3.3.1. Mục đích khảo nghiệm
Đánh giá tính cấp thiết, kiểm chứng tính khả thi của từng biện pháp đã đưa ra và cũng qua đó để các nhà quản lý có thể tìm ra biện pháp hữu hiệu trong quản lý dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật Mật mã.
3.3.2. Đối tượng khảo nghiệm
Cán bộ quản lý và giảng viên có thâm niên công tác của Học viện. Tổng số người xin ý kiến là: 47
Bảng 3.1. Đối tượng khảo nghiệm
TT Đối tượng khảo sát Tổng số Ghi chú
1 Cán bộ quản lý 11
2 Giảng viên 36
3.3.3. Nội dung và quy trình khảo nghiệm
Để tiến hành khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề ra, tác giả xây dựng phiếu trưng cầu ý kiến theo hai tiêu chí: Tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý; thực hiện đánh giá các tiêu chí theo 4 mức độ: - Tính cần thiết: Rất cấp thiết, Cấp thiết, ít cấp thiết; Không cấp thiết. - Tính khả thi: Rất khả thi, Khả thi, Ít khả thi; Không khả thi.
Tiến hành lấy phiếu trưng cầu ý kiến về các biện pháp quản lý.
Sau khi thu được kết quả, tác giả tiến hành phân tích xử lý số liệu trên bảng thống kê; tính điểm trung bình của các biện pháp đã được khảo sát, rồi xếp theo thứ bậc để nhận xét, đánh giá và rút ra kết luận.
Các mức độ và tiêu chí đánh giá được xác định theo bảng 3.2:
Bảng 3.2. Mức độ và tiêu chí đánh giá
Mức độ và Tiêu chí đánh giá Cách cho điểm Chuẩn đánh giá
Rất cấp thiết/ Rất khả thi 4 3,25 4,0
Cấp thiết/ Khả thi 3 2,5 3,24
Ít cấp thiết/ Ít khả thi 2 1,75 2,49 Không cấp thiết/ Không khả thi 1 < 1,75
3.3.4. Kết quả khảo nghiệm
3.3.4.1. Kết quả khảo nghiệm mức độ cấp thiết của các biện pháp
Bảng 3.3. Kết quả đánh giá mức độ cấp thiết của các biện pháp Mức độ cấp thiết Thứ TT Tên biện pháp Rất Cấp It cấp Không hạng cấp cấp thiết thiết thiết thiết Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho
Mức độ cấp thiết Thứ TT Tên biện pháp Rất Cấp It cấp Không hạng cấp cấp thiết thiết thiết thiết
Bồi dưỡng năng lực và phát triển
2 đội ngũ CB-GV dạy môn GDQP- 40 7 0 0 3,85 2 AN trong Học viện
Quản lý hoạt động giảng dạy và
3 học tập trên lớp, ngoài thao trường 38 9 0 0 3,81 3 của giảng viên và sinh viên
4 Quản lý kiểm tra đánh giá kết 37 8 2 0 3,74 5 quả học tập của Sinh viên
Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị
5 dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy 38 8 1 0 3,79 4 GDQP-AN trong tình hình mới
Nhận xét kết quả khảo sát trên bảng 3.3: đội ngũ cán bộ, giảng viên đánh giá các biện pháp từ 1 đến 5 đều rất cấp thiết, điểm trung bình đạt được rất cao, từ 3,74 đến 3,96.
Biện pháp số 1 “Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, sinh viên về vai trò môn GDQP-AN trong nhà trường” được đánh giá ở mức độ cấp thiết nhất với điểm trung bình đạt 3,96; 100% CBQL-GV đánh giá ở mức độ cấp thiết và rất cấp thiết.
Xếp theo thứ tự, ở vị trí số 2 là biện pháp “Bồi dưỡng năng lực và phát triển đội ngũ CB-GV dạy môn GDQP-AN trong Học viện” điểm trung bình đạt 3,85. Đứng ở vị trí số 3 là biện pháp “Quản lý hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp, ngoài thao trường của giảng viên và sinh viên”, cả hai biện pháp trên đều không có
Xếp ở vị trí cuối cùng là biện pháp “Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Sinh viên”, tuy có 2 cán bộ đánh giá ở mức độ “ít cấp thiết” song điểm trung bình vẫn rất cao, đạt 3,74.
Như vậy các biện pháp đều được CBQL-GV đánh giá ở mức độ “rất cấp thiết”, chúng tôi tiếp tục khảo sát “mức độ khả thi” của các biện pháp.
3.3.4.2. Khảo nghiệm mức độ khả thi của các biện pháp
Bảng 3.4. Kết quả khảo sát mức độ khả thi của các biện pháp Mức độ khả thi
Thứ
TT Tên biện pháp Rất Khả Ít khả Không
khả khả hạng
thi thi
thi thi
Tổ chức các hoạt động tuyên
1 truyền nâng cao nhận thức cho cán 43 4 0 0 3,91 1 bộ, giáo viên, sinh viên về vai trò
môn GDQP&AN trong nhà trường
Bồi dưỡng năng lực và phát triển
2 đội ngũ cán bộ GV dạy môn 42 5 0 0 3,89 2 GDQP-AN trong Học viện
Quản lý hoạt động giảng dạy và
3 học tập trên lớp, ngoài thao trường 39 8 0 0 3,83 3 của giảng viên và sinh viên
4 Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả 36 11 0 0 3,77 5 học tập của Sinh viên
Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị
5 dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy 37 10 0 0 3,79 4 GDQP-AN trong tình hình mới
Kết quả phân tích trên bảng 3.4 cho thấy: đội ngũ CBQL-GV đánh giá các biện pháp có điểm trung bình từ 3,77 đến 3,91; ở mức độ rất khả thi; không có CBQL-GV đánh giá ở mức độ “ít khả thi” và “không khả thi”.
Biện pháp có điểm trung bình thấp nhất “Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Sinh viên” điểm trung bình đạt 3,77.
Các biện pháp “Bồi dưỡng năng lực và phát triển đội ngũ CB-GV dạy môn GDQP-AN trong Học viện” và “Quản lý hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp, ngoài thao trường của giảng viên và sinh viên”, “Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới” có điểm trung bình tương đối ngang nhau: 3,89; 3,83 và 3,79.
Như vậy các biện pháp do tác giả đề xuất đều được đội ngũ CBQL-GV đánh giá ở mức độ “rất khả thi”.
3.3.4.3. Tương quan giữa mức độ cấp thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất
Sau khi khảo sát mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp, tác giả tiến hành đánh giá tương quan của hai đại lượng trên, kết quả thể hiện trên bảng 3.5.
Bảng 3.5. Đánh giá tương quan các biện pháp đề xuất Tính cấp
TT Nội dung Biện Pháp thiết
X 1 Tổ chức các hoạt động tuyên truyền
nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo
3,96 viên, sinh viên về vai trò môn
GDQP&AN trong nhà trường 2 Bồi dưỡng năng lực và phát triển đội
ngũ cán bộ GV dạy môn GDQP-AN 3,85 2 trong Học viện
3 Quản lý hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp, ngoài thao trường của 3,81 giảng viên và sinh viên
4 Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả
3,74 học tập của Sinh viên
5 Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy
học đáp ứng yêu cầu giảng dạy 3,79 4 GDQP- AN trong tình hình mới Tính khả thi Y Yi 3,91 1 3,89 2 3,83 3 3,77 5 3,79 4 Hiệu số D=Xi-Yi d2 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Với kết quả tổng hợp trong bảng 3.5 ta có được hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp. áp dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc Spearman:
6 6d i2
R=1- i 1 Trong đó: di: Hiệu số các giá trị thứ tự
n(n 2 1) n: Số các biện pháp đề xuất Thay các giá trị ta có: R=1- 6(00000) 5(521) =1-0=1
Từ kết quả khảo nghiệm cho thấy hệ số tương quan R = 1 thể hiện tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp có quan hệ chặt chẽ với nhau. Được thể hiện ở biểu đồ sau: 4 3.95 3.9 3.85 3.8 3.75 3.7 3.65 3.6 BP 1 BP2 BP 3 BP 4 BP5 Cấp thiết Khả thi
Biểu đồ 3.1. Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Biểu đồ 3.1 cho chúng ta thấy được bức tranh toàn cảnh về sự tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp tác giả đề xuất, điều đó chứng tỏ đội ngũ CBQL-GV đánh giá cao các biện pháp. Áp dụng đồng bộ các biện pháp này vào quản lý dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên tại Học viện Kỹ thuật Mật mã chắc chắn sẽ đạt hiệu quả cao, đáp ứng mục tiêu trong giai đoạn đổi mới giáo
Tiểu kết chương 3
Từ cơ sở lý luận và thực trạng công tác quản lý dạy học môn GDQP-AN tại Học viện Kỹ thuật Mật mã thuộc Ban Cơ yếu chính phủ, tác giả đã đề xuất và tập trung phân tích 5 biện pháp quản lý. Hệ thống biện pháp này có sự kế thừa một số biện pháp quản lý đã thực hiện tốt, có hiệu quả trước đây; đồng thời có những biện pháp mới đưa ra làm phong phú thêm và phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn, nhằm khắc phục những hạn chế đã nêu ở chương 2.
Các biện pháp được đề xuất, qua khảo sát cho thấy đều có tính cấp thiết và khả thi cao, đáp ứng được giả những yêu cầu cấp thiết đã nêu trong luận văn, đồng thời góp phần định hướng cho công tác quản lý đặc thù của Bộ môn GDQP-AN, đáp ứng yêu cầu rèn luyện và sẵn sàng bảo vệ tổ quốc.
Việc đổi mới công tác quản lý dạy học môn GDQP-AN là nhiệm vụ cấp bách, Lãnh đạo các Nhà trường nói chung, Học viện Kỹ thuật Mật mã nói riêng cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động GDQP-AN, góp phần thực hiện thắng lợi quan điểm chỉ đạo của Đảng, giữ vững yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ đất nước trong tình hình mới.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
Qua nghiên cứu các vấn đề cơ bản về lý luận dạy học, quản lý giáo dục, luận văn đã vận dụng các khái niệm đó vào nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở lý luận quản lý dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên ở trường CĐ-ĐH. Luận văn đã xác định nội dung quản lý dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên gồm: quản lý kế hoạch, mục tiêu, chương trình, nội dung dạy học; quản lý hoạt động giảng dạy của giảng viên; quản lý hoạt động học của sinh viên; quản lý cơ sở vật chất và các điều kiện phục vụ cho hoạt động dạy học môn GDQP-AN.
Đồng thời, luận văn đã tập trung phân tích thực trạng dạy học và thực trạng quản lý dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật Mật mã thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, từ đó đánh giá được thực trạng, những thành công, hạn chế và nguyên nhân của chúng.
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, tác giả đã xây dựng và đề xuất 5 biện pháp quản lý dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên ở Học viện Kỹ thuật Mật mã, các biện pháp là:
1. Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, sinh viên về vai trò môn GDQP-AN trong nhà trường
2. Bồi dưỡng năng lực và phát triển đội ngũ cán bộ GV dạy môn GDQP-AN trong Học viện
3. Quản lý hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp, ngoài thao trường của giảng viên và sinh viên
4. Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Sinh viên
5. Xây dựng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giảng dạy GDQP-AN trong tình hình mới
Các biện pháp trên được đội ngũ CB-GV đánh giá vừa mang tính thực tiễn, lại cấp thiết và có tính khả thi cao, đáp ứng với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo.
Học viện Kỹ thuật Mật mã phải dựa trên cơ sở thực tế trong giai đoạn cụ thể, phát huy tư duy quản lý, sáng tạo, linh hoạt để cho mỗi biện pháp đều có tác dụng cao nhất trong quản lý dạy học. Từ đó sẽ nâng cao được chất lượng dạy học môn GDQP-AN nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với vụ Giáo dục quốc phòng, Bộ Giáo dục và Đào tạo
- Tham mưu với các cấp lãnh đạo, có thông tư hướng dẫn chi tiết, cụ thể về tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị cho dạy học như bàn ghế, máy chiếu, loa giảng dạy, đặc biệt là các thiết bị, vũ khí phục vụ giảng dạy GDQP-AN.
- Hàng năm tổ chức tốt công tác tập huấn cho đội ngũ sĩ quan biệt phái, giảng viên dạy Quốc phòng tại các Nhà trường để nâng cao trình độ.
- Xây dựng, bổ sung hoàn thiện sách giáo trình GDQP-AN cho phù hợp với tình hình thực tiễn của đất nước và tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Đối với Học viện Kỹ thuật Mật mã
- Có sự chỉ đạo sát sao, cụ thể, quan tâm tạo điều kiện hơn nữa về cơ sở vật chất, tinh thần cho đội ngũ cán bộ, giảng viên giảng dạy môn GDQP-AN.
- Xây dựng chính sách, tạo điều kiện về kinh phí, thời gian cho đội ngũ CB- GV đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chấp hành trung ương Đảng CSVN (2013), Nghị quyết số: 29-NQ/TW Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
2. Đặng Quốc Bảo (2008), Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (2001), Một số vấn đề lý luận- thực tiễn và những ứng dụng vào việc xây dựng chiến lược giáo dục, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
4. Bộ Chính trị (2001), Chỉ thị số 62-CT/TW, ngày 12-02-2001 về Tăng cường công tác giáo dục quốc phòng toàn dân trong tình hình mới
5. Bộ Chính trị (2007), Chỉ thị số 12-CT/TW về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giáo dục quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012),Thông tư 31- Chương trình môn học giáo dục quốc phòng - an ninh trình độ đại học, cao đẳng, Hà Nội.
7. Bộ Quốc phòng (2001), Chiến lược Giáo dục- Đào tạo trong nhà trường Quân đội đến năm 2010, Hà Nội.
8. Bộ Tổng tham mưu - Cục Dân quân tự vệ (2005), Hệ thống văn bản hiện hành về công tác quốc phòng, dân quân tự vệ và công tác giáo dục quốc phòng ở các bộ, ngành và các địa phương, Nxb QĐND, H.
9. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Đại cương khoa học quản lý,Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
10. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), Lý luận quản lý nhà trường.Bài giảng cao học QLGD, Đại học Giáo dục -Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Chính (2011), Đánh giá trong giáo dục, Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội. Hà Nội.
12. Nguyễn Đức Chính, Vũ Lan Hương (2015), Phát triển chương trình giáo dục, Nxb giáo dục Việt Nam
13. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), Nghị định 15/2001/NĐ-CP ngày 01 tháng 05 năm 2001 của Chính phủ về giáo dục quốc phòng - an ninh. Hà Nội
14. Nguyễn Thành Công (2012),“Thực trạng, giải pháp gnâncao chất lượng môn học GDQP-AN cho học sinh, sinh viên tại Trung tâm Giáo dục quốc phòng- an ninh Đà Nẵng”, Tạp chí Dân quân tự vệ Giáo dục quốc ,phòng quý II, năm 2012.
15. Vũ Cao Đàm (2009), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lầnthứ X, Nxb Chính trị Quốc Gia Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II Ban chấphành Trung