Giai đoạn từ khi ban hành Bộ Luật Hình sự năm 1985 trước khi ban hành Bộ luật hình sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đồng phạm trong pháp luật hình sự việt nam khía cạnh so sánh (Trang 41 - 46)

khi ban hành Bộ luật hình sự 2015

Trong BLHS năm 1985 chế định về đồng phạm được quy định tại điều 17 như sau:

“Hai hoặc nhiều người cố ý cùng thực hiện một tội phạm là đồng phạm.

Thuật ngữ "đồng phạm" đã được sử dụng thay thế cho thuật ngữ "cộng

phạm", “tòng phạm” đã từng được sử dụng trong các văn bản pháp luật hình

sự trước đây, mặc dù bản chất pháp lý của thuật ngữ đó khơng thay đổi nhưng sử dụng thuật ngữ "đồng phạm" là chính xác hơn. Đồng phạm ở đây chỉ sự kiện đồng phạm, quan hệ đồng phạm, người đồng phạm bao gồm cả người thực hành, người tổ chức, người xúi giục, người giúp sức, khác hẳn với nghĩa cộng phạm chỉ người đồng thực hành trong Sắc lệnh số 223-SL ngày 17/11/1946 về truy tố các tội hối lộ, phù lạm, biển thủ công quỹ hoặc trong luật hình sự các nước tư bản.

- Như vậy muốn xác định có sự kiện đồng phạm hay khơng thì sự kiện đó phải thỏa mãn một số điều kiện khách quan và chủ quan sau đây:

“Phải có hai hoặc nhiều người cùng tham gia thực hiện một tội phạm. Phải có sự cố ý trong việc thực hiện tội phạm ấy.

Về mặt chủ quan, những người đồng phạm phải có sự cùng cố ý tham gia thực hiện một tội phạm”.

2.Người thực hành là người trực tiếp thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

3.Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa nhưng người cùng thực hiện tội phạm.

4.Khi quyết định hình phạt, phải xét đến tính chất đồng phạm, tính chất và mức độ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Những người đồng phạm đã cùng nhau phạm tội nhiều lần theo một kế hoạch thống nhất trước…

Những người đồng phạm chỉ thực hiện tội phạm một lần, nhưng đã tổ chức thực hiện tội phạm theo một kế hoạch được tính tốn kỹ càng, chu đáo, có chuẩn bị phương tiện hoạt động và có khi chuẩn bị cả kế hoạch che giấu tội phạm…”

Thêm vào đó, tại Nghị quyết số 01/HĐTP ngày 19/4/1989 của Hội đồng thẩm phán TANDTC về hướng dẫn bổ sung việc áp dụng một số quy định BLHS còn hướng dẫn cụ thể điều kiện để được miễn TNHS đối với người tổ chức, xúi giục, giúp sức theo Điều 16 BLHS năm 1985 về tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội như sau:

“ Nếu người thực hành tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội, nghĩa là tự mình khơng thực hiện tội phạm đến cùng, mặc dù khơng có gì ngăn cản, thì tội phạm khơng thể hồn thành, hậu quả mà kẻ phạm tội mong muốn khơng xảy ra. Trong các vụ án có đồng phạm, nếu người xúi giục hoặc người tổ chức hay người giúp sức tuy tự ý nửa chừng từ bỏ ý định phạm tội, nhưng không áp dụng những biện pháp cần thiết để ngăn

chặn kẻ thực hành thực hiện tội phạm, thì tội phạm vẫn có thể được thực hiện, hậu quả của tội phạm vẫn có thể xảy ra.

Người xúi giục, người tổ chức, người giúp sức được miễn trách nhiệm hình sự theo điều 16 Bộ luật hình sự trong trường hợp họ ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm, hậu quả của tội phạm không xảy ra. Nhưng nếu việc họ đã làm không ngăn chặn được việc thực hiện tội phạm, hậu quả của tội phạm vẫn xảy ra, thì họ có thể vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. …”

Trong 15 năm áp dụng, BLHS năm 1985 đã có 4 lần sửa đổi, bổ sung vào các năm 1989, 1991, 1992 và 1997. Trong các lần sửa đổi bổ sung này, chế định đồng phạm vẫn tiếp tục được quy định tại điều 17 với nội dung như lúc mới hoàn thành.

Ngoài ra, BLHS năm 1985 cũng như các lần sửa đổi, bổ sung sau đó cịn quy định phạm tội có tổ chức là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điểm a khoản 1 điều 39; là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng trong nhiều điều luật quy định tôi phạm cụ thể.

Thực tiễn xét xử cho thấy, sau khi định nghĩa pháp lý của khái niệm đồng phạm và những loại người đồng phạm được quy định trong BLHS năm 1985 của nước ta thì bản chất pháp lý của khái niệm đồng phạm và từng loại người đồng phạm đã được nhận thức thống nhất hơn. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc trong nhận thức và áp dụng các quy định này. Một số Tòa án nhận thức chưa đúng đắn bản chất pháp lý của khái niệm đồng phạm dẫn đến việc nhận định chưa chính xác đối với các vụ án đồng phạm, thực tế xét xử đã xảy ra các trường hợp như: “có vụ án có đồng phạm lại nhận định là khơng

có đồng phạm dẫn đến việc bỏ lọt tội phạm; hoặc ngược lại, có vụ án khơng có đồng phạm lại nhận định là có đồng phạm, gây thắc mắc trong dư luận, hoặc xác định chưa

chính xác vai trị của từng người đồng phạm dẫn đến việc xác định TNHS đối với từng người chưa chính xác”.

Từ thực tế trên và qua phân tích khái niệm đồng phạm tại Điều 17 BLHS năm 1985 chúng tôi thấy rằng chế định đồng phạm mặc dù đã được nhà làm luật điều chỉnh trong BLHS năm 1985, xong vẫn cò n những hạn chế, bất cập như:

a.Định nghĩa pháp lý của khái niệm đồng phạm chưa thật sự chính xác về mặt khoa học vì trong khái niệm vẫn sử dụng cụm từ “hai hoặc nhiều người” là có sự trùng lặp, vì hai người trở lên đã bao hàm “nhiều người”.

b.Định nghĩa pháp lý của khái niệm “người thực hành”, “người tổ

chức”, “người xúi giục” vẫn chưa đầy đủ.

c.Định nghĩa pháp lý của “người giúp sức” vẫn còn trung trung và trừu tượng.

d.Một số vấn đề khác liên quan đến chế định này vẫn chưa được giải quyết ở mức độ chế định lập pháp như khơng có định nghĩa pháp lý về các hình thức đồng phạm khác (ngồi hình thức đồng phạm có tổ chức), cịn thiếu các quy phạm về sự thái quá của người thực hành và vấn đề trách nhiệm hình sự của những người đồng phạm khác trong trường hộ này…

Khắc phục những nhược điểm trên, Nhà nước ta tiến hành pháp điển hóa lần thứ hai luật hình sự với việc thơng qua BLHS mới BLHS năm 1999 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những yếu tố hợp lý của BLHS năm 1985 về đồng phạm và tiếp tục quy định chế định này, tại Điều 20 theo đó:

“1.Đồng phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm".

2.Người tổ chức, người thực hành, người xúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

3.Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạm có sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm”. [06].

Trong khi đó BLHS năm 1985 quy định vấn đề này chung trong điều 17. Theo quy định tại điều 53 BLHS năm 1999 thì:

Tuy nhiên, đây chỉ là sửa đổi về kỹ thuật lập phấp cịn nội dung quy định tại Điều 53 thì khơng thay đổi so với khoản 4 Điều 17 BLHS năm 1985.

Ngoài những vấn đề cơ bản nêu trên về đồng phạm, BLHS năm 1999 trên cư sở kế thừa những yếu tố hợp lý của bộ luật 1985 còn quy định một số vấn đề khác liên quan đến chế định đồng phạm, thể hiện những yêu cầu của nguyên tắc phân hóa trách nhiệm hình sự trong đồng phạm, đó là:

Quy định về nguyên tắc xử lý tội phạm tại điều 3 BLHS năm 1999, theo đó đối với cá nhân phạm tội trong vụ án có đồng phạm thì : “nghiêm trị

đối với người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy…”

Quy định về tình tiết phạm tội, định khung hình phạt. Trong BLHS năm 1999 tình tiết “phạm tội có tổ chức” được quy định là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự (điểm a khoản 1 điều 48); là tình tiết định khung hình phạt tăng nặng trong 78 điều luật quy định về các tội phạm cụ thể.

Quy định khung hình phạt đối với một số loại người đồng phạm. Bên cạnh đó,để phân hóa trách nhiệm hình sự của người tổ chức,

xúi giục, người giúp sức, BLHS quy định hành vi tổ chức, hành vi x úi giục, hành vi giúp sức là những tội danh như:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đồng phạm trong pháp luật hình sự việt nam khía cạnh so sánh (Trang 41 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)