Giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ theo pháp luật đấu thầu ở việt nam hiện nay (Trang 78 - 84)

hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ

Thứ nhất, đối với nhà thầu phải mình tự trang bị đầy đủ hiểu biết về pháp luật đấu thầu bằng nhiều hình thức để kịp thời phát hiện và kiến nghị với chủ đầu tư/ bên mời thầu làm rõ, chỉnh sửa kịp thời những thắc mắc liên quan đến gói thầu, trường hợp cần thiết nhà thầu có thể dùng quyền kiến nghị, khiếu nại, tố cáo… Người có thẩm quyền, các cơ quan liên quan cũng cần vào cuộc, mạnh tay xử lý khi phát hiện vi phạm.

Đối với chủ đầu tư, bên mời thầu cũng cần trang bị đầy đủ hiểu biết về pháp luật đấu thầu, kiến thức chuyên môn để tránh phụ thuộc quá nhiều vào

các đơn vị tư vấn đấu thầu. Vì qua kiểm tra thực tế tại một số địa phương, đơn vị tư vấn đấu thầu vẫn để xảy ra nhiều sai sót trong q trình lựa chọn nhà thầu do chưa rõ hết tiêu chuẩn thầu mà bên mời thầu đề xuất; năng lực cịn hạn chế, chưa có đủ số lượng cán bộ được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật,…. Vì vậy, việc chủ đầu tư, bên mời thầu khi thẩm định hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu chỉ căn cứ vào kết quả thẩm định của đơn vị tư vấn theo hợp đồng sẽ làm hạn chế, sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu.

Thứ hai, tiếp tục và tăng cường triển khai đấu thầu qua mạng; thiết lập

các quy định cụ thể hơn về đấu thầu qua mạng.

Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia (VNEPS) là nơi diễn ra tồn bộ quy trình từ đăng tải kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thông báo mời thầu và hồ sơ mời thầu, nhận hồ sơ dự thầu, đến thông báo kết quả trúng thầu. Hệ thống này được Bộ kế hoạch và đầu tư tiến hành triển khai thí điểm từ năm 2010 đến năm 2016. Đến nay, hoạt động này đã thu được nhiều thành quả kể cả thời gian triển khai, thí điểm. “Tính đến tháng 7/2018, số lượng bên mời thầu đăng ký trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là 24.025, số lượng nhà thầu đăng ký là 72.843. Đặc biệt, chỉ trong 6 tháng đầu năm 2018, số gói thầu thực hiện lựa chọn nhà thầu trên Hệ thống là 8.700 gói, nhiều hơn cả năm 2017 (8.200 gói). Tổng giá trị gói thầu áp dụng đấu thầu điện tử trong 6 tháng đầu năm 2018 là 18.000 tỷ đồng, cao gấp đôi cả năm 2017 (9.000 tỷ đồng). Những con số đó nói lên những nỗ lực của Trung tâm Đấu thầu qua mạng quốc gia trong việc đảm bảo vận hành Hệ thống một cách thông suốt và liên tục.”

Thực hiện đấu thầu qua mạng góp phần tiết kiệm rất lớn vì giảm thiểu chi phí đi lại, in ấn, cũng như hạn chế tiêu cực, phù hợp với yêu cầu của hội nhập quốc tế (đặc biệt khi Việt Nam đang tham gia đàm phán TPP) đồng thời giúp hạn chế các hành vi tiêu cực như gian lận, thông đồng hay cản trở xảy ra

trong hoạt động đấu thầu. Từ đó, giúp nâng cao tính cơng khai, minh bạch, cạnh tranh, cơng bằng và hiệu quả kinh tế trong cơng tác đấu thầu. Dù có nhiều khó khăn, thách thức cần tiếp tục hồn thiện mơ hình này trong thời gian qua cũng như thời gian sắp tới nhưng Bộ kế hoạch và đầu tư cần hoàn thiện cơ sở pháp lý, đào tạo nâng cao năng lực, tuyên truyền phổ biến đến các đối tượng tham gia, tăng cường đầu tư để hoàn thiện điều kiện hạ tầng kỹ thuật Hệ thống. Cùng với việc hoàn thiện hệ sinh thái áp dụng cho đấu thầu qua mạng, hệ thống này sẽ liên kết với các hệ thống khác của chính phủ điện tử, ví dụ như: ngân hàng, cơ quan thuế, kiểm toán nhà nước…

Thứ ba, cần thực hiện các biện pháp để nâng cao hiểu biết về pháp luật

đấu thầu cũng như có những trao đổi và hồn thiện cho đội ngũ cán bộ làm công tác đấu thầu như:

- Thường xuyên tổ chức các hoạt động đào tạo, tập huấn, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm sâu rộng cho các cơ quan quản lý, chủ đầu tư để quán triệt các quy định hiện hành của pháp luật về đấu thầu;

- Nâng cao năng lực thực hiện các quy trình, thủ tục thực hiện đăng tải thông tin và tổ chức đấu thầu qua mạng;

- Tuyên truyền, hướng dẫn và tạo điều kiện cho các nhà thầu đăng ký thông tin trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để tăng thêm tính cạnh

tranh trong đấu thầu.

Thứ tư, cơ quan thanh, kiểm tra cần tăng cường phát hiện những dấu

hiệu vi phạm trong công tác đấu thầu.

Từ những số liệu thực tế, công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra hoạt động đấu thầu tại các địa phương cũng dần được thực hiện tốt. Tuy nhiên, hoạt động quản lý, thanh tra, kiểm tra công tác đấu thầu chưa được thực hiện thường xuyên và cịn nhiều hạn chế, chưa bao qt hết được tồn cảnh; việc phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, hạn chế trong công tác đấu thầu chưa

được kịp thời. Thông thường, những cá nhân, đơn vị có hành vi vi phạm bị nhắc nhở, chưa có chế tài xử lý “mạnh tay” các vi phạm theo quy định của Luật Đấu thầu dẫn đến tâm lý “nhờn luật”, thực hiện những vi phạm trong cơng tác lựa chọn nhà thầu. Vì vậy, cần tăng cường phát hiện những dấu hiệu

vi phạm trong cơng tác đấu thầu. Từ đó, đưa ra biện pháp xử lý, xử phạt, răn đe mạnh tay để những quy định của pháp luật về đấu thầu thực sự đi vào cuộc sống.

Bên cạnh đó, cơ quan có thẩm quyền cầnuản qlý chặt chẽ hơn các cơ quan chức năng có liên quan trong quan hệ đấu thầu, đặc biệt là đối với nhữn những gói thầu có sử dụng ngân sách Nhà nước. Làm tốt những cơng việc n thì có thể hạn chế tối đa được tìnhngthơngtrạ thầu, vi phạm về đấu thầu cũng sẽ được giảm đáng kể.

Thứ năm, ngồi ra, cần phải có xử lý mạnh tay, xử lý nghiêmớvi hành

vi gian lận của nhà thầu để loại trừ những nhà thầu yếu kém ngay từ khâu lựa chọn nhà thầu. Đồng thời, phải gắn trách nhiệm với các chủ đầu tư, bên mời thầu trong việc để xảy ra việc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, dẫn tới chậm triển khai các dự án, chậm giải ngân vốn đầu tư cơng.

Có làm được như vậy, hoạt động đấu thầu mới phát huy được đún chức năng, vai trò và sứ mệnh mà Nhà nước ta đã tin tưởng và trao cho hoa động này. Hiệu quả áp dụng pháp luật đấu thầu nói chung và đấu thầu sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ mới dần được nâng cao và dần hoàn thiện hơn.

Tiểu kết chương

Từ những hạn chế của thực tiễn đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai hồ sơ mà tác giả đã nêu tại chương 2, có thể thấy những giải pháp để khắc phục hạn chế cịn tồn tại là rất cần thiết. Vì vậy, tác giả đã có những đề xuất định hướng, những giải pháp hoàn thiện pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ như hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật về bảo đảm dự thầu, về chủ thể tham gia đấu thầu; hoàn thiện quy định về đấu thầu qua mạng; bổ sung các quy định về những hành vi vi phạm pháp luật đấu thầu, xây dựng chế tài đối với những hành vi vi phạm này,...

Để nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ, tác giả đề xuất một vài giải pháp theo ý kiến bản thân: chủ đầu tư/ bên mời thầu, nhà thầu nâng cao hiểu biết về pháp luật đấu thầu bằng nhiều hình thức; tiếp tục và tăng cường triển khai đấu thầu qua mạng; thiết lập các quy định cụ thể hơn về đấu thầu qua mạng; tăng cường phát hiện những dấu hiệu vi phạm trong công tác đấu thầu; xử lý mạnh tay với hành vi gian lận của nhà thầu, phải gắn trách nhiệm với các chủ đầu tư, bên mời thầu trong việc để xảy ra việc làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, dẫn tới chậm triển khai các dự án, chậm giải ngân vốn đầu tư công.

KẾT LUẬN

Phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ là một phương thức đấu thầu quan trọng được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. Thơng qua đấu thầu mua sắm hàng hóa giữa các bên giúp cho các bên cùng phát triển, có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu, tác giả thấy được những kết quả đạt được của hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn hai túi hồ sơ tại Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn cịn tồn tại nhiều hạn chế trong việc thực thi các quy định của pháp luật đấu thầu. Từ đó, tác giả có một số định hướng, đề xuất cá nhân để kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ với mong muốn hồn thiện hơn q trình đấu thầu theo phương thức này.

Qua đây, tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy, cô, đặc biệt là thầy PGS.TS Bùi Nguyên Khánh - người đã hướng dẫn tác giả, cùng sự giúp đỡ và tạo điều kiện của Khoa và Học Viện Khoa học xã hội để tác giả hoàn thành Luận văn này của mình. Tuy nhiên, do hiểu biết cá nhân còn hạn chế nên Luận văn của tác giả còn nhiều thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cơ để Luận văn của tác giả được hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đấu thầu mua sắm hàng hóa theo phương thức một giai đoạn, hai túi hồ sơ theo pháp luật đấu thầu ở việt nam hiện nay (Trang 78 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)