Thực trạng dạy học môn GDQP-AN cho Sinh viên hệ dân sự tại Học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hệ dân sự tại học viện kỹ thuật mật mã (Trang 38 - 50)

Kỹ thuật Mật mã

2.3.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên môn GDQP-AN

Đội ngũ GV có vai trò quyết định trong việc xây dựng chất lượng giáo dục, việc đánh giá phẩm chất đạo đức, năng lực tổ chức dạy học, các điều kiện đảm bảo

về chuyên môn nghiệp vụ, hồ sơ theo quy định của Bộ GD&ĐT là nhiệm vụ thường xuyên và rất quan trọng trong mỗi nhà trường.

Căn cứ vào kết quả đánh giá hàng năm và kết quả khảo sát, các Nhà trường nói chung, Học viện Kỹ thuật Mật mã nói riêng có cơ sở để xây dựng các kế hoạch phát triển đội ngũ cũng như kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV.

Kết quả khảo sát năng lực đội ngũ GV được tác giả phân tích và trình bày trên bảng 2.4.

Bảng 2.4. Kết quả khảo sát đội ngũ GV dạy GDQP-AN

Năng lực N Min Max Độ lệch

chuẩn

Phẩm chất, tư cách, tác phong nhà giáo 143 2.0 4.0 3.455 .4997

Đảm bảo yêu cầu về bằng cấp, chứng 143 2.0 4.0 2.476 .5285 chỉ sư phạm

Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ 143 2.0 4.0 2.448 .5775

Năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả 143 1.0 4.0 2.503 .6377 học tập của học viên

Nhận xét: qua kết phân tích trên bảng 2.4 cho thấy, đội ngũ CBQL-GV và SV đánh giá năng lực, tác phong Nhà giáo của đội ngũ GV môn GDQP-AN ở mức độ Tốt, điểm trung bình đạt được là 3,455.

Tuy nhiên, đánh giá về năng lực chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ chỉ đạt mức Trung bình khá, điểm trung bình đạt được là 2,448. Nguyên nhân đánh giá là do đội ngũ chủ yếu là các GV các ngành khoa học khác, được cử đi học nghiệp vụ và được phân công giảng dạy, không phải bộ đội chính quy. Tương tự, nội dung “Đảm bảo yêu cầu về bằng cấp, chứng chỉ sư phạm” cũng không được đánh giá cao, bằng cấp của GV đều đạt chuẩn nhưng bằng cấp đúng chuyên ngành GDQP lại thiếu.

Đánh giá về năng lực kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên cũng chỉ đạt mức Khá.

Kỹ thuật Mật mã.

2.3.2. Thực trạng các nội dung, chương trình giảng dạy môn GDQP-AN

Nội dung, chương trình GDQP-AN cho sinh viên quy định hệ thống các kiến thức, kỹ năng có liên quan đến lĩnh vực hoạt động quân sự, công tác quốc phòng đòi hỏi người học phải nắm vững để vận dụng trong thực tiễn công tác, góp phần giáo dục toàn diện con người mới xã hội chủ nghĩa. Vị trí, mục tiêu môn học, nội dung GDQP-AN được quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 18/2015/TTLT-BGDĐT- BLĐTBXH quy định tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn học Giáo dục quốc phòng và an ninh trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành. Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu, tác giả khảo sát việc thực thi các nội dung giảng dạy ở mức độ như thế nào, kết quả đánh giá thể hiện trên bảng 2.5.

Bảng 2.5. Kết quả đánh giá thực trạng, nội dung giảng dạy

Nội dung N Min Max Độ lệch chuẩn

Truyền thống chống giặc ngoại xâm, tinh thần yêu nước, lòng tự hào, tự tôn

143 1.0 4.0 2.462 .5663 dân tộc; đường lối, quan

điểm cơ bản của Đảng, Nhà nước về quốc phòng, an ninh

Những hiểu biết cần thiết về độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh

143 2.0 4.0 2.552 .5526 thổ của Tổ quốc; âm mưu,

thủ đoạn hoạt động chống phá của các thế lực thù địch

Nội dung N Min Max Độ lệch chuẩn

Nhiệm vụ quốc phòng - an ninh trong từng thời kỳ; trách nhiệm của công dân

đối với sự nghiệp xây dựng 143 1.0 4.0 2.517 .5673 và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam

xã hội chủ nghĩa; công tác quốc phòng, an ninh

Các văn bản pháp luật về 143 2.0 4.0 2.636 .5998 quốc phòng, an ninh

Kiến thức cần thiết về lực 143 1.0 4.0 2.573 .6222 lượng vũ trang nhân dân

Nghệ thuật quân sự Việt Nam 143 2.0 4.0 2.531 .5542 Kiến thức cơ bản cần thiết về

kỹ thuật sử dụng trang thiết bị 143 1.0 4.0 2.517 .5796 (súng tiểu liên AK, CKC)

Theo kết quả đánh giá trên bảng 2.5, các nội dung giảng dạy GDQP-AN theo quy định của liên bộ GD-ĐT và bộ LĐ-TB&XH đều được Học viện tổ chức giảng dạy cho Sinh viên. Tuy nhiên đội ngũ CBQL, GV và SV đều đánh giá chưa cao về hiệu quả tổ chức dạy học. Đặc biệt ở nhiều nội dung, có cán bộ, giảng viên đánh giá ở mức độ yếu, điểm đánh giá là 1; có cán bộ, giảng viên đánh giá ở mức độ Tốt, điểm trung bình là 4; như vậy đã có sự phân tán trong đánh giá.

Trao đổi với lãnh đạo Khoa Quân sự - GDTC, chúng tôi thu được kết quả: “vấn đề then chốt quyết định tới chất lượng, hiệu quả dạy học môn GDQP-AN là phải đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực của người học. Ngay từ đầu mỗi năm học, Học viện đã luôn quán triệt, triển khai thực hiện chỉ thị XV của Bộ Giáo dục và Đào tạo về đẩy mạnh hoạt động đổi mới phương pháp giảng dạy và học trong các nhà trường. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm tích cực hoá người học, phát huy tính chủ động, sáng tạo và năng lực tự học, tự nghiên cứu của sinh viên”.

trên có điểm điểm trung bình không cao, điểm đạt được từ 2,462 đến 2,636. Theo chúng tôi, Học viện Kỹ thuật Mật mã cần chỉ đạo kịp thời, rà soát các nội dung giảng dạy của chương trình GDQP-AN.

2.3.3. Thực trạng hoạt động giảng dạy của đội ngũ giảng viên

Đánh giá về công tác giảng dạy của đội ngũ GV bộ môn GDQP-AN tại Học viện Kỹ thuật Mật mã, tác giả thu được kết quả thể hiện trên bảng 2.6

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động dạy của GV

Nội dung N Min Max Độ lệch

chuẩn

Nề nếp dạy học nghiêm túc, trang

phục quân đội chỉnh tề, đảm bảo 143 2.0 4.0 3.503 .3551 giờ giấc ra vào lớp

Sử dụng các trang thiết bị quân sự phù 143 1.0 4.0 2.413 .5481 hợp, phương tiện dạy học hiện đại

Phương pháp, hình thực dạy học phong phú, đa dạng, bài giảng sinh

143 1.0 4.0 2.510 .6152 động, đầy đủ, phù hợp theo yêu cầu

dạy học đặc thù trong quân đội

Giảng viên quan tâm đến nề nếp, hoạt 143 1.0 4.0 2.831 .5667 động học, rèn luyện của Sinh viên.

Kết quả trên bảng 2.6, đội ngũ CBQL – GV và SV đánh giá nội dung “Nề nếp dạy học nghiêm túc, trang phục quân đội chỉnh tề, đảm bảo giờ giấc ra vào lớp” ở mức độ Tốt, điểm trung bình đạt được 3,503 và phương án trả lời phân tán từ mức độ Trung bình đến Tốt; độ lệch chuẩn là 0,3551.

Các nội dung “Sử dụng các trang thiết bị quân sự phù hợp, phương tiện dạy học hiện đại” và “Phương pháp, hình thực dạy học phong phú, đa dạng, bài giảng sinh động, đầy đủ, phù hợp theo yêu cầu dạy học đặc thù trong quân đội” chỉ được đánh giá ở mức độ Trung bình Khá, có nhiều cán bộ - GV và SV đánh giá ở mức độ

động; công tác tổ chức thực hành chủ yếu ở sân trường, không có thao trường. Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao nhận thức, khả năng tư duy về quốc phòng, an ninh cho sinh viên còn hạn chế, dạy học nặng về lý thuyết, chưa tăng khả năng thực hành cho người học.

Có thể đánh giá nối dung như sau: giảng viên thực hiện nghiêm túc nề nếp, tác phong trong giảng dạy, song vì điều kiện cơ sở vật chất còn hạn chế nên việc thực hiện bài giảng chưa sinh động, năng về hình thức, giảng viên chưa thực hiện phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực cho Sinh viên. Đây là những nội dung rất quan trọng trong QLDH, Học viện Kỹ thuật Mật mã cần khắc phục những hạn chế này trong thời gian tới.

2.3.4. Thực trạng hoạt động học tập, rèn luyện của Sinh viên

Kết quả đánh giá hoạt động học tập và rèn luyện của Sinh viên đối với chương trình GDQP-AN được thể hiện trên bảng 2.7.

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá Hoạt động học tập và rèn luyện của SV

Nội dung N Min Max Độ lệch

chuẩn

Đi học chuyên cần, chấp hành nề nếp, tác

phong quân đội; ôn bài, chuẩn bị bài đầy đủ 143 1.0 4.0 2.573 .5502 theo yêu cầu của giảng viên

Chăm chỉ, chuyên cần rèn luyện trong trong 143 2.0 4.0 2.350 .4930 giờ học trên lớp, ngòai thao trường

Tích cực giao tiếp, trao đổi nhóm, thảo luận 143 1.0 3.0 2.531 .5667 học tập với bạn bè, thầy cô

Tích cực tìm tòi, sáng tạo, phát kiến những 143 1.0 3.0 2.580 .5864 kiến thức và kỹ năng mới.

Tự nghiên cứu, tự học nhằm phát huy năng 143 1.0 3.0 2.531 .6029 lực ngoài thời gian lên lớp.

cao, điểm trung bình nằm ở mức Trung bình khá.

Nội dung được đánh giá cao nhất là “Đi học chuyên cần, chấp hành nề nếp, tác phong quân đội; ôn bài, chuẩn bị bài đầy đủ theo yêu cầu của giảng viên”, điểm trung bình đạt 2.573 mức độ Khá. Trong quá trình giảng dạy, tôi chủ động quan sát lớp học, Sinh viên đi học chưa thật nghiêm túc, nhiều sinh viên đến trễ, trang phục còn chưa đúng theo quy định.

Nội dung “Chăm chỉ, chuyên cần rèn luyện trong trong giờ học trên lớp, ngoài thao trường” được đánh giá ở mức độ thấp nhất, điểm trung bình là 2.350; trên thực tế nhiều sinh viên còn nói chuyện trong giờ học lý thuyết vì ở hội trường rất đông Sinh viên, ngoài thao trường Sinh viên còn sợ nắng ... Các nội dung còn lại đều được đánh giá ở mức Trung bình khá.

Có thể nói hoạt động học tập, rèn luyện của SV đối với chương trình GDQP- AN được đánh giá thấp, đây cũng là thực trạng chung của các Nhà trường, nhiều Sinh viên chưa ý thức được vai trò, nhiệm vụ của môn GDQP-AN, coi đây là nhiệm vụ học tập cho qua để ra trường. Một trong những nguyên nhân là do đội ngũ GV chưa thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy, bài học chưa sinh động, chưa cuốn hút được SV tham gia. Từ đây, tác giả đề xuất cần phải có các biện pháp nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí của chương trình GDQP-AN cũng như biện pháp quản lý nề nếp học tập và rèn luyện của Sinh viên trên giảng đường và ngoài thao trường.

2.3.5. Thực trạng về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học là điều kiện cần thiết, nội dung quan trọng trong tổ chức dạy học nói chung, dạy học chương trình GDQP-AN nói riêng. Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học các học phần thuộc chương trình GDQP-AN bao gồm: phòng học lý thuyết và các thiết bị dạy học hiện đại; thao trường đủ diện tích, thiết bị quốc phòng như súng, lựu đạn, bia ngắm, tranh ảnh, bản đồ …..

Bảng 2.8. Kết quả đánh giá thực trạng Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học

Nội dung N Min Max Độ lệch

chuẩn

Phòng học, rộng rãi, thoáng mát đầy đủ 143 2.0 4.0 3.434 .4881 ánh sáng

Thiết bị dạy học lý thuyết hiện đại 143 2.0 4.0 3.634 .3000

Thao trường rèn luyện, dạy học theo quy 143 2.0 3.0 2.636 .5880 chuẩn

Thiết bị quân sự phục vụ dạy học đầy đủ 143 1.0 4.0 2.434 .6452

Nhận xét: kết quả đánh giá về Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học các học phần thuộc chương trình GDQP-AN tại Học viện Kỹ thuật Mật mã ở các mức độ Trung bình, Khá và Tốt, cụ thể:

Nội dung “Phòng học, rộng rãi, thoáng mát đầy đủ ánh sáng” và “Thiết bị dạy học lý thuyết hiện đại”, được đánh giá ở mức độ Tốt, điểm trung bình lần lượt là 3,434 và 3,634. Trên thực tế, Học viện Kỹ thuật Mật mã có 2 hội trường lớn được trang bị đầy đủ âm thanh, ánh sáng và điều hòa nhiệt độ, bàn ghế được trang bị mới; các phòng học được thiết kế rộng rãi, hệ thống quạt, điều hòa và ánh sáng được trang bị đầy đủ, mỗi phòng học có máy chiếu phục vụ dạy học.

Các nội dung “Thao trường rèn luyện, dạy học theo quy chuẩn” và “Thiết bị quân sự phục vụ dạy học đầy đủ” chỉ được đánh giá ở mức độ Trung bình khá. Nguyên nhân kết quả trên là do Học viện không có thao trường, thực hành chủ yếu ở sân trường và sân thể thao, các thiết bị học quốc phòng như súng và lựu đạn cũng hạn chế.

2.3.6. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Sinh viên

Tổ chức dạy học nói chung, dạy GDQP-AN nói riêng cần kiểm tra định kỳ và kiểm tra thường xuyên nhằm xác định các kiến thức Sinh viên thực sự đạt được, từ đó có biện pháp điều chỉnh về nội dung, phương pháp, cách thức tổ chức dạy học

Bảng 2.9. Kết quả khảo sát hoạt động Kiểm tra đánh giá

Nội dung N Min Max Độ lệch

chuẩn

Thời gian đánh giá phù hợp theo mục tiêu, 143 2.0 4.0 3.238 .5537 yêu cầu

Có công cụ đánh giá và thang đánh giá có 143 1.0 4.0 2.448 .5775 các tiêu chuẩn, tiêu chí cho điểm cụ thể

Các phương pháp đánh giá đa dạng nhằm 143 1.0 4.0 2.469 .5911 đánh giá đúng năng lực của Sinh viên.

Kết quả đánh giá được công bố công khai 143 2.0 4.0 2.587 .5608

Hoạt động kiểm tra đánh giá của GV môn GDQP-AN được đánh giá ở mức độ Trung bình khá và Khá.

Nội dung được đánh giá cao nhất là “Thời gian đánh giá phù hợp theo mục tiêu, yêu cầu”, điểm trung bình 3,238; nguyên nhân đánh giá cao là do chương trình đã quy định, kết thúc đợt học phải có các đầu điểm, thời gian đánh giá thường là cuối các đợt học. Các nội dung còn lại đều được đánh giá không cao, ở mức độ Trung bình khá.

Trao đổi với chúng tôi, các thầy cô thuộc bộ môn GDQP-AN cho rằng “ Đội ngũ chưa nhận được những hướng dẫn cụ thể về việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của Sinh viên về thay đổi các phương pháp đánh giá và xây dựng công cụ đánh giá theo hướng phát triển năng lực ...”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hệ dân sự tại học viện kỹ thuật mật mã (Trang 38 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)