Định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã Phú Thạnh, huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý đất NÔNG NGHIỆP TRONG bối CẢNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn xã PHÚ THẠNH, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 74)

Bảng 2.14 Tình hình cưỡng chế thu hồi đất trên địa bàn xã Phú Thạnh

7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

3.1.1. Định hướng phát triển kinh tế xã hội của xã Phú Thạnh, huyện

huyện Nhơn Trạch

Dựa trên cơ sở phát huy thế mạnh, lợi thế hiện có của địa phương, Phú Thạnh đang tập trung huy động tối đa nguồn nội lực và triển khai nhanh các biện pháp nhằm thu hút mạnh các nguồn đầu tư từ bên ngoài, nhất là đầu tư về khoa học và công nghệ, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển theo hướng hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn. Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, trong giai đoạn 5 năm tới, KTXH của xã Phú Thạnh sẽ bắt kịp chiến lược phát triển chung của huyện Nhơn Trạch. Trong đó, đến năm 2025, xã Phú Thạnh tập trung phát triển KTXH cả chiều rộng lẫn chiều sâu; sau năm 2025 chuyển hướng phát triển mạnh vào lĩnh vực thương mại - dịch vụ và công nghiệp - xây dựng, nâng dần tỷ trọng ở hai lĩnh vực này, kết hợp với xây dựng nông thôn mới và đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn nhằm đảm bảo thực hiện đúng định hướng cơ cấu phát triển KTXH của địa phương; phấn đấu xây dựng xã văn minh, giàu đẹp.

Để thực hiện, Phú Thạnh cũng phát huy truyền thống đoàn kết, cần cù, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân trên cơ sở khai thác các tiềm năng, nội lực hiện có kết hợp với tranh thủ sự hỗ trợ từ tỉnh, huyện và kêu gọi đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng; chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh, toàn diện, bền vững, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo thêm việc làm, nâng cao dân trí và

chất lượng nguồn nhân lực, quan tâm phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao năng lực quản lý nhà nước, đảm bảo quốc phòng an ninh.

3.1.2. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2025 của xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch

Để đáp ứng mục tiêu phát triển KTXH của huyện Nhơn Trạch đến năm 2025, định hướng sử dụng đất dài hạn như sau:

- Khai thác triệt để và sử dụng tiết kiệm quỹ đất: Khai thác tối đa quỹ đất của địa phương theo hướng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả. Phát huy các thế mạnh và tiềm năng của huyện về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Phát triển thương mại - dịch vụ, trao đổi hàng hoá, góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hoá, tạo điều kiện phát triển KTXH của địa phương theo hướng bền vững.

- Quy hoạch, bố trí sử dụng đất đáp ứng nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế: đáp ứng xu hướng đô thị hoá trên địa bàn xã, phù hợp với phương hướng chuyển đổi cơ cấu sản xuất bền vững theo hướng đa dạng sinh học và đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích đất. Sử dụng đất hợp lý theo hướng bảo vệ tài nguyên đất đai, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đảm bảo việc phục hồi và tính cân bằng sinh thái.

3.1.3. Định hướng quản lý nhà nước về đất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hóa ở xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch

Hiện nay đất đai là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, là một trong những vấn đề nóng, nhạy cảm của QLNN. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thu hút đầu tư nước ngoài, mỗi ngành, mỗi lĩnh vực, hộ gia đình, cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp, cộng đồng dân cư đều phải có những quỹ đất cụ thể ở, sinh hoạt, đầu tư, sản xuất... Tuy nhiên, sự gia tăng dân số nhanh và tốc độ đô thị hóa cao, dẫn đến việc quản lý bố trí quỹ đất gặp khó khăn và việc một bộ phận người dân cố ý sử dụng đất không đúng mục đích cũng ảnh hưởng đến quy hoạch sử dụng đất và công tác triển khai thực hiện các quy hoạch sau này.

Theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2025 huyện Nhơn Trạch sẽ là đô thị loại 2, trong đó có xã Phú Thạnh, nên diện tích ĐNN của xã tương lai bị thu hẹp, ít nhà đầu tư quan tâm đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp vì hiệu quả kinh tế không cao. Như vậy, sự mất cân bằng trong cơ cấu các loại đất là rất rõ ràng, sẽ có một phận người làm nông nghiệp chuyển sang làm các ngành nghề khác, nhưng cũng có một bộ phận người làm nông nghiệp sẽ thất nghiệp do không còn quỹ đất để canh tác, sản xuất. Do đó, cần có định hướng quy hoạch, dành quỹ đất cho những dự án phục vụ cho mục đích sản xuất nông nghiệp.

3.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý đất nông nghiệp trong bối cảnh đô thị hoá trên địa bàn xã Phú Thạnh, huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai giai đoạn đến năm 2025

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện công tác điều tra khảo sát đo đạc, đánh giá phân loại đất, lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng ĐNN trong bối cảnh đô thị hóa trên địa bàn xã Phú Thạnh

- Tiếp tục rà soát và đẩy mạnh việc hoàn thiện công tác điều tra, khảo sát đo đạc đánh giá phân loại ĐNN ở địa phương, nhất là sau thời gian có những thay đổi về việc sử dụng đất vào các mục đích phát triển kinh tế - xã hội ở Phú Thạnh.

- Đối với các bộ phận liên quan trong QLNN về ĐNN của Phú Thạnh cần được tăng cường đội ngũ cán bộ cũng như phương tiện làm việc nhằm nâng cao chất lượng điều tra, khảo sát đo đạc đánh giá phân loại ĐNN. Thường xuyên cập nhật thông tin, công nghệ phù hợp với thực tế trên địa bàn xã; kiểm tra và rà soát lại quỹ ĐNN trên địa bàn để nắm được biến động về sử dụng. Nỗ lực giữ cân đối các loại đất, nhất là đất sản xuất nông nghiệp, đất sản xuất lâm nghiệp. Trong đất sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cân đối giữa đất trồng cây lâu năm và hàng năm, đất trồng lúa nhằm mục đích vừa đảm bảo an ninh lương thực vừa phát huy được thế mạnh của địa phương.

- Thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm kê ĐNN làm cơ sở quan trọng để thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN. Công tác này cần đảm bảo thực hiện nghiêm túc, tuân thủ đúng theo thủ tục, quy trình được Luật Đất đai 2013 quy định.

- Tăng cường giám sát tuân thủ quy hoạch, kế hoạch sử dụng ĐNN.

Hàng năm tăng cường giám sát việc tuân thủ theo quy hoạch, kế hoạch ĐNN. Tiếp tục kiểm tra việc quản lý, SDĐ theo điều chỉnh quy hoạch SDĐ đến năm 2025 và kế hoạch SDĐ nhằm ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai.

- Việc quản lý, SDĐ nông nghiệp phải thông qua công cụ quy hoạch, kế hoạch SDĐ, vừa bảo đảm quỹ đất phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa vừa bảo đảm mục tiêu bảo vệ môi trường, an ninh lương thực, xóa đói giảm nghèo, công bằng xã hội, thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo đảm quỹ đất sử dụng phù hợp cho từng giai đoạn và lâu dài.

3.2.2. Nhóm giải pháp đẩy mạnh công tác rà soát văn bản pháp luật và hướng dẫn thực hiện văn bản pháp luật về quản lý và sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn

- Tiếp tục rà soát, kiến nghị loại bỏ các văn bản pháp quy không còn phù hợp, hoàn thiện các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật về đất đai còn có giá trị thực thi phù hợp với thẩm quyền được phân cấp. Tiếp tục rà soát các loại thủ tục hành chính liên quan đến ĐNN, quy chuẩn hóa bộ thủ tục hành chính liên quan đến QLNN về đất đai nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho người SDĐ.

- Tăng cường, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai, kiến nghị điều chỉnh một số chính sách cho phù hợp với thực tiễn, loại bỏ các quy định chồng chéo. Các văn bản hướng dẫn thực hiện pháp luật về đất đai cần được công bố trên các cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước liên quan và nên được truyền tải trực tiếp đến người SDĐ qua nhiều kênh truyền thông phong phú, dễ tiếp nhận, nhất là đối với đối tượng SDĐ là cộng đồng dân cư

và hộ gia đình, cá nhân, người trực tiếp chịu sự quản lý của Nhà nước về ĐNN. Sự thiếu hiểu biết của các đối tượng trên đối với chính sách, pháp luật về đất đai sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, do đó, UBND xã phải tăng cường tuyên truyền, phổ biến và cung cấp thông tin đất đai vừa đảm bảo quyền lợi của người SDĐ, vừa tạo lập môi trường pháp lý thuận lợi cho cơ quan quản lý thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.

- Tổ chức đánh giá sơ kết, rút ra bài học kinh nghiệm, củng cố và hoàn thiện việc thực hiện mô hình “một cửa”. Các bộ phận liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân và tổ chức thông qua quy trình quy định rõ thời gian thực hiện. “Quy trình tiếp nhận giải quyết và trả kết quả” cần rõ ràng đưa lên trang website của cơ quan chuyên môn để các tổ chức, cá nhân khi truy cập vào biết được hồ sơ và thủ tục như thế nào, vấn đề mình yêu cầu được giải quyết đến đâu và kết quả giải quyết bao nhiêu ngày để tiện theo dõi.

3.2.3. Nhóm giải pháp tăng cường công tác thanh kiểm tra, giải quyết các tranh chấp trong quản lý và sử dụng ĐNN trong bối cảnh đô thị hóa ở xã Phú Thạnh

Một là, nâng cao chất lượng thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy

định của chính sách, pháp luật về ĐNN. Phối hợp tốt khi có đoàn thanh, kiểm tra việc tuân thủ quy hoạch, kế hoạch SDĐ; việc quản lý, SDĐ của đơn vị; thực hiện nghiêm kết luận thanh tra, kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường, những vụ việc tiêu cực, tham nhũng về đất đai của cán bộ, công chức; Tiến hành thường xuyênviệc tự kiểm tra, tập trung vào các điểm nóng, các vấn đề bức xúc để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các sai phạm, xử lý trách nhiệm của cá nhân, tổ chức và người đứng đầu tổ chức để xảy ra sai phạm trong quản lý SDĐ.

- Tăng cường phối hợp thực hiện công tác thanh kiểm tra việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ĐNN trong bối cảnh đô thị hóa tại địa

phương, trong đó tập trung kiểm tra việc thực hiện quy hoạch đối với các khu quy hoạch chức năng, quy hoạch phát triển đô thị mới.

- Kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm đất đai, nhất là lấn chiếm đất công, chuyển mục đích sai quy định làm thất thoát quỹ ĐNN, đảm bảo sử dụng đất đúng mục đích. Tăng cường công tác kiểm tra xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi SDĐ không đúng mục đích, xây dựng công trình trên đất không được phép xây dựng...

- Thực hiện tốt công tác hòa giải tranh chấp đất đai, nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo, tranh chấp đất đai đảm bảo công bằng, khách quan và minh bạch. Quan tâm thực hiện có hiệu lực, hiệu quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với đối với các quyết định hành chính về đất đai, tập trung xử lý dứt điểm các tranh chấp đất đai phức tạp, kéo dài, đặc biệt là tranh chấp liên quan đến đất quốc phòng, an ninh, đất của các nông, lâm trường. Quá trình giải quyết phải tổ chức đối thoại công khai, dân chủ, giải quyết có lý, có tình, có tính khả thi cao. Đối với những vụ việc đã giải quyết hết thẩm quyền theo luật định, cần nghiên cứu vận dụng hoặc đề xuất các biện pháp hỗ trợ để động viên, thuyết phục công dân chấm dứt khiếu kiện. Đẩy mạnh công tác hòa giải tranh chấp đất đai từ cơ sở, nhất là tại địa bàn khu dân, đề xuất với UBND huyện và cấp có thẩm quyền giải quyết tốt những vấn đề phát sinh do yếu tố lịch sử về đất đai.

- UBND xã cũng cần thiết thiết lập đường dây nóng nhận thông tin khiếu kiện, tố cáo của người dân. Nâng cao chất lượng quyết định, kết luận giải quyết khiếu nại, tố cáo; cần chủ động chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa cơ quan cấp trên với cơ quan cấp dưới; phát huy tối đa hiệu quả việc đối thoại, gặp gỡ, trao đổi với người khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, nhân dân.

- Rà soát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về đất đai. Đối với diện tích đất công đang bị hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm để kiến nghị thu

hồi theo quy định của pháp luật; rà soát, chấn chỉnh tình trạng SDĐ lãng phí, kém hiệu quả hoặc SDĐ sai mục đích của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn để kiến nghị cấp thẩm quyền xử lý.

3.2.4. Nhóm giải pháp về giao đất, cho thuê, thu hồi đất nông nghiệp trên địa bàn xã Phú Thạnh

Tốc độ đô thị hoá hiện nay trên địa bàn xã Phú Thạnh đặt ra yêu cầu thường xuyên tăng cường công tác tuyên truyền, vận động nhân dân biết và thực hiện, tham gia quản lý quy hoạch, kế hoạch SDĐ ĐNN. Theo đó, cần:

- Rà soát lại việc quản lý và SDĐ ĐNN, tiếp tục đẩy mạnh việc đưa quỹ đất do nhà nước quản lý, đất trống, đất chưa sử dụng để tăng nguồn thu nhưng về lâu dài đảm bảo đất không bị lấn chiếm. Đối với đất đã giao nhưng chưa đầu tư hoặc đầu tư nhưng hiệu quả mang lại chưa cao thì rà soát, có chuyển sang mục đích sử dụng khác có hiệu quả cao hơn.

- Hoàn thành cấp GCNQSDĐ lần đầu; hoàn thành cấp đổi GCNQSDĐ theo bản đồ địa chính mới;

- Thực hiện tốt việc tham gia giám sát của nhân dân, các tổ chức chính trị, xã hội trong thực hiện quy hoạch, kế hoạch SDĐ được Chính phủ phê duyệt. Kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Thường xuyên kiểm tra tiến độ thực hiện của các dự án đầu tư liên quan đến sử dụng đất và thu hồi các dự án thực hiện không đúng mục đích và tiến độ. Rà soát, kiến nghị thu hồi những dự án “treo” hay thực hiện không đúng mục đích sử dụng, không đúng tiến độ; Tạo quỹ đất sạch để kêu gọi đầu tư, giao đất, cho thuê đất theo hình thức đấu giá QSDĐ, nhất là khu vực sẽ chuyển mục đích sử dụng ĐNN cần quản lý, giám sát chặt chẽ quy hoạch.

- Cần có chính sách, cơ chế khuyến khích, động viên tổ chức, cá nhân được giao đất, cho thuê đất khẩn trương đưa đất vào khai thác, quản lý, SDĐ tiết kiệm, hiệu quả.

- Thực hiện tốt cơ chế chính sách, trình tự thủ tục về thu hồi ĐNN, kiến nghị cấp có thẩm quyền xem xét, điều chỉnh, bổ sung cơ chế chính sách bồi

thường, nhất là đơn giá đất, nhà ở vật kiến trúc phù hợp với điều kiện của địa phương, linh hoạt trong quá trình áp dụng, đảm bảo quyền lợi và ổn định đời sống, sản xuất cho người có đất bị thu hồi. Kịp thời xử lý dứt điểm các kiến nghị, đề xuất của người dân liên quan đến công tác bồi thường. Việc xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị phải đảm bảo hài hòa và công bằng về quyền và lợi ích giữa những người thu hồi đất trong cùng dự án cũng như khác dự án.

3.2.5. Nhóm giải pháp khác nhằm hoàn thiện quản lý nhà nước về đất nông nghiệp:

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất đai của xã Phú Thạnh đối với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ có chuyên môn sâu của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý đất NÔNG NGHIỆP TRONG bối CẢNH đô THỊ hóa TRÊN địa bàn xã PHÚ THẠNH, HUYỆN NHƠN TRẠCH, TỈNH ĐỒNG NAI (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)