tại Học viện kỹ thuật mật mã
3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giảng viên, sinh viên về vai trò môn GDQP-AN trong nhà trường
3.2.1.1. Mục tiêu biện pháp
Thực hiện biện pháp làm cho mọi cán bộ, giảng viên, nhân viên, sinh viên đang công tác, học tập trong học viện có nhận thức đúng đắn, nâng cao vai trò, ý thức trách nhiệm về nhiệm vụ GDQP-AN, trên cơ sở đó hình thành thái độ, động cơ, hành động đúng đắn trong việc thực hiện nhiệm vụ dạy và học tốt môn học.
3.2.1.2. Nội dung biện pháp
Chỉ đạo cho đội ngũ cán bộ, giảng viên thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, học tập các văn bản, chỉ thị, nghị quyết, hướng dẫn của Bộ chính trị, Chính phủ, của Bộ Giáo dục & Đào tạo, Bộ Quốc phòng về các diễn biến hòa bình, tình hình an ninh chính trị trong nước và trên thế giới, qua đó thấy được tầm quan trọng của việc dạy học môn GDQP-AN trong nhà trường.
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền thông qua các đợt sinh hoạt công dân đầu khóa, các ngày lễ lớn của dân tộc như 27/7; 22/12 ..., từ đó giúp sinh viên thấy được GDQP-AN là một bộ phận của nền giáo dục quốc dân, một nội dung cơ bản trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân. GDQP-AN là môn học chính khoá trong chương trình giáo dục - đào tạo từ trung học phổ thông đến đại học và các trường chính trị, hành chính, đoàn thể. Hoàn thành chương trình GDQP-AN là một trong những tiêu chí để cấp bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng.
3.2.1.3. Cách thức thực hiện
Đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên: Lãnh đạo Học viện, Khoa và Bộ môn phải hết sức coi trọng công tác tư tưởng trong quản lý, đảm bảo cho mỗi cán bộ, giảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, thông suốt nhiệm vụ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Cán bộ - GV nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, xây dựng kế hoạch giảng dạy, học tập bồi dưỡng bảo đảm khoa học, cụ thể, phù hợp với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ từng thời điểm, từng đối tượng SV.
Lãnh đạo Học viện, lãnh đạo Bộ môn cần nắm toàn diện cả về nhận thức, hoàn cảnh, lịch sử gia đình, bản thân từng cán bộ, giảng viên, các mối quan hệ xã hội và kết quả thực hiện chức trách, nhiệm vụ của họ; qua trực tiếp gặp gỡ trao đổi và qua hồ sơ, lý lịch, bạn bè, đồng chí, người thân, gia đình, địa phương, dư luận... để nắm và quản lý tình hình tư tưởng CB-GV.
Chỉ đạo và tổ chức cho mọi CB-GV học tập nghiên cứu các nội quy, quy định về dạy học môn GDQP-AN.
Có kế hoạch mời chuyên gia, chuyên viên của cấp trên về bồi dưỡng, phổ biến kiến thức và hướng dẫn việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ dạy học của môn học GDQP-AN. Chỉ đạo CB-GV tham gia đầy đủ các lớp bồi dưỡng về kiến thức quản lý, nhiệm vụ dạy học về GDQP-AN trong toàn Học viện.
Đối với sinh viên: Thông qua tuần học tập chính trị đầu năm học để bồi dưỡng về nhận thức đối với việc học tập chương trình, nhất là môn GDQP-AN. Tổ chức chỉ đạo và thực hiện có hiệu quả việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức về mục đích, yêu cầu, vị trí vai trò và tính chất của môn học GDQP-AN cho sinh viên. Các hoạt động tuyên truyền được tổ chức thông qua các hoạt động ngoại khoá, học tập trên lớp cũng như ngoài thao trường và thông qua các hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ, các buổi diễn đàn, sinh hoạt…,. Phối hợp với Đoàn thanh niên của Học viện và các Khoa tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho sinh viên trước khi vào học tập môn GDQP-AN.
3.2.1.4. Điều kiện thực hiện
Lãnh đạo Học viện chỉ đạo xuyên suốt, có hệ thống đến toàn thể các khoa, phòng, ban, cơ quan trong Học viện.
3.2.2. Biện pháp 2: Bồi dưỡng năng lực và phát triển đội ngũ cán bộ giảng viên dạy môn GDQP-AN trong Học viện
3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp
Đội ngũ CB-GV là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục nói chung và chất lượng dạy học môn GDQP-AN nói riêng. Vì vậy, để nâng cao chất lượng dạy học thì công tác xây dựng và bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CB-GV có vai trò rất quan trọng. Thực hiện biện pháp này sẽ khắc phục được những bất cập về đội ngũ CB- GV, đảm bảo đủ về số lượng và chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề …
3.2.2.2. Nội dung biện pháp
Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ hàng năm của Học viện, Giám đốc Học viện lãnh đạo các đơn vị chức năng rà soát đội ngũ CB-GV tham gia trực tiếp giảng dạy, trên cơ sở đó xây dựng Đề án phát triển đội ngũ CB-GV đảm bảo đủ về số lượng, đảm bảo chất lượng và hợp lý về cơ cấu báo cáo Học viện phê duyệt và tổ chức thực hiện. Đồng thời xây dựng kế hoạch bồi dưỡng năng lực thực hiện cho đội ngũ CB-GV.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện biện pháp
- Bồi dưỡng năng lực đội ngũ Giảng viên
Chỉ đạo phòng tổ chức cán bộ và khoa chuyên môn xây dựng kế hoạch về chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên từng năm và từng giai đoạn để nhằm thực hiện có hiệu quả. Xây dựng cơ chế khuyến khích tự học, tự đào tạo đối với đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trung tâm nhằm nâng cao kiến thức, học vị.
Liên hệ với các nhà trường trong và ngoài quân đội để cử cán bộ, giảng viên đi học và đào tạo ngắn hạn, dài hạn.
Tổ chức các hoạt động thao giảng, những giảng viên có kinh nghiệm và thành tích sẽ giảng trước, tiếp đến là các giảng viên vừa chuyển công tác thao giảng
để khoa xây dựng bài giảng ngày càng tốt hơn. Hàng năm, cần tổ chức hội giảng để tìm kiếm và phát triển tài năng giảng dạy, cử giảng viên dạy giỏi đi thi hội giảng các cấp cao hơn.
Học viện thường xuyên tổ chức các lớp: nghiệp vụ sư phạm, tâm lý lứa tuổi, phương pháp soạn giáo án hiện đại… để tăng cường nghiệp vụ sư phạm của cán bộ giảng dạy. Công khai quy trình tuyển dụng và phúc lợi xã hội sau khi được tuyển dụng để thu hút nhân tài.
- Phát triển đội ngũ giảng viên
Xây dựng tiêu chí giảng viên phù hợp với qui định của Bộ Giáo dục & Đào tạo cũng như thực trạng và xu hướng phát triển của các trường cao đẳng, đại học đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ giảng viên dạy học đại học để chỉ đạo công tác xây dựng đội ngũ về chất lượng.
Liên hệ với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, các đơn vị bộ đội trên địa bàn, các Trung tâm GDQP-AN của các trường xin chủ trương về bộ đội biệt phái sang giảng dạy, tổ chức giao lưu chuyên môn, học tập bồi dưỡng.
Chỉ đạo xây dựng công tác quy hoạch, bố trí sắp xếp cán bộ, giảng viên, xây dựng cơ cấu giảng viên; làm tốt công tác động viên, khen thưởng đối với cán bộ, giảng viên có thành tích cao trong học tập, công tác, giảng dạy.
Kiên quyết xử lý kỷ luật hoặc buộc chuyển công tác đối với cán bộ, giảng viên vi phạm tư cách đạo đức, kỷ luật của quân đội và nghiệp vụ kém, ngại học, ngại rèn. Báo cáo, đề xuất và kiến nghị với Ban cơ yếu chính phủ sửa đổi các quy định, chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện để cán bộ, giảng viên an tâm học tập, công tác lâu dài.
3.2.2.4. Điều kiện thực hiện
Để thực hiện thành công biện pháp trên cần có sự chỉ đạo sát sao, toàn diện của Ban giám đốc học viện, các phòng ban chuyên môn.
Tham mưu cụ thể với Ban cơ yếu chính phủ về nhu cầu cán bộ, xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí cán bộ giảng dạy môn GDQP-AN.
3.2.3. Biện pháp 3: Quản lý hoạt động giảng dạy và học tập trên lớp, ngoài thao trường của giảng viên và sinh viên
3.2.3.1. Mục đích của biện pháp
Thực hiện biện pháp nhằm quản lý nghiêm túc hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò trên giảng đường và ngoài thao trường. Chất lượng dạy và học được nâng cao là nhờ vào sự chỉ đạo sát sao nề nếp, tác phong, thực hiện nghiêm túc nội quy của thầy và trò.
3.2.3.2. Nội dung biện pháp
+ Quản lý hoạt động giảng dạy của GV
Quản lý kế hoạch giảng dạy, hồ sơ, giáo án giảng dạy của giảng viên theo đúng quy định của liên Bộ GD&ĐT, bộ Quốc phòng và quy định của Học viện.
Quản lý tác phong, nề nếp giảng dạy của GV trên giảng đường và ngoài thao trường.
Quản lý việc đổi mới phương pháp giảng dạy, các hình thức, phương pháp dạy học tích cực theo định hướng phát triển năng lực cá nhân cho SV.
Quản lý việc sử dụng các phương tiện đồ dùng dạy học, hoạt động kiểm tra đánh giá đối với GV.
+ Quản lý hoạt động học của Sinh viên
Quản lý nề nếp, tác phong học tập của SV trên giảng đường và ngoài thao trường.
Quản lý hoạt động tự học, tự rèn luyện ngoài giờ lên lớp của SV.
3.2.3.3. Tổ chức thực hiện biện pháp + Quản lý hoạt động dạy của GV
Giám đốc Học viện chỉ đạo các Khoa, tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch giảng dạy GDQP-AN cho toàn thể SV theo khóa học, thời gian trong năm, báo cáo Học viện phê duyệt. Trên cơ sở kế hoạch đã được phê duyệt, tổ chức phân công đội ngũ GV tham gia giảng dạy theo kế hoạch chung của Học viện. Mỗi CB-GV xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân, chuẩn bị hồ sơ, giáo án báo cáo với Khoa chuyên môn theo dõi và quản lý.
đúng kế hoạch hoạt động, đảm bảo đúng quy định. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, CBQL thường xuyên kiểm tra giám sát và điều chỉnh kịp thời việc thực hiện kế hoạch sao cho đạt được mục tiêu đề ra.
Khoa Quân sự - GDTC xây dựng kế hoạch theo dõi, kiểm tra đánh giá nề nếp, tác phong giảng dạy của giảng viên căn cứ trên các quy định của ngành, phân công cán bộ theo dõi, ghi chép cụ thể; có kế hoạch tổng kết đánh giá tình hình dạy học của đội ngũ GV.
Việc áp dụng các PPDH tích cực cần gắn với việc khai thác và sử dụng vũ khí, thiết bị dạy học tích cực, ứng dụng CNTT, trên cơ sở bám sát mục tiêu bài dạy dựa trên chuẩn kiến thức kỹ năng của từng bài đã được quy định. Đảm bảo cả thầy và trò đều hoạt động, GV phải là người tổ chức và dẫn dắt SV, tạo ra bầu không khí cởi mở trong học tập, phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo học tập của SV.
Khoa Quân sự - GDTC xây dựng kế hoạch kiểm tra nội bộ hoạt động dạy của GV, và chia đều các tháng trong năm học. Đa dạng hóa các hình thức kiểm tra như: Kiểm tra toàn diện và kiểm tra chuyên đề. Dự kiến thời gian kiểm tra, hình thức kiểm tra và lực lượng phương tiện phục vụ cho kiểm tra.
+ Quản lý hoạt động học tập và rèn luyện của Sinh viên
Dưới sự lãnh đạo của Ban giám đốc Học viện, Trưởng Khoa Quân sự - GDTC yêu cầu đội ngũ GV xây dựng kế hoạch quản lý học tập của Sinh viên; Trong quá trình tổ chức dạy học, GV thực hiện PPDH tích cực, giao nhiệm vụ cụ thể cho từng nhóm SV, hình thành ý thức học, sự hứng thú; hình thành và phát triển các lập luận, phát huy trí tuệ, ý tưởng và nhân cách của SV.
Tổ bộ môn, giáo viên quản lý hoạt động học tập trên lớp của SV: xây dựng nề nếp, tác phong, trang phục, chuẩn bị bài ở nhà, tích cực xây dựng bài, trao đổi, thảo luận trong tiết học.
Chỉ đạo mỗi GV trú trọng phần hướng dẫn SV tự học, tự rèn luyện, khích lệ, tổ chức các phong trào thi đua giữa các nhóm SV:
+ Tổ chức hoạt động của lớp học, hình thành các tổ, nhóm trong quá trình học tập nhằm tiếp nhận, phân tích kiến thức, hình thành kỹ năng mới.
+ Tổ chức các hoạt động thảo luận để các em SV có cơ hội trao đổi kiến thức và những kinh nghiệm tự học, tự rèn luyện;
+ Chỉ đạo GV đổi mới PPDH, tăng cường tổ chức học tập, rèn luyện theo phương pháp thảo luận nhóm, nêu vấn đề bằng hệ thống các câu hỏi từ dễ đến khó, tạo điều kiện cho SV suy nghĩ, tích cực động não trong giờ học.
+ Đa dạng các hình thức động viên, khen thưởng những Sinh viên tích cực trong học tập và rèn luyện qua các cuộc thi, tặng thưởng bằng hiện vật, thưởng tiền ….
3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Lãnh đạo học viện cần động viên, khích lệ để tập thể đội ngũ GV có quyết tâm thực hiện đổi mới PPDH. Tạo động lực, hứng thú cho đội ngũ GV thực sự thấy được lợi ích của việc làm này sẽ đem lại hiệu quả cao trong công tác giảng dạy, khẳng định được vị trí vai trò của người thầy trên giảng đường đại học.
Đội ngũ GV phải có đủ số lượng, đảm bảo chất lượng và đồng bộ về cơ cấu. Đặc biệt đội ngũ GV là những người có ý thức vươn lên, sáng tạo, tự giác tiếp cận nhanh trong việc đổi mới PPDH.
Có chính sách và chế độ đãi ngộ GV một cách xứng đáng tạo ra động lực bên trong cho GV trong việc đổi mới PPDH. Tuyên dương khen thưởng cho những cá nhân thực hiện tốt những chủ trương đổi mới công tác dạy học.
3.2.4. Biện pháp 4: Quản lý kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Sinh viên
3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp
Kiểm tra, đánh giá nhằm nắm bắt thực chất việc thực hiện kế hoạch và kết quả dạy học môn GDQP-AN của giảng viên; việc tiếp thu kiến thức và kết quả đạt được của sinh viên, tránh bệnh thành tích, chất lượng ảo trong dạy học. Nếu các nhà quản lý thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, đánh giá sẽ quản lý được chất lượng dạy học môn học.
3.2.4.2. Nội dung của biện pháp
Chỉ đạo và quản lý công tác kiểm tra, đánh giá dạy học môn GDQP-AN tập trung vào các nội dung sau: việc kết hợp linh hoạt các hình thức kiểm tra, đánh giá; quản lý đổi mới cách thức ra đề thi, kiểm tra phù hợp với xu hướng hiện đại và quản lý nội dung đề kiểm tra.
Cần làm cho giảng viên nhận thức được yêu cầu cần phải đổi mới kiểm tra, đánh giá việc học tập của sinh viên. Kiểm tra, đánh giá chất lượng học tập phải theo chuẩn kiến thức, kỹ năng, nhằm phát huy tính tích cực học tập của sinh viên, giúp giảng viên điều chỉnh lại phương pháp dạy học và giúp Học viện lên kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch dạy học môn học cho phù hợp.
3.2.4.3. Cách thức tiến hành
Kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học của giảng viên giảng dạy môn GDQP- AN cần đa dạng hoá dưới các hình thức: kiểm tra định kỳ; kiểm tra đột xuất; kiểm tra qua hồ sơ; kiểm tra qua công việc; qua theo dõi thường xuyên, sử dụng công nghệ thông tin để quản lý, kiểm tra; sử dụng thang chuẩn đánh giá mới, sử dụng phiếu hỏi trắc nghiệm; …
Lãnh đạo khoa, bộ môn phải chỉ đạo giảng viên kết hợp các hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo lối dạy học lấy người học làm trung tâm. Ngoài việc duy trì các nội dung kiểm tra truyền thống còn phải lồng ghép những nội dung kiểm tra nhằm phát huy tính tích cực học tập của người học. Nội dung kiểm tra phải nằm trong