Đại học, Cao đẳng
1.4.1. Các yếu tố chủ quan
GDQP-AN là bộ môn đặc thù trong các Nhà trường, đội ngũ giảng viên rất đa dạng, đến từ nhiều đơn vị khác nhau: sĩ quan biệt phái, bộ đội chính quy; cán bộ giáo viên được cử đi học …., vì vậy trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm của mỗi giảng viên được rèn luyện, huấn luyện khác nhau. Trong khi đó, Đội ngũ giảng viên luôn luôn đóng vai trò quyết định trong hoạt động dạy và học, trong đổi mới và nâng cao chất lượng môn học. Từ năm 2001, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức đào tạo giáo viên giáo dục quốc phòng ngắn hạn và dài hạn tại các trường đại học và liên kết ở địa phương. Theo đó, các trường đã bước đầu tự chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên trong biên chế cơ hữu và thực hiện hợp đồng, thỉnh giảng.
Để đáp ứng từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên GDQP-AN cả về số lượng và chất lượng, đáp ứng quy mô giáo dục quốc phòng - an ninh cho học sinh, sinh viên ngày càng tăng, năm 2010 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đào tạo giáo viên chuyên ngành GDQP-AN cho các trường trung học phổ thông và trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề. Bộ Giáo dục và Đào tạo đang mở rộng đề án này để phát triển đội ngũ giáo viên giáo dục quốc phòng - an ninh cho các trường đại học, cao đẳng và trung tâm giáo dục quốc phòng - an ninh cho sinh viên.
Đội ngũ giảng viên là sĩ quan do Bộ Quốc phòng biệt phái ra các trường đại học đang từng bước được kiện toàn về tổ chức và chất lượng. Sự phối hợp có hiệu quả của Bộ Quốc phòng với Bộ Giáo dục và Đào tạo trong những năm qua đã hình thành đội ngũ cán bộ giảng dạy là sĩ quan biệt phái, lực lượng nòng cốt tham gia giảng dạy môn học GDQP-AN và quản lý chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này tại các trung tâm GDQP, với chức năng của cơ quan chuyên môn và quản lý trung tâm GDQP cho sinh viên.
Tuy vậy, có một thực tế hiện nay, số sĩ quan biệt phái sang dạy học môn GDQP-AN đang có nhiều loại; một số sĩ quan gần hết tuổi phục vụ quân đội hoặc còn ít “cơ hội” thăng tiếng trong quân đội nên “bị điều” đi; một số cán bộ giảng viên tuổi quân còn quá trẻ, vốn sống và kinh nghiệm hoạt động thực tiễn quân sự còn hạn chế...; một số khác chỉ ở trình độ cao đẳng quân sự, tính lý luận và nhận thức còn ở mức độ. Mặt khác giữa Bộ GD&ĐT với Bộ Quốc phòng chưa có cơ chế
liên thông phối hợp một cách cụ thể đối với việc đào tạo cán bộ và giảng viên. Trong khi đó, chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ giảng viên GDQP-AN còn thấp; cơ sở vật chất phục vụ cho quá trình giảng dạy, và nơi ở, sinh hoạt cho giảng viên và sinh viên cũng còn gặp nhiều khó khăn. Điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng dạy học môn học GDQP-AN cho sinh viên ở trung tâm GDQP.
* Đặc điểm học tập của Sinh viên
Sinh viên theo huấn luyện và học tập môn GDQP-AN rất đa dạng, đến từ nhiều trường, nhiều khoa khác nhau, họ mang theo những nét văn hoá vùng miền, truyền thống gia đình, phong phú và đang theo học ở nhiều ngành nghề khác nhau.
Đa số Sinh viên có trách nhiệm, ham hiểu biết, có chí tiến thủ, thích cái mới, năng động, yêu nước và đôi khi bồng bột. Đối với môn GDQP-AN, bên cạnh nhiều sinh viên có nhận thức đúng, có nhiều cố gắng và đạt kết quả cao trong học tập thì cũng có một bộ phận sinh viên coi môn GDQP-AN là môn học 3K (khó, khô, khổ), và một số nữ sinh viên xem là môn vô bổ họ phải học vì là môn học bắt buộc. Chính vì vậy, thời gian dành cho hoạt động tự học môn GDQP-AN của sinh viên chưa đáp ứng yêu cầu chung hiện nay. Một số sinh viên không làm đầy đủ bài tập, không thường xuyên chuẩn bị bài trước, không đặt câu hỏi cho giảng viên, không đến thư viện để tham khảo và không ghi lại bài giảng theo cách học riêng. Người học vẫn mang nguyên phương pháp học ở bậc phổ thông là thụ động và ỉ lại vào giáo viên khi đã lên bậc học cao hơn. Hơn nữa, phần lớn sinh viên các trường lớn và chuyên ngành khó xem thời gian học môn GDQP-AN là thời gian xả hơi nên học không nghiêm túc.
* Cơ sở vật chất, điều kiện sân bãi
Giảng dạy bộ môn GDQP-AN rất cần thiết về sân bãi, vũ khí, thiết bị dạy học. Việc trang bị các thiết bị, cơ sở vật chất dạy học còn gặp nhiều khó khăn do vậy ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý. Nguyên nhân chính là do tính nhạy cảm của các thiết bị dạy học, việc quản lý súng, đạn, trang phục, thao trường, sân bãi tập bắn … mang tính chất đặc thù, luôn luôn phải quản lý nghiêm ngặt.
* Tác động từ tình hình kinh tế - xã hội, văn hóa giáo dục
Công cuộc CNH- HĐH đất nước đang tác động và làm thay đổi một cách căn bản kinh tế - xã hội. Nó không chỉ tạo điều kiện cho sự phát triển của sự nghiệp GD&ĐT theo hướng hiện đại mà còn đặt ra những yêu cầu, thách thức mới. Trong điều kiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0, dưới sự ảnh hưởng của công nghệ số hóa, ảnh hưởng của internet có tính chất hai mặt đã tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động dạy học nói chung, dạy học bộ môn GDQP – AN nói riêng. Chính vì lẽ đó, GD&ĐT cũng đòi hỏi sự bổ sung, đổi mới thường xuyên về nội dung, chương trình, phương pháp và đặc biệt là nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy cùng với công tác quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên.
Kinh tế xã hội và văn hóa giáo dục ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý phát triển đội ngũ giáo viên, giáo viên giảng dạy bộ môn GDQP-AN ở các trường Đại học, cao đẳng, đây là việc làm hết sức quan trọng và là hoạt động nằm trong kế hoạch phát triển tổng thế của nhà trường, đồng thời cũng là hoạt động chịu sự tác động của nền giáo dục nước nhà.
Với những mục tiêu mà Đảng và Nhà nước đã xác định, trên cơ sở đó các Nhà trường cần có những cách làm cụ thể nhằm nâng cao chất lượng dạy học - giáo dục. Trong quản lý công tác GDQP nói chung và dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên cần phải tính đến những tác động từ đặc điểm, tình hình phát triển kinh tế, xã hội, quan điểm về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
* Tác động từ quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước về bảo vệ quốc phòng - an ninh trong tình hình mới
Giữ vững môi trường hoà bình, ổn định để phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mục tiêu xuyên suốt của chính sách quốc phòng Việt Nam. Thực hiện chính sách quốc phòng mang tính chất hoà bình, tự vệ, thể hiện ở chủ trương không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong các quan
hệ quốc tế, giải quyết mọi bất đồng và tranh chấp với các quốc gia khác bằng biện pháp hoà bình.
Phát triển kinh tế - xã hội đồng thời tăng cường khả năng quốc phòng, phối hợp chặt chẽ hoạt động quốc phòng, an ninh với hoạt động đối ngoại thành một thể thống nhất để phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phát triển kinh tế nhanh, bền vững. Việt Nam xây dựng nền quốc phòng toàn dân dựa trên truyền thống yêu nước, chống ngoại xâm của toàn dân tộc, chăm lo xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh, xây dựng nghệ thuật quân sự Việt Nam đáp ứng các yêu cầu của chiến tranh hiện đại. Tích cực, chủ động ngăn ngừa và đẩy lùi nguy cơ chiến tranh là một trong các nhiệm vụ trọng yếu của quốc phòng Việt Nam trong thời bình.
Quán triệt phương châm phòng thủ toàn diện, chủ động, bảo vệ Tổ quốc từ xa, quốc phòng Việt Nam sử dụng các biện pháp tổng hợp nhằm giữ vững ổn định bên trong, ngăn ngừa các nguy cơ can thiệp từ bên ngoài. Thực hiện chính sách quốc phòng độc lập, tự chủ, xây dựng sức mạnh quốc phòng bằng nguồn lực mọi mặt của đất nước và con người Việt Nam.
Chính vì vậy, sự nghiệp củng cố quốc phòng - an ninh dựa trên chiến lược quốc phòng - an ninh theo đường lối độc lập, tự chủ của Đảng đã tác động tới chủ trương, chính sách, kế hoạch, nội dung, thời gian dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên. Từ đó xác định mục tiêu dạy học môn học này là nhằm trang bị kiến thức cơ bản về quốc phòng - an ninh, kỹ năng quân sự cần thiết, góp phần đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tiểu kết chương 1
Dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên là một nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chiến lược xây dựng nền Quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân. Sinh viên ở các cơ sở giáo dục đại học là một lực lượng hùng hậu, nguồn nhân lực chất lượng cao trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bên cạnh việc được trang bị kiến thức
văn hoá, khoa học, công nghệ thiết thực phục vụ cho xây dựng và phát triển đất nước còn phải được học tập môn GDQP-AN. Có như vậy, sinh viên mới đủ khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên ở các trường Đại học, Cao đẳng mang tính đặc thù về cả nội dung chương trình, hình thức tổ chức, phương pháp giảng dạy lẫn đội ngũ cán bộ, giảng viên và cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học môn học này đòi hỏi phải được quản lý chặt chẽ, khoa học. Tuy nhiên, công tác quản lý dạy học môn học này bị chi phối bởi cơ chế, chính sách; trách nhiệm và năng lực của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, giảng viên; đặc điểm, ý thức của sinh viên và các mặt bảo đảm. Kết quả nghiên cứu những vấn đề cơ bản trên là những cơ sở sát thực để đánh giá đúng thực trạng, đồng thời đề xuất các biện pháp quản lý dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN GDQP - AN
CHO SINH VIÊN HỆ DÂN SỰ TẠI HỌC VIỆN KỸ THUẬT MẬT MÃ 2.1. Lược sử hình thành và phát triển của Học viện Kỹ thuật Mật mã
2.1.1. Lược sử hình thành
Học viện Kỹ thuật Mật mã, tiền thân là Trường Cán bộ Cơ yếu Trung ương thành lập ngày 15 tháng 4 năm 1976, năm 1985 đổi tên thành Trường Đại học Kỹ thuật Mật mã. Ngày 17 tháng 2 năm 1980, Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Mật mã được thành lập.
Ngày 17 tháng 2 năm 1995, Học viện Kỹ thuật Mật mã được thành lập trên cơ sở sáp nhập Trường Đại học Kỹ thuật Mật mã và Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Mật mã.
Học viện Kỹ thuật Mật mã là một trường đại học công lập trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ, Học viện là cơ sở duy nhất của Việt Nam có chức năng đào tạo cán bộ có trình độ đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học kỹ thuật mật mã của ngành Cơ yếu Việt Nam. Đây còn là nơi đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ yếu, sĩ quan chỉ huy kỹ thuật mật mã cho quân đội nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia.
Hiện nay Học viện đào tạo thêm đại học chính quy hệ dân sự nhiều chuyên ngành, Tiến sĩ ngành Mật mã và Thạc sĩ chuyên ngành An toàn thông tin. Học viện cũng được chính phủ Việt Nam lựa chọn là một trong tám cơ sở trọng điểm đào tạo nhân lực an toàn thông tin Việt Nam theo Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức + Ban giám đốc - Giám đốc - 3 Phó giám đốc + Các phòng, ban chức năng - Phòng Chính trị - Tổ chức - Phòng Đào tạo
- Phòng Sau đại học - Phòng Hành chính
- Phòng Kế hoạch - Tài chính - Phòng Thiết bị - Quản trị
+ Các khoa đào tạo
- Khoa Mật mã
- Khoa An toàn thông tin - Khoa Điện tử - Viễn thông - Khoa Công nghệ thông tin - Khoa Lý luận chính trị - Khoa Cơ bản
- Khoa Quân sự và Giáo dục thể chất
+ Các trung tâm
- Trung tâm Thực hành Kỹ thuật mật mã - Trung tâm Thông tin - Thư viện
2.1.3. Các ngành nghề đào tạo hệ dân sự
Học viên kỹ thuật mật mã tuyển sinh và đào tạo các nhóm ngành nghề và chỉ tiêu đào tạo hệ dân sự hàng năm như sau:
Bảng 2.1. Các ngành nghề đào tạo hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật Mật mã
Ngành đào tạo Mã số Số lượng Ghi chú
SV/năm Ngành An toàn thông tin
Chuyên ngành:
- An toàn hệ thống thông tin 7480202 420 - Kỹ nghệ an toàn mạng
- Công nghệ phần mềm an toàn
Ngành Công nghệ thông tin, Chuyên ngành:
7480201 200 - Kỹ thuật phần mềm nhúng và di động
Ngành Kỹ thuật điện tử - viễn thông
Chuyên ngành: 7520207 100
- Hệ thống nhúng và điều khiển tự động
2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Mục đích khảo sát nhằm thu thập số liệu đánh giá thực trạng dạy học, thực trạng QLDH và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng QLDH chương trình GDQP- AN cho SV hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật Mật mã. Trên cơ sở của thực trạng, tác giả đề xuất các biện pháp QL nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả QLDH chương trình GDQP-AN cho SV hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật Mật mã.
2.2.2. Nội dung khảo sát
+ Khảo sát thực trạng dạy học chương trình GDQP-AN cho SV hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật Mật mã
+ Khảo sát thực trạng Quản lý dạy học chương trình GDQP-AN cho SV hệ dân sự tại Học viện Kỹ thuật Mật mã
2.2.3. Đối tượng khảo sát
Bảng 2.2. Số lượng mẫu khảo sát thực trạng dạy học GDQP-AN
TT Thành phần Số lượng % 1 Cán bộ quản lý 11 7,70 2 Giảng viên 36 25,20 3 Sinh viên 96 67,10 Tổng 143 100 2.2.4. Phương pháp khảo sát
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:
+ Xây dựng công cụ nghiên cứu: tác giả xây dựng công cụ nghiên cứu - Công cụ 1(PL1) dành cho toàn thể cán bộ quản lý, giảng viên và sinh viên - Công cụ 2 (PL2) dành cho cán bộ quản lý và giảng viên
+ Phát phiếu toàn bộ đối với đội ngũ CBQL, GV khoa Quân sự và GDTC, lựa chọn ngẫu nhiên sinh viên năm thứ 2,3 đã được học môn GDQP-AN.
- Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện:
Chúng tôi tiến hành trò chuyện, phỏng vấn một số CBQL và GV đang trực tiếp giảng dạy tại Khoa Quân sự và GDTC và Sinh viên trong Học viện về tình hình