Học viện kỹ thuật mật mã
Để đánh giá thực trạng quản lý dạy học GDQP-AN cho Sinh viên tại Học viện Kỹ thuật Mật mã, chúng tôi khảo sát 47 cán bộ - giảng viên là cán bộ quản lý và giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại khoa Quân sự - GDTC và các giảng viên có liên quan, tuy nhiên tổng số phiếu thu về hợp lệ là 46 phiếu, 01 phiếu không hợp lệ; các kết quả đánh giá được chúng tôi tổng hợp, phân tích và trình bày dưới đây.
2.4.1. Thực trạng quản lý mục tiêu, chương trình
Mục tiêu, chương trình và kế hoạch dạy học môn GDQP-AN cho sinh viên được xác định ngay từ đầu khoá học, thực hiện trên cơ sở các văn bản quy định của Bộ GD&ĐT và Bộ Quốc phòng, các quy định của các Nhà trường về quản lý mục tiêu, chương trình, kế hoạch dạy học và thực hiện quản lý trong phạm vi cấp mình. Kết quả khảo sát về quản lý mục tiêu, kế hoạch chương trình được thể hiện trên bảng 2.10.
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát quản lý mục tiêu, chương trình dạy học
Nội dung N Min Max Độ lệch
chuẩn
Quản lý việc Xây dựng mục tiêu,
nội dung bài giảng đáp ứng yêu cầu 46 2.0 4.0 2.835 .5437 chương trình đào tạo
Quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, thời gian, hình
46 2.0 4.0 2.696 .5108 thức giảng dạy phù hợp điều kiện
học tập của SV
Chương trình giảng dạy đáp ứng
46 2.0 4.0 2.630 .5719 mục tiêu đề ra
Nhận xét: đội ngũ CB-GV đánh giá công tác quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình dạy học các học phần thuộc chương trình GDQP-AN tại Học viện Kỹ thuật Mật mã ở mức độ Khá, tuy nhiên điểm trung bình không cao.
Nội dung được đánh giá cao nhất “Quản lý việc Xây dựng mục tiêu, nội dung bài giảng đáp ứng yêu cầu chương trình đào tạo” đạt điểm trung bình 2,835; không có CB-GV đánh giá ở mức độ yếu, biểu đồ thu được nội dung này thể hiện như sau:
Biểu đồ 2.1. Kết quả khảo sát quản lý mục tiêu, nội dung đào tạo
Việc thực hiện trương trình dạy học theo mục tiêu của đào tạo chung, chương trình đào tạo là pháp lệnh của Nhà nước do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành, các Nhà trường không được phép thay đổi. Yêu cầu đối với các Khoa và đội ngũ GV là phải nắm vững chương trình, tổ chức cho giảng viên tuân thủ một cách nghiêm túc, không được tuỳ tiện thay đổi, thêm bớt làm sai lệch chương trình dạy học, ở cấp độ Học viện, chủ yếu là xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo phù hợp với chương trình dào tạo chung.
Nội dung “Quản lý việc xây dựng chương trình, kế hoạch, thời gian, hình thức giảng dạy phù hợp điều kiện học tập của SV” được đánh giá ở mức độ khá với điểm trung bình đạt 2,696; không có CB-GV đánh giá ở mức độ yếu. Biểu đồ thể hiện kết quả như sau:
2.4.2. Thực trạng quản lý đội ngũ GV
Đánh giá về công tác phát triển, bồi dưỡng đội ngũ GV giảng dạy chương trình GDQP-AN, chúng tôi thu được kết quả trên bảng 2.11.
Bảng 2.11. Kết quả đánh giá thực trạng lý đội ngũ GV
Nội dung N Min Max Độ lệch
chuẩn
Có kế hoạch và tổ chức lựa chọn đội ngũ GV
có phẩm chất, tác phong, tư cách phù hợp 46 1.0 4.0 2.587 .6524 điều kiện giảng dạy bộ môn GDQP - AN
Tuyển chọn đội ngũ GV đủ về số lượng, 46 2.0 4.0 2.435 .5437 đảm bảo chất lượng chuyên môn, nghiệp vụ
Có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội 46 2.0 4.0 2.587 .5803 ngũ GV
Thực hiện chế độ tiền lương, đãi ngộ đối 46 2.0 3.0 2.652 .4815 với đội ngũ GV
Nhận xét: công tác phát triển đội ngũ không được đánh giá cao, các nội dung khảo sát đều được đánh giá ở mức độ Trung bình Khá, nội dung “Có kế hoạch và tổ chức lựa chọn đội ngũ GV có phẩm chất, tác phong, tư cách phù hợp điều kiện giảng dạy bộ môn GDQP – AN” còn có 2 CB-GV đánh giá ở mức độ yếu, cụ thể theo biểu đồ sau:
chuyên môn, nghiệp vụ”; “Có kế hoạch bồi dưỡng, phát triển đội ngũ GV” và “Thực hiện chế độ tiền lương, đãi ngộ đối với đội ngũ GV” được đánh giá tương đối đồng đều, điểm trung bình đạt 2,435; 2,587 và 2,652 ở mức độ Trung bình Khá.
Như vậy, đội ngũ CB-GV đánh giá nội dung phát triển, bồi dưỡng đội ngũ GV không cao; để đổi mới và nâng cao chất lượng dạy và học môn GDQP-AN rất cần thiết biện pháp quản lý chặt chẽ, đầy đủ các nội dung nêu trên.
2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động giảng dạy của GV
Tổ chức dạy học trên giảng đường, ngoài thao trường là nhiệm vụ chính của GV, Học viện quy định về thời gian, nề nếp, nội dung, tiến độ giảng dạy theo chương trình chung của Bộ Giáo dục và đào tạo, trên cơ sở chung đó, GV xây dựng mục tiêu và nội dung bài dạy, sử dụng các PPDH tích cực nhằm phát huy hiệu quả dạy học.Thực trạng dạy học của đội ngũ GV môn GDQP-AN tại Học viện Kỹ thuật Mật mã được thể hiện trên bảng 2.12.
Bảng 2.12. Kết quả khảo sát thực trạng hoạt động dạy của GV
Nội dung N Min Max Độ lệch
chuẩn
Công tác chuẩn bị bài, xây dựng giáo 46 2.0 4.0 2.652 .6400 án, chuẩn bị đồ dùng dạy học
Quản lý, theo dõi việc xây dựng Nội 46 1.0 4.0 2.457 .5852 quy, nề nếp, tác phong khi lên lớp
Quản lý các hình thức và phương pháp 46 1.0 4.0 2.587 .5803 dạy học của giảng viên
Quản lý việc Kiểm tra, đánh giá kết quả 46 1.0 4.0 2.482 .7213 học tập cuối môn học
Nhận xét: Hoạt động dạy của GV được đánh gá ở mức Trung bình khá, điểm Trung bình từ 2,457 đến 2,652; đặc biệt nhiều nội dung có CB-GV đánh giá ở mức yếu.
trọng. Thực tiễn cho thấy, giảng viên nào có ý thức chuẩn bị tốt (soạn bài, chuẩn bị các điều kiện giảng dạy) thì chất lượng giảng dạy của giảng viên đó được đồng nghiệp và sinh viên đánh giá có chất lượng tốt. Trao đổi với tác giả, các GV giảng dạy GDQP-AN cho biết “Khoa Quân sự và GDTC đã xây dựng những quy định cụ thể về kế hoạch cá nhân, giao cho tổ chuyên môn lập kế hoạch kiểm tra định kỳ giáo án của giảng viên. Theo định kỳ (từng học kỳ) đặt ra quy định thường xuyên kiểm tra công tác chuẩn bị lên lớp của giảng viên nhất là đối với giảng viên trẻ; thực hiện thanh tra hồ sơ giảng viên; tuy nhiên quá trình thực hiện thì chưa được hiệu quả”.
Nội dung “Quản lý, theo dõi việc xây dựng Nội quy, nề nếp, tác phong khi lên lớp” và “Quản lý các hình thức và phương pháp dạy học của giảng viên” cũng được đánh giá ở mức Trung bình khá. Ngay từ đầu năm học, Học viện đã chỉ đạo các Khoa chuyên môn lập kế hoạch quản lý việc thực hiện nề nếp lên lớp và tổ chức hoạt động chuyên môn, có kế hoạch phân công trực ban theo dõi nề nếp lên lớp thường xuyên. Tuy nhiên, theo đánh giá của CB-GV, việc quản lý mới chỉ dừng lại ở mức độ yêu cầu, chưa có những theo dõi và đánh giá cụ thể, do vậy hiệu quả chưa cao.
Việc quản lý, theo dõi công tác giảng dạy của GV là nhiệm vụ quan trọng, đây là vấn đề cần phải lưu tâm và có biện pháp khắc phục kịp thời. Bởi trên thực tế, không phải tất cả giảng viên đều được đào tạo từ các trường sư phạm vì vậy mà năng lực soạn bài và nghiệp vụ sư phạm còn hạn chế. Đội ngũ giảng viên luôn có nhu cầu được bồi dưỡng về nghiệp vụ sư phạm, mặt khác trong xu thế đổi mới phương pháp giảng dạy thì việc đổi mới cách thức soạn bài là một nhu cầu cần thiết.
2.4.4. Thực trạng quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của SV
Nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đòi hỏi huy động sự tham gia của tất cả các nguồn lực bao gồm: Cán bộ quản lý, GV, Sinh viên … tác động đến mục tiêu, nội dung, tiến trình dạy học …Trong đó, hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò là nhiệm vụ trung tâm của hoạt động DH. Quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của Sinh viên trong quá trình dạy học là nhiệm vụ quan trọng, không thể thiếu trong nhà trường. Kết quả đánh giá công tác quản lý hoạt động học tập, rèn luyện của SV
được trình bày trên bảng 2.13.
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hoạt động học của SV
Nội dung N Min Max Độ lệch
chuẩn
Quản lý giờ giấc, nề nếp, tác phong học tập 46 2.0 4.0 2.478 .5473 của Sinh viên
Quản lý việc học bài và chuẩn bị bài trước khi 46 2.0 3.0 2.565 .5012 đến lớp
Quản lý thái độ học tập của Sinh viên trên 46 2.0 4.0 2.783 .5930 giảng dường và ngoài thao trường
Quản lý các hoạt động rèn luyện, luyện tập theo 46 1.0 4.0 2.500 .6912 nhóm, tự học, tự nghiên cứu của Sinh viên
Công tác quản lý hoạt động học tập rèn luyện của SV học môn GDQP-AN được đánh giá ở mức độ Khá, cụ thể:
Nội dung “Quản lý thái độ học tập của Sinh viên trên giảng đường và ngoài thao trường” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình đạt 2,783; các kết quả đánh giá như biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.4: Kết quả khảo sát việc quản lý thái độ học tập của SV
Biểu đồ 2.5. Kết quả đánh giá việc quản lý nề nếp học tập của SV
2.4.5. Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá
Kiểm tra, đánh giá là một trong những chức năng quan trọng của công tác lãnh đạo, là khâu tất yếu trong công tác quản lý. Kiểm tra, đánh giá kết quả dạy và học nhằm quản lý, chỉ đạo hoạt động dạy học theo đúng mục tiêu, mục đích đề ra. Để làm tốt nhiệm vụ trên, Ban giám đốc Học viện Kỹ thuật Mật mã phải chỉ đạo các Khoa, các Bộ môn xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá, xây dựng các tiêu chí đánh giá, thời gian đánh giá cụ thể. Kết quả khảo sát về thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của SV được trình bày trên bảng 2.14.
Bảng 2.14. Kết quả khảo sát thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá
Nội dung N Min Max Độ lệch
chuẩn
Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá họat động 46 2.0 4.0 2.687 .5406 dạy và học.
Xây dựng các hình thức kiểm tra đánh giá 46 2.0 4.0 2.500 .5477
Tổ chức kiểm tra đánh giá theo đúng quy định 46 1.0 4.0 2.478 .5865
Nhà trường xây dựng kế hoạch theo dõi 46 2.0 4.0 2.587 .5406 hoạt động kiểm tra đánh giá
Nhận xét: CB-GV Học viện Kỹ thuật Mật mã đánh giá công tác quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá dạy và học chương trình GDQP-AN ở mức độ xấp xỉ giữa Trung bình và Khá, cụ thể:
động dạy và học” có điểm trung bình đạt 2,687 mức độ Khá, Các nội dung còn lại có điểm trung bình ngang nhau. Qua tìm hiểu, tác giả được biết Lãnh đạo Học viện Kỹ thuật Mật mã rất coi trọng các biện pháp kiểm tra, giám sát việc thực hiện những quy định về nề nếp giảng dạy và học tập, chỉ đạo các Khoa theo dõi chặt chẽ nề nếp học tập trên lớp, chỉ đạo các giảng viên, cán bộ quản lý đôn đốc, nhắc nhở sinh viên thực hiện nề nếp tự học; chỉ đạo đoàn thanh niên xây dựng các sân chơi lành mạnh bổ ích nhằm thu hút SV tham gia; khen thưởng kịp thời sinh viên thực hiện tốt nề nếp học tập và kỷ luật sinh viên vi phạm nề nếp học tập.
Tuy nhiên, trong quản lý hoạt kiểm tra, đánh giá dạy học GDQP-AN tại Học viện Kỹ thuật Mật mã còn bộc lộ nhiều hạn chế, như: Các hình thức quản lý vẫn còn nặng nề về biện pháp hành chính; công tác chỉ đạo các phòng ban chức năng theo dõi, giám sát việc giảng dạy của GV và việc học tập, rèn luyện của sinh viên chưa đạt hiệu quả.
Theo tác giả, kết quả đánh giá trên cho thấy, Học viện Kỹ thuật Mật mã đã thực hiện việc xây dựng kế hoạch đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá nhưng hiệu quả của công tác chỉ đạo chưa cao, cần có biện pháp quản lý để khắc phục những hạn chế nêu trên.
2.4.6. Thực trạng quản lý Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học có vai trò quan trọng trong việc dạy học nói chung, dạy học GDQP-AN nói riêng. Quản lý CSVC bao gồm các nội dung cơ bản như xây dựng mục tiêu, kế hoạch xây dựng, mua sắm, bảo quản bảo dưỡng, hướng dẫn sử dụng theo đúng quy trình quản lý.
Kết quả đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học được thể hiện trên bảng 2.15.
Bảng 2.15. Kết quả đánh giá thực trạng quản lý cơ sở vật chất, thiết bị dạy học
Nội dung N Min Max Độ lệch
chuẩn
Có kế hoạch mua sắm, trang bị
46 1.0 4.0 2.630 .6785 phương tiện, dụng cụ dạy học hiện đại
Có kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa cơ
46 2.0 3.0 2.813 .4978 sở vật chất, thiết bị dạy học
Phân công GV quản lý, lập hồ sơ, sổ
sách, theo dõi việc sử dụng đồ dùng, 46 2.0 3.0 2.609 .4934 thiết bị dạy học
Xây dựng sân bãi, thao trường đầy
46 1.0 4.0 2.565 .7499 đủ theo yêu cầu bộ môn
Đội ngũ CB-GV đánh giá công tác quản lý CSVC, thiết bị dạy học phục vụ giảng dạy chương trình GDQP-AN tại Học viện Kỹ thuật Mật mã ở mức độ Khá.
Học viện đã chỉ đạo đội ngũ CB-GV xây dựng kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa theo đúng quy định của ngành Quốc phòng, phân công GV quản lý cụ thể, hồ sơ sổ sách theo dõi vũ khí và trang thiết bị rõ ràng, quy trách nhiệm cho từng cá nhân.
Hàng năm, lãnh đạo học viện chỉ đạo các phòng chức năng xây dựng kế hoạch mua sắm tổng thể, trong đó có các thiết bị dạy học GDQP-AN. Lãnh đạo Học viện cũng đã có kế hoạch xây dựng sân bãi, thao trường, tuy nhiên việc bố trí diện tích trong khu vực nội thành Hà Nội còn khó khăn.
Mặc dù được đánh giá ở mức độ Khá, song vẫn còn những cán bộ đánh giá nội dung này ở mức độ Trung bình và yếu, điều này thể hiện trên bảng 2.15, giá trị đánh giá nhỏ nhất và lớn nhất, độ lệch chuẩn còn cao. Trong thời gian tới, lãnh đạo Học viện cần tiếp tục có những đầu tư về CSVC để nâng cao hiệu quả dạy và học, thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện SV theo yêu cầu đổi mới.