Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ theo pháp luật đấu thầu ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 68)

2.2.1. Hạn chế

Có thể thấy, cơng tác đấu thầu ở Việt Nam bên cạnh một số kết quả đạt được, giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, cũng cịn tồn tại nhiều hạn chế trong q trình thực hiện. Theo thống kê của Báo Đấu thầu được phản ánh qua đường dây nóng của Báo, từ năm 2016 đến 25/4/2017, cả nước có hàng trăm vụ việc liên quan đến vi phạm, khuất tất trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Trong số này, có 21 vụ liên quan đến việc khơng minh bạch trong việc lập hồ sơ mời thầu; 60 vụ liên quan đến việc gây khó dễ cho nhà thầu tiếp cận HSMT; 18 vụ về kết quả lựa chọn nhà thầu không hợp lý; 3 vụ phản ánh việc đấu thầu hình thức, thi cơng trước rồi tổ chức đấu thấu sau; 6 trường hợp trì hỗn cơng bố kết quả lựa chọn nhà thầu…[25] Có thể thấy, cơng tác đấu thầu cũng cịn nhiều hạn chế như:

Thứ nhất, nhà thầu khơng trung thực khi dự thầu làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, lựa chọn nhà thầu không đủ năng lực để thực hiện hợp đồng dù đã trúng thầu.

Theo khảo sát của Báo Đấu thầu, trong dữ liệu được công bố về danh sách cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật về đấu thầu, tỷ lệ các nhà thầu bị chấm dứt hợp đồng, cấm tham gia đấu thầu phần lớn là do vi phạm hợp đồng, không thực hiện theo cam kết, tự ý khơng cung cấp hàng hóa và vi phạm trong việc cung cấp HSDT khơng trung thực.

Ví dụ: Hành vi gian lận về giá dự thầu của Nhà thầu Nguyên Phương, có địa chỉ đăng ký tại 357a/6 Nguyễn Trọng Tuyển, Phường 1, quận Tân Bình, TP.HCM, liên quan tới Gói thầu Mua sắm trang thiết bị dạy học thuộc Dự án Mua sắm trang thiết bị năm 2018 phục vụ hoạt động các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre. Theo kiến nghị của các nhà thầu, Sở Kế hoạch và Đầu tư, cơ quan công an điều tra tỉnh Bến Tre đã vào cuộc xác minh tính trung thực trong các hợp đồng tương tự mà Nhà thầu Nguyên Phương cung cấp trong hồ sơ dự thầu (HSDT). Qua điều tra, xác minh, tỉnh Bến Tre đã khẳng định, cả hai hợp đồng mà nhà thầu này cung cấp đều không trung thực. “Ngày 4/1/2019, UBND tỉnh Bến Tre ra Quyết định số 11/QĐ- UBND về việc xử phạt nhà thầu, tức Công ty TNHH phát triển Nguyên Phương (Nhà thầu Nguyên Phương) cấm tham gia đấu thầu trong 3 năm do có hành vi cung cấp thông tin không trung thực, vi phạm Điểm b Khoản 4 Điều 89 Luật Đấu thầu”.[17]

Cũng do hành vi không trung thực khi tham gia đấu thầu, năm 2016, Công ty cổ phần in Hà Nội đã bị Tổng cục thống kê ra quyết định cấm tham gia đầu thầu trong 5 năm vì trong hồ sơ thầu, cơng ty cung cấp hợp đồng tương tự khơng chính xác, bằng tốt nghiệp giả của một số nhận sự chủ chốt. Hay Công ty cổ phần tư vấn và xây dựng Khang Hiền bị cấm tham gia đầu

thầu 4 năm vì hợp đồng tương tự giả, báo cáo tài chính khơng chính xác, có sự gian dối trong hồ sơ dự thầu,….[18]

Hành vi gian lận trong đấu thầu của Nhà thầu này dẫn tới làm sai lệch KQLCNT khiến KQLCNT gói thầu nêu trên bị hủy theo yêu cầu của UBND tỉnh Bến Tre, Bên mời thầu đã mời nhà thầu xếp hạng thứ hai đến thương thảo nhưng q trình thương thảo này đã khơng thành cơng khiến cho quá trình xử lý của tỉnh Bến Tre mất nhiều thời gian, công sức dẫn đến khơng đủ thời gian hồn thành Dự án, bị cắt vốn thực hiện Dự án của năm 2018.

Thứ hai, hồ sơ mời thầu kém chất lượng

Theo Báo cáo về tình hình thực hiện cơng tác đấu thầu năm 2018, nhiều địa phương đều thừa nhận tình trạng HSMT kém chất lượng. Theo đánh giá, cịn tồn tại trong công tác đấu thầu xuất phát từ chất lượng hồ sơ mời thầu như:

- HSMT có những quy định chưa phù hợp theo quy định

- Lập hồ sơ yêu cầu/HSMT chưa tuân thủ theo mẫu, các tiêu chuẩn đưa ra chưa sát với tính chất cơng việc của gói thầu…

- Chất lượng HSMT của một số gói thầu cịn thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra cho công tác lựa chọn nhà thầu.

- Các yêu cầu đặt ra trong HSMT cịn mang tính chung chung, các tiêu chí đánh giá cịn hình thức.

- Có trường hợp, qua thanh tra, phát hiện ra chủ đầu tư lập HSMT, hồ sơ yêu cầu đưa ra các điều kiện, tiêu chuẩn đánh giá có một số nội dung làm hạn chế sự tham gia của nhà thầu như yêu cầu nhân sự thực hiện gói thầu phải có hợp đồng dài hạn với nhà thầu, thiết bị phải thuộc sở hữu của nhà thầu mà không được đi thuê; quy định năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu cao hơn yêu cầu của gói thầu…

Thứ ba, xử lý kiến nghị của nhà thầu còn nhiều hạn chế

Một số quy định về xử lý kiến nghị của nhà thầu chưa thống nhất, chưa rõ ràng, khơng khả thi và khơng hiệu quả. Ví dụ như việc quy định giao cho bên mời thầu, chủ đầu tư, là người chuẩn bị và tổ chức tồn bộ q trình đấu thầu, cũng là người giải quyết kiến nghị. Theo khoản 1 điều 91 Luật đấu thầu 2013, khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu có quyền khởi kiện ra Tịa án vào bất kỳ thời gian nào, kể cả đang trong quá trình giải quyết kiến nghị hoặc sau khi đã có kết quả giải quyết kiến nghị. Là người hiểu rõ về tồn bộ q trình đấu thầu của gói thầu, có thể chủ đầu tư sẽ giải đáp được thấu đáo các vấn đề thắc mắc trong kiến nghị. Tuy nhiên, việc thực hiện như vậy khó đảm bảo được tính khách quan, cơng bằng. Thực tế cho thấy các nhà thầu, nhà đầu tư thường không tin tưởng vào kết quả giải quyết kiến nghị mà bên mời thầu/chủ đầu tư đưa ra; nhiều chủ đầu tư/bên mời thầu cố tình làm “lơ” đơn kiến nghị của nhà thầu với các lý do không nhận được đơn kiến nghị, nhận được đơn kiến nghị muộn so với thời hạn quy định nên không giải quyết; kiến nghị vẫn được giải quyết nhưng trả lời vòng vo, kéo dài thời gian làm cho nhà thầu khơng cịn tin tưởng, thậm chí là bỏ cuộc. Thêm vào đó, có một thực tế rằng, nhà thầu thường rất e dè việc đưa kiến nghị ra tòa án. Vì thế, theo các nhà thầu đã lựa chọn gửi nội dung kiến nghị tới nhiều cơ quan chức năng, tới các cơ quan báo chí để tạo áp lực dư luận để buộc chủ đầu tư/bên mời thầu phải giải quyết kiến nghị của nhà thầu khi bị các chủ đầu tư/bên mời thầu “ngó lơ” khi gửi các kiến nghị.

Ví dụ với trường hợp của Cơng ty Cổ Phần Tư vấn đầu tư và xây dựng SG: “sau khi mua hồ sơ mời thầu (HSMT), khơng ít lần nhà thầu này phát hiện trong HSMT có đưa các điều kiện để loại Nhà thầu. Nhà thầu này đã nhiều lần đề xuất chỉnh sửa, bổ sung HSMT nhưng chủ đầu tư/bên mời thầu hoặc làm ngơ với kiến nghị của Nhà thầu hoặc chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ một

cách chiếu lệ. Có trường hợp chủ đầu tư tìm cách lẩn tránh trách nhiệm giải quyết với lý do nhận được đơn kiến nghị muộn nhưng Nhà thầu cũng gửi song song kiến nghị đó tới Sở KH&ĐT Hà Nội thì đơn vị này nhận được đúng hạn”.[2]

Ngồi ra, cịn tồn tại thực trạng, nhà thầu gửi đơn kiến nghị đến nhiều cơ quan khơng có chức năng giải quyết kiến nghị trong đấu thầu, kiến nghị đấu thầu vượt cấp khiến việc giải quyết kiến nghị bị mất thời gian, tốn kém chi phí ,…mà vẫn chưa thực hiện được.

Thứ tư, tình trạng thơng thầu vẫn cịn xảy ra

Theo Khoản 3 Điều 89 của Luật Đấu thầu 2013, thông thầu bao gồm các hành vi: Thỏa thuận về việc rút khỏi việc dự thầu hoặc rút đơn dự thầu được nộp trước đó để một hoặc các bên tham gia thỏa thuận thắng thầu; Thỏa thuận để một hoặc nhiều bên chuẩn bị hồ sơ dự thầu cho các bên tham dự thầu để một bên thắng thầu; Thỏa thuận về việc từ chối cung cấp hàng hóa, khơng ký hợp đồng thầu phụ hoặc các hình thức gây khó khăn khác cho các bên khơng tham gia thỏa thuận. Đây được coi là hành vi cạnh tranh thiếu lành mạnh trong đấu thầu sử dụng vốn nhà nước đang có nhiều biểu hiện phức tạp, đặc biệt là trong mua sắm hàng hóa.

Trường hợp Cơng ty TNHH Thương mại Dịch vụ Đông Hưng Phú (địa chỉ: số 8A đường số 17, phường 17, quận Gò Vấp, TP.HCM) và Cơng ty TNHH MTV Chí Anh Thành Tâm (địa chỉ: số 136A Cống Lở, phường 15, quận Tân Bình, TP.HCM) đã có hành vi thơng thầu khi tham gia đấu thầu gói thầu Cung cấp và lắp đặt thiết bị văn phòng (khối 400 giường) thuộc dự án Đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực Châu Đốc (500 giường) trên địa bàn tỉnh An Giang. Theo đó, UBND tỉnh An Giang đã có Quyết định số 202/QĐ-UBND ngày 2/2/2015 về việc xử lý vi phạm: cấm 2 nhà thầu này tham gia hoạt động đấu thầu (bao gồm các hình thức lựa chọn nhà thầu: đấu

thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh và chỉ định thầu) đối với các gói thầu sử dụng vốn ngân sách nhà nước trên phạm vi địa bàn tỉnh An Giang trong thời hạn 3 năm.[10]

Thỏa thuận thông thầu vi phạm nghiêm trọng các nguyên tắc cạnh tranh, tạo sự bất bình đẳng, khơng cơng bằng với các nhà thầu khác và đồng thời, có tác động trực tiếp đến các yếu tố thị trường như giá cả, sản lượng,…. Từ thực tiễn cho thấy các thỏa thuận này thường có xu hướng ngầm hóa. Vì vậy mà việc phát hiện và điều tra những thỏa thuận thông thầu này trở nên khó khăn, phức tạp hơn.

Thứ năm, nhiều bên mời thầu không thực hiện đăng tải công khai đầy đủ thông tin về đấu thầu theo quy định tại Điều 8 Luật Đấu thầu

Theo Báo cáo của nhiều bộ, ngành, địa phương chỉ ra tình trạng các chủ đầu tư, bên mời thầu không nghiêm túc thực hiện việc công khai thông tin về đấu thầu theo quy định pháp luật về đấu thầu. Năm 2018, trên địa tỉnh Lạng Sơn vẫn còn các bên mời thầu không công khai kế hoạch lựa chọn nhà thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu, chỉ đăng tải thông báo mời thầu. Cũng qua công tác thanh tra, kiểm tra về đấu thầu trong năm 2018 tại một số tỉnh như Hà Tĩnh, tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Tuyên Quang,…, các chủ đầu tư/bên mời thầu không thực hiện đầy đủ các thủ tục lựa chọn nhà thầu như không công khai kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, khơng có văn bản thơng báo danh sách nhà thầu đáp ứng yêu cầu về mặt kỹ thuật. Tuy nhiên, trong các báo cáo về đấu thầu tại các địa phương lại không nêu rõ việc xử lý vi phạm, không đưa ra các giải pháp để giải quyết dứt điểm, giảm thiểu tình trạng này, đặc biệt là các chế tài xử lý nghiêm minh, có tính răn đe, ngăn ngừa đối với các chủ đầu tư, bên mời thầu thường xuyên vi phạm.

Thứ sáu, chủ đầu tư, bên mời thầu còn phụ thuộc quá nhiều vào các đơn vị tư vấn đấu thầu, chưa chủ động nghiên cứu và cập nhật thường xuyên quy định mới về đấu thầu

Thực tế cho thấy tại nhiều bộ, ngành, địa phương, do chất lượng của đội ngũ cán bộ làm cơng tác đấu thầu có nhiều hạn chế nên nhiều chủ đầu tư, bên mời thầu đã chọn giải pháp là để đơn vị tư vấn đấu thầu tư vấn giúp họ thực hiện lựa chọn nhà thầu. Đây là công tác quan trọng, cần thiết trong hoạt động đấu thầu. Tuy nhiên, khi phê duyệt các hồ sơ do tư vấn đấu thầu đề xuất lên thì chủ đầu tư khơng có sự tìm hiểu, trau dồi thêm kiến thức để hạn chế dần những sai sót trong việc lựa chọn. Qua kiểm tra thực tế tại một số địa phương, đơn vị tư vấn đấu thầu vẫn để xảy ra nhiều sai sót trong q trình lựa chọn nhà thầu. Trong khi đó, đơn vị tư vấn đấu thầu thực hiện đánh giá và loại hồ sơ dự thầu (HSDT) của một số nhà thầu theo tiêu chuẩn chưa rõ. Thậm chí, năng lực của các đơn vị tư vấn đấu thầu còn hạn chế, ở một số đơn vị chưa có đủ số lượng cán bộ được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, một số chủ đầu tư, bên mời thầu khi thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu chỉ căn cứ vào kết quả thẩm định của đơn vị tư vấn theo hợp đồng.

Thứ bảy, nhà thầu gặp khó khăn trong việc mua hồ sơ mời thầu; bị hạn chế các tiêu chí gây hạn chế sự tham gia của nhà thầu trong HSMT

Việc hạn chế các nhà thầu tham gia đấu thầu, cụ thể là gây khó khăn cho các nhà thầu khi mua hồ sơ dự thầu hay hạn chế sự tham gia dự thầu của các nhà thầu khiến các nhà thầu khơng mua được HSMT, khơng đảm bảo tính cạnh tranh, minh bạch, công khai, tuân thủ quy định về đấu thầu; hạn chế việc lựa chọn nhà thầu phù hợp để thực hiện gói thầu.

Mặc dù pháp luật đã quy định trong HSMT không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà thầu hoặc tạo ra lợi thế cho một hoặc một số nhà thầu làm mất đi sự cạnh tranh, cơng bằng, bình đẳng.

Thực tế cho thấy, bên mời thầu, chủ đầu tư đưa ra những u cầu mà khi phân tích từng u cầu vẫn có nhiều nhà thầu đáp ứng, nhưng khi để đáp

ứng được tất cả các u cầu thì chỉ có 1 nhà thầu. Trường hợp khác, đó là HSMT một gói thầu mua kỷ niệm chương với phạm vi công việc là “cung cấp 100.000 chiếc kỷ niệm chương, nhưng lại yêu cầu nhân sự chủ chốt của nhà thầu phải có cán bộ kỹ thuật lắp đặt, hướng dẫn chạy thử, vận hành, đào tạo và chuyển giao công nghệ”. [11]

Liên quan đến việc nhà thầu gặp khó khăn trong việc mua hồ sơ mời thầu như trường hợp của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển cơng nghệ Đất Việt, địa chỉ tại Bình Tân, TP.HCM (nhà thầu Đất Việt). Gói thầu Mua sắm cơng cụ hỗ trợ cho lực lượng dân quân tự vệ năm 2019 do Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk là bên mời thầu, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, thuộc dự toán cùng tên, thời gian phát hành HSMT từ ngày 29/3/2019 đến 18/4/2019. Địa điểm phát hành HSMT tại Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk, số 04 Mai Hắc Đế, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.

Tuy nhiên, nhà thầu Đất Việt khi mua hồ sơ dù đã liên hệ qua điện thoại hay trực tiếp đến địa chỉ bán hồ sơ mời thầu như thông báo nhưng không được bên mời thầu bán HSMT. Trong hai ngày 3 và 4/4/2019, phóng viên Báo Đấu thầu đã liên tục liên hệ với Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk qua số điện thoại được công bố trong thông báo mời thầu là 02623552326 nhưng khơng có người nghe máy.

Tra sốt dữ liệu các thông báo mời thầu đã được Bộ Chỉ huy qn sự tỉnh Đắk Lắk cơng bố tại các gói thầu trước đây, có thêm số điện thoại 069.724166. Tuy nhiên, liên hệ đến số điện thoại này cũng khơng có bất kỳ tín hiệu nào trả lời. Theo thơng báo mời thầu Gói thầu Mua sắm cơng cụ hỗ trợ cho lực lượng dân quân tự vệ năm 2019, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Đắk Lắk có cơng khai email loidoanhtraidaklak@gmail.com. Theo đó, phóng viên Báo Đấu thầu đã chủ động gửi mail theo địa chỉ này để trao đổi về những nội dung mà các nhà thầu phản ánh, chờ phản hồi nhưng đến nay, Bên mời thầu vẫn chưa có bất kỳ động thái nào.

Trong ngày 4/4/2019, đại diện nhà thầu Đất Việt đã sang Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Gia Lai để mua HSMT Gói thầu Mua sắm cơng cụ hỗ trợ cho trung đội dân quân cơ động cấp xã năm 2019. Tại bên mời thầu này, nhà thầu Đất Việt tiếp tục không thể mua được HSMT theo như thông báo.[9]

Hay đối với trường hợp của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ theo pháp luật đấu thầu ở việt nam hiện nay (Trang 55 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)