phạm trong lĩnh vực môi trường,… Những hạn chế này đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của nền kinh tế cũng như hiệu quả của cơng tác đấu tranh phịng chống tội phạm và đòi hỏi cần phải tiếp tục hồn thiện BLHS để góp phần bảo vệ và thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.

Do đó, việc xây dựng , ban hành BLHS mới nhằm thay thế BLHS năm 1999 là hoàn toàn đúng đắn và hết sức cần thiết.

So với quy định của BLHS năm 1999, thì về cơ bản BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 sau đây gọi chung là BLHS năm 2015 giữ nguyên các nội dung quy định về đồng phạm của BLHS năm 1999 và có một số điểm mới như sau:

Thứ nhất,về mặt kỹ thuật lập pháp thì Điều 17 BLHS năm 2015, được quy định thành 4 khoản (so với BLHS năm 1999 chỉ gồm 3 khoản), cụ thể là:

Khoản 2 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định: “2. Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm” thì được sửa đổi thành khoản 3 của Điều 17 BLHS năm 2015 và có sự thay đổi về kết cấu khi quy định như sau:

Khoản 3 Điều 20 BLHS năm 1999 quy định về phạm tội có tổ chức được chuyển thành khoản 2 Điều 17 BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.

Như vậy, Điều 17 BLHS năm 2015, thay đổi trật tự các khoản của Điều 20 của BLHS năm 1999 là phù hợp và đảm bảo được tính logic cả về mặt nội dung và hình thức của chế định về đồng phạm. Theo quy định của Điều 20 BLHS năm 1999 thì phạm tội có tổ chức được đặt ở vị trí sau nội dung quy định về các loại người đồng phạm. Theo chúng tơi, cách thức đặt vị trí của Điều 20 BLHS năm 1999 là chưa phù hợp. Khác với các vụ án đồng phạm trong trường hợp bình thường là chỉ cần có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm thì phạm tội có tổ chức bên cạnh phải thỏa mãn các dấu hiệu bắt buộc của một vụ án đồng phạm mà còn phải thỏa mãn dấu hiệu “câu kết chặt chẽ” giữa những người đồng phạm.

- Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính tốn kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi cịn chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm.

Do đó, phạm tội có tổ chức là một hình thức đặc biệt của đồng phạm. Chính vì vậy, về mặt kỹ thuật lập pháp để đảm bảo tính hợp lý về kết cấu các nội dung trong cùng một điều luật thì phạm tội có tổ chức cần được sửa đổi đặt ngay sau khái niệm về đồng phạm như quy định của Điều 17 BLHS năm 2015.

Thứ hai, về mặt nội dung, thì Điều 17 BLHS năm 2015, đã bổ sung quy

định mới là:“Người đồng phạm không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành

vi vượt quá của người thực hành” vào khoản 4 Điều 17 BLHS. Như vậy, điều

17 BLHS năm 2015,quy định về đồng phạm chỉ có một điểm mới so với Điều 20 BLHS năm 1999 là ghi nhận việc loại trừ trách nhiệm hình sự của những đồng phạm khác đối với hành vi vượt quá của người thực hành. Chúng tôi cho rằng đây là một điểm mới và tích cực

của BLHS năm 2015, vì khi đã khắc phục được hạn chế của BLHS năm 1999 về vấn đề này. Thực tiễn cho thấy, không phải mọi trường hợp những người thực hành đều thực hiện đúng và đầy đủ các hành vi đã được thỏa thuận trước khi thực hiện tội phạm mà trên thực tế những người thực hành có thể thực hiện hành vi vượt quá yêu cầu của những người đồng phạm khác. Khoa học luật hình sự gọi là hành vi vượt quá của người thực hành. Xuất từ nguyên tắc

“chịu trách nhiệm độc lập về việc cùng thực hiện tội phạm”, thì những người

đồng phạm, bên cạnh việc chịu trách nhiệm chung về việc cùng thực hiện một tội phạm thì cịn phải chịu trách nhiệm hình sự riêng đối với hành vi mà cá nhân người đồng phạm đó thực hiện và khơng có sự “Cố ý cùng tham gia”

của những người đồng phạm khác. Chính vì vậy, đối với hành vi vượt quá của người thực hành thì những người đồng phạm cịn lại khơng phải chịu trách nhiệm về hành vi vượt quá của người thực hành và người thực hành có hành vi vượt quá mới phải chịu trách nhiệm hình sự riêng về hành vi vượt quá này. Đây là một điểm mới tích cực và nổi bật về quy định đồng phạm của BLHS năm 2015,so với BLHS năm 1999. Nội dung này đã khắc phục được hạn chế lớn của BLHS năm 1999 trong việc xác định trách nhiệm hình sự đối với hành vi vượt quá của người thực hành góp phần đảm bảo nguyên tắc cơng bằng trong luật hình sự, góp phần đấu tranh phịng, chống tội phạm.

Thứ ba, BLHS năm 2015 đã có sửa đổi, bổ sung quan trọng liên quan

đến người giúp sức trong đồng phạm tại khoản 2 điều 54.

Theo đó, “tịa án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng nhưng khơng bắt buộc phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật đối với người phạm tội lần đầu là người giúp sức trong vụ án đồng phạm có những vai trị

khơng đáng kể”. Quy định này đáp ứng được địi hỏi của ngun tắc ca thể hóa hình phạt và phù hợp với tính chất ít nguy hiểm của người giúp sức so với những người đồng phạm khác.

Thứ tư, BLHS năm 2015 đã sửa đổi quy định “hành vi thành lập, tham gia hóm tội phạm”– một dạng của hành vi đồng phạm là hành vi chuẩn bị phạm tội tại khoản 1 điều 14 Bộ luật này. Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 của điều 14 thì những người có hành vi thành lập, tham gia nhóm tội phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội quy định tại một trong 25 điều đã được liệt kê tại khoản 2 của điều 14. Quy định này đã tội phạm hóa một trường hợp phạm tội ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội. Đây cũng là sự phản ảnh tất yếu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm hiện nay.

Với những sửa đổi, bỏ sung nêu trên cho thấy, chế định đồng phạm được quy định trong BLHS năm 2015, về cơ bản có sự hồn thiện và đầy đủ hơn so với BLHS năm 1999. Do vây, đã phần nào đáp ứng được yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm được thực hiện bằng hình thức đồng phạm, nhất là đồng phạm có tổ chức đang có chiều hướng ga tăng trong tình hình hiện nay.

Tuy nhiên, những quy định của BLHS năm 2015 về đồng phạm nói chung và các vấn khác quan trọng đến đồng phạm nói riêng so với yêu cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong tình hình hiện nay vẫn còn một số hạn chế, bất cập cần ngjieen cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện cụ thể là:

+Một là:

Định nghĩa pháp lý về khái niệm đồng phạm tại khoản 1 điều 17 BLHS hiện hành chưa thật sự chính xác về mặt khoa học khi quy định: “đồng phạm

tội phạm”. Quy định như vậy về đồng phạm mới chỉ bao quát được hành

vi của người thực hành (đồng thực hành) mà chưa phản ánh được những hành vi phạm tội của những người đồng phạm khác (người tham gia vào việc thực hiện tội phạm cùng với người thực hành). Trong khi đó, những người đồng phạm khác (người tổ chức, người xúi giụ, người giúp sức) không cùng trực tiếp thực hiện hành vi khách quan của tội phạm như người thực hành mà họ chỉ tham gia vào việc thực hiện tội phạm (một tội hoặc nhiều tội) cùng với người thực hành bằng hành vi tôt chức việc thực hiện tội phạm, xúi giục việc thực hiện tội phạm hoặc giúp sức việc thực hiện tội phạm.

+Hai là:

Nội dung quy định tại khoản 3 điều 17 BLHS về các loại người đồng phạm còn chung chung, đơn giản, chưa đầy đủ, cụ thể như:

Khái niệm người thực hành chưa bao quát được trường hợp người thực hành không phải là người trực tiếp thực hiện hành vi khách quan của tội phạm mà lại sử dụng (hoặc lợi dụng) người khác chưa đủ các điều kiện về chủ thế của tội phạm thực hiện hành vi khách quan của tội phạm (thực hiện tội phạm thơng qua người khác). Trong khí đó, cả về lý luận và thực tiễn đều quan niệm đó là người thực hành. Tham khảo BLHS của Cộng hòa Liên bang Đức, dạng người này được gọi là người thực hành (thực hiện) giá tiếp. Mặt khác, BLHS năm 2015 cũng chưa ghi nhận “người đồng thực hành”trong nội hàm khái niệm người thực hành, trong khi đây là loại người đồng phạm phổ biến trong thực tiễn. Nhue vậy, về mặt lập pháp hình sự cần có sự ghi nhận vấn đề này để đảm bảo việc xử lý trách nhiệm hình sự của người thực hành được chính xác.

Định nghĩa người tổ chức mới chỉ liệt kê được các dạng người tổ chức như: chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, trong khí đó khơng có định nghĩa

chính thức về các loại người tổ chức này trong BLHS. Do vậy, định nghĩa người tổ chức còn hết sức triu tượng.

Định nghĩa người xúi giục cũng chỉ liệt kê một số thử đoạn xúi giục người khác thực hiện tội phạm như: “kích động, dụ dỗ, thúc đẩy”. Việc liệt kê như vậy không khái quát được bản chất của hành vi xúi g iục trong đồng phạm mà chỉ phản ánh được một số biểu hiện cụ thể của hành vi này.

+Ba là:

Quy định tại Điều 17 BLHS năm 2015 chưa thực sự tạo cơ sở pháp lý để xử lý triệt để các hành vi nguy hiểm cho xã hội mà không cấu thành đồng phạm hoặc không xác định được quan hệ đồng phạm, đó là hành vi tổ chức, xúi giục, giúp sức người khác thực hiện tội phạm nhưng người này lại không thực hiện tội phạm (tổ chức, xúi giục, giúp sức không thành) hoặc thực hiện một tội phạm khác (không xác định được quan hệ đồng phạm).

Mặt khác, trong BLHS năm 2015 (trước đó là BLHS năm 1999) khơng có điều luật nào quy định về “tổ chức tội phạm” và “tội phạm có tổ chức” mặc dù có một số loại hành vi phạm tội được gắn với từ “tổ chức” (có tính tổ chức) như: Tội thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân (Điều 109); tội tổ chức đua xe trái phép (Điều 265); tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255); …

Còn trong thực tế đấu tranh phòng, chống tội phạm cho thấy có sự xuất hiện “kiểu”, “hình thái” tội phạm mới, tội phạm kiểu “xã hội đen” (tội phạm có tổ chức) xảy ra ngày càng nhiều. Vấn đề “tội phạm có tổ chưc” cũng được đề cập trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước trong những năm gần đây, chẳng hạn trong Chỉ thị số 48/CTTW ngày 22/10/2010 của Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam về

tăng cường sự lãnh đạo của đảng đối với cơng tác phịng, chống tội phạm trong tình hình mới.

+Bốn là:

Điều 17 BLHS năm 2015 quy định về đồng phạm và đồng phạm có tổ chức (phạm tội có tổ chức) mới chỉ đề cập đến chủ thể là thể nhân (con người có đủ điều kiện về chủ thể của tội phạm), chưa đề cập đến chủ thể là pháp nhân thương mại, Trong khi đó, các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự áp dụng đối với pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều 85 BLHS năm 2015 có những tình tiết “câu kết với pháp nhân thương mại khác để phạm tội”. Như vậy, Điều 17 BLHS năm 2015 quy định chế định đồng phạm vơ hình chng đã loại trừ pháp nhân thương mại là chủ thể đồng phạm nói chung, đồng phạm tổ chức nói riêng. Đây có thể là một bất cập, một “lỗ hổng” của pháp luật hình sự khi các pháp nhân thương mại câu kết chặt chẽ với hhau để thực hiện tội phạm.

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm tích cực của BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 khi bổ sung nội dung “Người đồng phạm khơng phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vượt quá của người thực hành” thì chúng tơi cho rằng quy định này cần phải được hồn thiện hơn nữa.

Đó là, khi BLHS năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về “Hành vi vượt quá” của người thực hành nhưng chưa đưa ra khái niệm hoặc cách thức xác định “Hành vi vượt quá” của người thực hành hoặc ranh giới phân định “Hành vi vượt quá” hay “ không là hành vi vượt quá” của người thực hành. Bởi vì, thực tiễn xét xử cho thấy để xác định hành vi của người thực hành đã thực hiện trong vụ án đồng phạm có phải là hành vi vượt quá hay khơng gặp rất nhiều khó khăn.

Như phân tích trên, để xác định hành vi thực hiện là vượt quá hay khơng vượt q thì phải xác định được các đồng phạm khác có cùng cố ý hoặc cùng mong muốn thực hiện hành vi đó hay khơng.

Điều này có nghĩa rằng, ranh giới để phân biệt hành vi vượt quá hay hành vi không vượt quá phục thuộc vào việc làm rõ nhận thức và mong muốn bên trong của người đồng phạm, tức là phụ thuộc và việc xác định lỗi trong dấu hiệu chủ quan của hành vi được thực hiện. Nếu lỗi trong dấu hiệu chủ quan của hành vi đó là “cùng cố ý” thực hiện hành vi thì hành vi này được xem là hành vi vượt quá và ngược lại, nếu lỗi trong dấu hiệu chủ quan của hành vi đó là “khơng cùng cố ý” thực hiện hành

vi thì hành vi này khơng được xem là hành vi vượt quá của người đồng phạm.

Hơn nữa, vấn đề loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác (không phải là người thực hành như: người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức) trong vụ án có đồng phạm, khơng chỉ có liên quan đến hành vi vượt quá của người thực hành mà còn liên quan đến nhiều chế định khác như: Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội,

xác định lỗi, các điều kiện của đồng phạm và phạm tội có tổ chức.v.v... nhưng hành vi vượt quá của người thực hành lại liên quan trực tiếp đến việc loại trừ trách nhiệm hình sự đối với người đồng phạm khác, nên có thể nói hành vi vượt quá của người thực hành chính là điều kiện (căn cứ) để loại trừ trách nhiệm hình sự đối với những người đồng phạm khác.

Tiểu kết chương

Tóm lại, Đồng phạm là một hiện tượng xã hội – pháp lý mang tính chất lịch sử, khách quan. Việc hình thành, tồn tại và phát triển của các chế định đồng phạm trong luật hình sự Việt Nam gắn liền với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội và u cầu đấu tranh phịng, chống tội phạm trong từng giai đoạn cách mạng, là q trình có sự kế thừa chọn lọc những kinh nghiệm, thành tựu lập pháp hình sự từ năm 1945 đến nay.

Việc nghiên cứu, so sánh chế định đồng phạm qua các giải đoạn nhằm mục đích đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội quá từng thời kỳ để làm cơ sở cho việc xác định trách nhiệm hình sự của từng loại người đồng phạm, từng hình thức đồng phạm.

Chương 3

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đồng phạm trong pháp luật hình sự việt nam khía cạnh so sánh (Trang 46 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)