Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý đất NÔNG NGHIỆP TRONG bối CẢNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn xã PHÚ THẠNH, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 69 - 74)

Bảng 2.14 Tình hình cưỡng chế thu hồi đất trên địa bàn xã Phú Thạnh

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

2.5. Đánh giá chung

2.5.1. Ưu điểm

Tốc độ đô thị hoá nhanh trên địa bàn xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch qua các năm tác động không nhỏ đến hoạt động QLNN về đất đai ở địa phương. Sự biến động này làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất đai của xã, nhưng xu hướng biến động đó phù hợp với định hướng phát triển KTXH của toàn huyện trong giai đoạn hiện nay.

Xã Phú Thạnh đã kịp thời triển khai việc điều tra khảo sát đo đạc đánh giá phân loại đất trên địa bàn, đồng thời tiến hành lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách phù hợp theo định hướng phát triển KTXH của xã, ngành

nông nghiệp ngày càng thu hẹp; tập trung phát triển công nghiệp và dịch vụ, việc đó đồng nghĩa với việc diện tích ĐNN sẽ ngày càng bị thu hẹp dần. Điều tất yếu dẫn đến tình trạng một bộ phận người làm nông nghiệp sẽ không có đất để sản xuất, xuất hiện tình trạng thất nghiệp vì không thể chuyển qua làm những ngành nghề khác do tuổi tác và trình độ học vấn còn hạn chế.

Trong quá trình diễn ra đô thị hóa kéo theo một bộ phận người dân từ các địa phương khác đến làm ăn, sinh sống đòi hỏi phải có đất để ở từ đó các dự án khu dân cư, khu đô thị được hình thành để đáp ứng nhu cầu của người dân, nhưng những dự án quy hoạch hiện nay đều lấy từ quỹ ĐNN để thực hiện. Điều này cho thấy một thực tế là do ĐNN giá bồi thường thấp, diện tích còn nhiều và dễ thực hiện hơn việc lập dự án ở những vị trí khác.

Trước những vấn đề phát sinh trong thực tế, xã Phú Thạnh đã kịp thời ban hành và hướng dẫn thực hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến quản lý đất đai trên địa bàn nhằm giải quyết các vướng mắc trong thực tế, nhất là phù hợp với tốc độ đô thị hoá nhanh chóng trên địa bàn.

Để hạn chế việc người dân sử dụng đất không đúng mục đích và quản lý tốt diện tích ĐNN, chính quyền địa phương đã thường xuyên tuyên truyền, vận động người dân chấp hành thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về đất đai; tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những trường hợp cố tình vi phạm để răn đe nhằm làm giảm vi phạm của người dân. Đồng thời, cũng thường xuyên rà soát, đề xuất kiến nghị thu hồi đối với những dự án mà nhà đầu tư không đủ năng lực triển khai dự án để thu hồi dự án giúp cho người nông dân an tâm đầu tư sản xuất nông nghiệp.

Có thể nói công tác quản lý nhà nước về đất đai nói chung và ĐNN nói riêng trên địa bàn xã Phú Thạnh trong những năm qua rất được chú trọng, nhất là từ khi Luật Đất đai 2013 ra đời. Đến nay công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đi vào nề nếp và đạt được những thành tựu quan trọng: Công tác đo đạc lập bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kiểm kê, thống kê đất đai hàng năm, công tác thanh tra việc chấp

hành các văn bản về quản lý sử dụng đất được tổ chức thực hiện thường xuyên, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước về đất đai được ổn định, chính xác. Đặc biệt, xã Phú Thạnh chú trọng công tác giải quyết các tranh chấp trong quản lý và sử dụng đất đai. Kết quả đó đã khẳng định các quan điểm chỉ đạo, định hướng chính sách, pháp luật về đất đai cơ bản là đúng đắn, phù hợp với đặc điểm, tình hình phát triển KTXH của địa phương.

Công tác quy hoạch đô thị, kế hoạch sử dụng ĐNN trên địa bàn xã được nghiên cứu để điều chỉnh bổ sung kịp thời, giúp cho công tác quản lý nhà nước về đất đai ngày càng có hiệu quả tốt hơn. Việc xây dựng kế hoạch sử dụng đất định kỳ và kế hoạch sử dụng đất hàng năm là cơ sở để công tác quản lý sử dụng đất đúng định hướng và mục tiêu phát triển của xã.

2.5.2. Những vấn đề tồn tại

Thời gian vừa qua, với tốc độ đô thị hoá nhanh trên địa bàn xã Phú Thạnh, công tác QLNN về đất đai trên địa bàn còn một số hạn chế và bất cập, nhất là việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật và hướng dẫn thực hiện văn bản về đất đai. Trên thực tế đôi lúc còn gặp khó khăn do một số văn bản ban hành chưa sát thực tế nên khi triển khai thực hiện gặp vướng mắc phải sửa đổi, bổ sung làm ảnh hưởng đến người dân. Mặc dù, vấn đề sử dụng ĐNN, nông dân được quan tâm và có nhiều chính sách ưu đãi cho người sử dụng ĐNN, nhưng trên thực tế khi triển khai quy hoạch các dự án đều chọn khu vực ĐNN để làm dự án từ đó làm ảnh hưởng đến đời sống của người nông dân, cũng như vấn đề an ninh lương thực cho một khu vực.

Các dự án quy hoạch khu đô thị, du lịch, công nghiệp làm cho diện tích ĐNN ngày càng giảm, đồng thời làm phát sinh việc người dân sử dụng ĐNN vào mục đich khác. Do đó, khi phát triển đô thị cần phải thực hiện công tác quy hoạch sử dụng đất một cách khoa học, hợp lý; đảo bảo tỷ lệ hài hòa giữa ĐNN và các loại đất khác; không nên triển khai ồ ạt dẫn đến phá dỡ quy hoạch chung và tạo gánh nặng cho công tác quản lý.

Việc cho phép người dân chuyển mục đich sử dụng đất còn nhiều bất cập, chồng chéo giữa các quy định của Nhà nước như giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng không đồng bộ nên gây khó khăn cho người dân, trong khi nhu cầu sử dụng đất ở của người dân là cấp thiết.

Công tác cải cách hành chính trong lĩnh vực đất đai đã có nhiều thay đổi, các mẫu biểu, quy trình thực hiện ngày càng đơn giản, minh bạch, rõ ràng; thời gian giải quyết các thủ tục về đất đai đã được rút ngắn. Tuy nhiên, công tác phối kết hợp giữa các cơ quan có liên quan có đôi lúc chưa chặt chẽ nên vẫn còn xảy ra trường hợp trả kết quả cho người dân bị trễ hẹn. Cán bộ, công chức địa chính đã được đào tạo, bồi dưỡng đúng với chức danh công việc được giao nhưng cũng còn một vài công chức năng lực còn hạn chế nên dẫn đến sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây bức xúc cho người dân.

Công tác lập quy hoạch sử dụng đất chưa thật sự khoa học; chưa dự báo được chính xác nhu cầu sử dụng đất ở từng thời điểm cụ thể và chưa đồng bộ với các quy hoạch khác nên dẫn đến việc phân bổ quỹ đất chưa phù hợp.

Công tác thanh tra việc chấp hành các văn bản về quản lý sử dụng đất hiệu quả chưa cao, chỉ mới kiến nghị đối với những vụ việc còn hạn chế, thiếu sót trong quá trình quản lý theo quy định; chưa đi sâu vào tình hình thực tế và đặc thù của từng địa phương để định hướng cho đơn vị được thanh tra, kiểm tra quản lý sử dụng quỹ đất đạt hiệu quả tốt nhất. Việc người dân tự ý chuyển mục đích sử dụng đất từ ĐNN sang đất ở để xây dựng nhà ở vẫn còn xảy ra, nhưng việc kiểm tra xử lý của chính quyền địa phương đôi lúc chưa chặt chẽ, thường xuyên. Xử lý, khắc phục hậu quả của việc sử dụng đất sai mục đích còn gặp khó khăn, kéo dài thời gian nên không mang tính răn đe.

Giải quyết các tranh chấp trong quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn trong một số trường hợp “chưa thấu tình đạt lý”, còn có trường hợp kéo dài gây mất lòng tin của người dân.

Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai có thực hiện nhưng có lúc chưa được thường xuyên và sâu rộng. Cán bộ địa chính chưa thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ của mình dẫn đến phát sinh tiêu cực trong quá trình quản lý sử dụng đất. Ý thức chấp hành pháp luật về đất đai của một bộ phận người dân chưa cao, còn xảy ra nhiều trường hợp người dân cố ý vi phạm vì lợi ích của cá nhân như việc phân lô bán nền trên ĐNN, xây dựng trái phép trên ĐNN để kinh doanh thu lợi.

Văn bản hướng dẫn thi hành Luật đất đai được ban hành và điều chỉnh thường xuyên, thiếu tính ổn định, thậm chí có những cách hiểu khác nhau dẫn đến vướng mắc trong quá trình thực hiện. Hệ thống văn bản liên quan đến lĩnh vực đất đai còn nhiều điểm chưa thống nhất, chưa nhất quán với các bộ luật khác, một số quy định phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần, thậm chí nhiều văn bản vừa có hiệu lực đã lạc hậu so với thực tiễn.

Trình độ năng lực của cán bộ, công chức cấp xã trong lĩnh vực quản lý đất đai còn hạn chế. Một người phải thực hiện nhiều nhiệm vụ không phải chỉ riêng về lĩnh vực đất đai, công chức địa chính luân chuyển thường xuyên nên việc nắm bắt tình hình trên địa bàn quản lý thiếu chặt chẽ.

Kết luận chương 2

Chương 2 trình bày khái quát về đối tượng nghiên cứu: xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai và thực trạng quản lý đất đai trên địa bàn xã Phú Thạnh thời gian qua; đồng thời trên cơ sở khung lý luận đã xác định ở chương 1, luận văn tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và các yếu tố tác động đến quản lý nhà nước về ĐNN trong bối cảnh đô thị hoá trên địa bàn xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn nghiên cứu 2015 - 2020, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân. Đây là cơ sở để chương 3 đề xuất giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước về ĐNN trong bối cảnh đô thị hoá trên địa bàn xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch trong giai đoạn phát triển mới.

Chương 3:

GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐNN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ THẠNH, HUYỆN

NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI.

3.1. Định hướng quản lý đất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa đến năm 2025

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý đất NÔNG NGHIỆP TRONG bối CẢNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn xã PHÚ THẠNH, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)