QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC NGÀNH Y TẾ
3.1.1. Quản lý nhà nước đối với viên chức ngành y tế phải phù hợp với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Hiện nay, hệ thống pháp luật về y tế gồm 1137 văn bản quy phạm pháp luật trực tiếp và gián tiếp điều chỉnh các hoạt động y tế. [2] Như vậy, ngành y tế đã có được một hệ thống pháp luật tương đối hoàn chỉnh để điều chỉnh các quan hệ xã hội nảy sinh liên quan đến lĩnh vực y tế như: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân năm 1989, Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) năm 2006 (sửa đổi năm 2020), Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác năm 2006, Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 (sửa đổi năm 2014), Luật An toàn thực phẩm năm 2010, Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012, Luật Dược năm 2016, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2017 (văn bản hợp nhất). Cùng đó, là hệ thống các văn bản quản lý nhà nước về cán bộ, nhân viên y tế như Luật cán bộ, công chức năm 2008, Luật viên chức năm 2010.
Về phương diện quản lý theo kế hoạch, trong lĩnh vực y tế, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành khá nhiều chiến lược như: Chiến lược quốc gia về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược Dân số Việt Nam giai đoạn 2001-2010 .. Đây là các chiến lược mang tính tổng thể về ngành y tế. Tuy nhiên, trong từng lĩnh vực, Thủ tướng Chính phủ lại ban hành các chiến lược riêng như Chiến lược quốc gia về phát triển ngành dược giai đoạn đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Chiến lược về Chăm sóc sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn