Trong đấu thầu nói chung và đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ nói riêng thì vấn đề đảm bảo dự thầu luôn được các nhà thầu, nhà đầu tư chú trọng và quan tâm rất nhiều. Pháp luật Việt Nam cũng đã giành khá nhiều các nội dung để quy định về vấn đề này. Cụ thể, tại Điều 4 Luật Đấu thầu năm 2013 đã quy định: “Bảo đảm dự thầu là việc nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện một trong các biện pháp đặt cọc, ký quỹ hoặc nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng hoặc chi nhánh ngân hàng nước ngồi được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm trách nhiệm dự thầu của nhà thầu, nhà đầu tư trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu” [30].
Như vậy, có thể hiểu rằng, bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa thực chất là một biện pháp được thực hiện để đảm bảo nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ tham gia đấu thầu) của bên dự thầu đối với bên mời thầu. Nhà thầu sẽ thực hiện một trong ba biện pháp hoặc là đặt cọc, hoặc là ký quỹ, hoặc là nộp thư bảo lãnh. Trường hợp nhà thầu không thực hiện hoặc thực hiện khơng đúng những nghĩa vụ này thì bên mời thầu có quyền áp dụng những quyền của mình, yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền can thiệp để buộc nhà thầu phải thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết trong việc thực hiện đấu thầu mua sắm hàng hóa và để bảo vệ quyền lợi cho chính nhà đầu tư.
Ngoài ra, pháp luật đấu thầu Việt Nam hiện hành còn quy định về chủ thể thực hiện bảo đảm dự thầu, phạm vi áp dụng, hình thức cũng như giá trị,
hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Theo đó, bên bảo đảm dự thầu trong đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ thì bên bảo đảm là nhà thầu và nhà đầu tư, bên nhận bảo đảm là bên mời thầu và bên thứ ba chính là bên bảo lãnh. Mỗi một chủ thể tham gia thực hiện bảo đảm dự thầu đều phải tuân thủ những quy định nhất định của Luật Đấu thầu năm 2013 và các văn bản khác có liên quan. Bảo đảm dự thầu theo phương thức đấu thầu này được áp dụng cho cả đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế và chào hàng cạnh tranh.
Về giá trị bảo đảm dự thầu, pháp luật đấu thầu cũng quy định hết sức rõ ràng, cụ thể. Đối với trường hợp lựa chọn nhà thầu, căn cứ vào quy mơ và tính chất của từng gói thầu, giá trị bảo đảm dự thầu được quy định theo mức xác định từ 1% đến 3% giá trị gói thầu. Cịn đối với việc lựa chọn nhà thầu, căn cứ vào quy mơ và tính chất của từng dự án cụ thể, giá trị bảo đảm dự thầu được xác định trong khoảng từ 0,5% đến 1,5% tổng mức đầu tư dự án. Ngồi ra, đối với những gói thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ mà có giá trị gói thầu khơng q 10 tỷ thì giá trị bảo đảm dự thầu được xác định có giá trị từ 1% đến 1,5% giá trị gói thầu.
Nhờ có những quy định nêu trên của pháp luật về đảm bảo dự thầu đã phần nào bảo đảm phần trách nhiệm của nhà thầu, nhà đầu tư trong việc đấu thầu mua sắm hàng hóa của mình. Những hiện tượng như khơng thực hiện hay thực hiện không đầy đủ, khơng hết phần trách nhiệm của mình trong đấu thầu mua sắm hàng hóa giảm dần. Một mơi trường đấu thầu lành mạnh, văn minh dần được thiết lập.