Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự về đồng phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đồng phạm trong pháp luật hình sự việt nam khía cạnh so sánh (Trang 68 - 74)

của Bộ luật hình sự về đồng phạm

3.3.1. Tăng cường giải thích pháp luật, hướng dẫn áp dụng pháp luật.

Tuy nhiên, pháp luật với vị trí và vai trị vốn có của nó là một cơng cụ chủ yếu của nhà nước để quản lý nhà nước và xã hội.

Trong thời gian qua, mặc dù có nhiều quy định của BLHS cịn có những cách hiểu khác nhau dẫn đến có những vướng mắc trong thực tiễn áp dụng pháp luật ở Tòa án các cấp nhưng cịn thiếu sự giải thích chính thức, kịp thời của các cơ quan có thẩm quyền, do đó phần nào đã ảnh hưởng tới chất lượng giải quyết, xét xử các loại án của Tòa án các cấp. Nghiên cứu thực tiễn áp dụng pháp luật của hệ thống Tịa án các cấp, chúng tơi nhận thấy cịn có những vướng mắc, cách hiểu khác nhau liên quan đến chế định đồng phạm, xác định vai trò của từng loại người đồng phạm làm căn cứ để xác định TNHS và quyết định hình phạt đối với họ. Do vậy, cần phải có sự giải thích và hướng dẫn áp dụng thống nhất các quy phạm pháp luật hình sự về những loại người đồng phạm của các cơ quan có thẩm quyền.

3.3.2. Nâng cao năng lực, trình độ chun mơn nghiệp vụ, ý thức pháp luật và trách nhiệm nghề nghiệp của đội ngũ thẩm phán Tòa án các cấp

Để thực hiện những yêu cầu trên, chúng tôi cho rằng vấn đề chủ yếu hiện nay là cần tăng cường về số lượng, tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ thẩm phán theo hướng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, trình độ chính trị, đạo đức nghề nghiệp và ý thức pháp luật của đội ngũ này ở ngành Tòa án, đặc biệt là ở Tịa án cấp quận, huyện. Bên cạnh đó, ngành Tịa án cần tổng điều tra, thống kê, nhận xét, đánh giá toàn diện thực trạng đội ngũ cán bộ như: số lượng cán bộ, trách nhiệm, phẩm chất đạo đức, năng lực trình độ của cán bộ.

Đây là một trong những việc cần làm cần thiết. Ngoài việc tăng cường đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ, năng lực và ý thức pháp luật, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ thẩm phán, đồng thời cần thiết phải tăng cường các điều kiện về cơ sở vật chất

và phương tiện làm việc của các cơ quan này, cần phải có chế độ chính sách đãi ngộ thích đáng cho đội ngũ cán bộ Tịa án để họ có thêm động lực cống hiến cho đất nước và tránh xa được những cám dỗ vật chất tầm thường có ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng xét xử.

3.3.3. Tăng cường kiểm sát việc áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến những loại người đồng phạm của Viện kiểm sát nhân dân

Là một trong những cơ quan trọng yếu trong bộ máy các cơ quan tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân với vị trí, vai trị là cơ quan bảo đảm cho nền pháp chế được thực hiện nghiêm chỉnh và thống nhất cần phải thực hiện sự đổi mới cả về tổ chức và hoạt động thì mới hồn thành được nhiệm vụ của mình trước những yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát đã được Nghị quyết số 08/NQ-TW ngày 02/01/2002 "Về một số nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới" của Bộ chính trị đã xác định: Viện kiểm sát các cấp thực hiện tốt chức năng công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án, trong suốt quá trình tố tụng nhằm đảm bảo khơng bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội, xử lý kịp thời những sai phạm của những người tiến hành tố tụng khi thi hành nhiệm vụ. Nâng cao chất lượng công tố của Viện kiểm sát tại Tòa án, đảm bảo tranh tụng dân chủ với luật sư, người bào chữa và những người tham gia tố tụng khác. Trước mắt, Viện kiểm sát giữ nguyên chức năng và nhiệm vụ như hiện nay là thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân được tổ chức phù hợp với tổ chức của Tòa án nhân dân. Nghiên cứu chuyển đổi Viện kiểm sát thành Viện công tố, tăng cường trách nhiệm của công tố trong hoạt động điều tr a.

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay ngành kiểm sát nhân dân cần tăng cường thực hiện chức năng, nhiệm vụ thực hành quyền công tố nhà nước và kiểm sát việc tuân theo pháp luật đối với các hoạt động khởi tố, điều tra, xét xử, thi hành án.

Về phương diện lý luận, áp dụng pháp luật nói chung đã được các nhà khoa học pháp lý làm sáng tỏ, thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự nói chung và pháp luật hình sự về những loại người đồng phạm ở nước ta thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Sự phối hợp giữa cơ quan điều tra, Tòa án Viện kiểm sát về cơ bản đã đáp ứng được nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật.

Tuy nhiên, qua công tác tổng kết, đánh giá thực tế cho thấy công tác kiểm sát việc áp dụng pháp luật hình sự nói chung và áp dụ ng pháp luật hình sự về những loại người đồng phạm vẫn cịn bộc lộ một số yếu kém, hạn chế như: nhiều kiểm sát viên, nhiều đơn vị không thực hiện được công tác kiểm sát áp dụng pháp luật hình sự ngay từ giai đoạn đầu, còn thụ động trong việc điều tra của cơ quan điều tra hoặc là làm thay một số thao tác của điều tra viên, không theo dõi để ra yêu cầu điều tra, hoặc là bỏ mặc cho điều tra viên tiến hành điều tra một cách độc lập, còn bỏ lọt tội phạm thậm chí cịn làm oan người vơ tội… Những vi phạm trên cho thấy chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm sát việc áp dụng pháp luật hình sự nói chung và áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến những loại người đồng phạm của Viện kiểm sát nhân dân cịn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.Trong đó chủ yếu là do ý thức pháp luật cao hay thấp và năng lực áp dụng pháp luật trong hoạt động thực tiễn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan Tòa án nhân dân.

Tiểu kết chương

Những vi phạm trên cho thấy chất lượng và hiệu quả của công tác kiểm sát việc áp dụng pháp luật hình sự nói chung và áp dụng pháp luật hình sự liên quan đến những loại người đồng phạm của Viện kiểm sát nhân dân còn bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém.Trong đó chủ yếu là do ý thức pháp luật cao hay thấp và năng lực áp dụng pháp luật trong hoạt động thực tiễn của cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân và cơ quan Tòa án nhân dân.

Đồng phạm là hình thức phạm tội đặc biệt, có tổ chức, có tính nguy hiểm cao cho xã hội và rất dễ gây ra những thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng. Dựa trên việc so sánh các chế định đồng phạm qua các giai đoạn phát triển từ đó chỉ ra những điểm tương đồng, khác biệt, nguyên nhân của những điểm tương đồng khác biệt này để từ đó có những góp ý, ý kiến để hồn thiện chế định đồng phạm trong BLHS

KẾT LUẬN

Đồng phạm là một chế định phức tạp trong luật hình sự khơng chỉ đối với pháp luật hình sự nước ta mà đối với cả pháp luật hình sự các nước trên thế giới. Liên quan đến chế định đồng phạm có nhiều vấn đề cịn đang gây tranh luật trong quá trình nghiên cứu khoa học hình sự cung như các hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực này.

Cho đến nay, việc so sánh các chế định đồng phạm trong luật hình sự vẫn chưa được các nhà lập pháp quan tâm một cách thỏa đáng mặc dù đây là một quá trình quan trọng trong việc xây dựng và hồn thiện hệ thống pháp luật hình sự nói chung và chế định đồng phạm nói riêng.

Đề tài “Đồng phạm trong pháp luật hình sự Việt Nam khía cạnh so sánh” được học viên lựa chọn cũng xuất phát từ thực tiễn và mong muốn hoàn thiện chế định đồng phạm trong pháp luật hình sự ở nước ta, có những góc nhìn so sánh chế định đồng phạm qua từng thời kỳ phát triển, hồn thiện pháp luật hình sự trên cơ sở tình hình kinh tế văn hóa chính trị ở nước ta. Đặc biệt trong xu thế hội nhập kinh tế hiện nay thì việc đưa ra những so sánh chế định đồng phạm trong lịch sự phát triển đất nước là hết sức cần thiết đề có những cái nhìn đúng đắn và rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lập pháp. Đồng thời qua luận văn, tác giá cũng muốn góp thêm một tiếng nói chung đối với các nhà lập pháp trong việc hướng dẫn chi tiết luật hình sự liên quan đến chế định đồng phạm trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đồng phạm trong pháp luật hình sự việt nam khía cạnh so sánh (Trang 68 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)