Giải pháp chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với VIÊN CHỨC NGÀNH y tế từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 61 - 66)

3.2.1.1. Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về y tế

Kiểm tra việc thực hiện pháp luật về y tế là một biện pháp quan trọng để bảo đảm việc tôn trọng và thực hiện nghiêm chỉnh pháp luật, khắc phục, phòng ngừa những vi phạm pháp luật. Kiểm tra nhằm mục đích nhắc nhở, giáo dục cho viên chức y tế tôn trọng, chấp hành nghiêm chỉnh theo pháp luật; phát hiện những sơ hở, thiếu sót trong các văn bản quy phạm pháp luật để đề nghị bổ sung, sửa đổi, phát hiện những hành vi sai lệch trong việc thực hiện pháp luật; có biện pháp uốn nắn, khắc phục và phát hiện những việc làm vi phạm pháp luật; có biện pháp xử lý nghiêm minh, kịp thời; đồng thời phát hiện những điển hình thực hiện pháp luật tốt để động viên, khen thưởng. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn những hạn chế sau đây:

- Hiện tại, Bộ Y tế, các Sở Y tế, các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế đều tổ chức kiểm tra trong phạm vi quản lý hoặc khi có sự chỉ đạo của cấp trên hoặc khi có vụ việc xảy ra do các cơ quan thông tin đại chúng cung cấp nhưng đều chưa có kế hoạch, chưa chủ động trong công tác kiểm tra nên thường bị động và mang tính đối phó.

- Qua thực tiễn, Bộ Y tế, Sở Y tế thường tiến hành kiểm tra thực hiện pháp luật về y tế theo định kỳ 6 tháng hoặc một năm một lần và chỉ tiến hành kiểm tra đột xuất khi có vụ việc xảy ra nên công tác kiểm tra thường không bài bản, mục đích kiểm tra chưa theo chuyên đề cụ thể, chưa có quy trình kiểm tra cụ thể...

- Việc kiểm tra hiện nay đều theo cùng một phương thức là đơn vị được kiểm tra báo cáo, sau đó các thành viên trong Đoàn kiểm tra hỏi, đi thị sát đơn vị và sau đó đưa ra nhận xét, kết luận, cũng như chưa xây dựng bảng kiểm theo từng chuyên đề kiểm tra, căn cứ vào các quy định pháp luật để đưa ra bảng hỏi và chấm điểm cụ thể nên hoạt động này còn mang tính hình thức, kết quả kiểm tra không được định lượng và không phân loại được mức độ thực thi pháp luật của các đơn vị, địa phương.

- Việc chỉ đạo các đơn vị dưới quyền thực hiện tự kiểm tra mới chỉ được phổ biến, nhắc nhở trong các hội nghị hoặc các đợt công tác mà chưa có chỉ đạo cụ thể bằng văn bản nên việc tự kiểm tra của các đơn vị ít được quan tâm tiến hành.

- Sau khi kiểm tra, hầu hết các điểm yếu kém chỉ bị nhắc nhở, không phát hiện được sai phạm lớn, chưa có trường hợp nào bị xử lý kỷ luật hoặc đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính nên công tác kiểm tra việc thực hiện pháp luật về y tế còn mang tính hình thức, xuê xoa, chưa thể hiện được tính nghiêm minh trong thực thi pháp luật y tế.

3.2.1.2. Việc thanh tra thực hiện pháp luật về y tế

Thanh tra là chức năng thiết yếu của cơ quan quản lý nhà nước nhằm làm tốt công tác quản lý, giúp cho việc thực thi pháp luật được tiến hành một cách có hiệu quả. Việc thanh tra các hoạt động y tế tập trung vào những vấn đề chủ yếu như tiến hành thường xuyên các hoạt động thanh tra chuyên ngành về y tế theo thẩm quyền, tập trung vào các chế độ, quy tắc chuyên môn, kỹ thuật y tế, các thủ tục hành chính trong KCB, các hoạt động của các cơ sở y,

dược tư nhân và khi phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về y tế, cơ quan thanh tra y tế, thanh tra viên y tế và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử phạt phải xử lý nghiêm, kịp thời và công bằng các hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động y tế, bảo đảm trật tự, kỷ cương; bảo vệ lợi ích của nhà nước, các quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân liên quan đến y tế. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn còn những hạn chế sau đây:

- Trên cơ sở Luật Thanh tra, hệ thống thanh tra chuyên ngành về y tế đã được thiết lập ở Bộ Y tế, Sở Y tế nhưng chưa có cơ sở pháp lý cho việc thiết lập tổ chức thanh tra chuyên ngành ở tuyến huyện, xã nên việc kiểm soát an toàn thực phẩm, hành nghề y tế tư nhân...không được hiệu quả.

- Hằng năm, Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế đều có kế hoạch thanh tra, thực hiện phối hợp liên ngành trong thanh tra nhưng còn bị động, hiệu quả chưa cao, hoạt động tự thanh tra, kiểm tra trong nội bộ các cơ quan, tổ chức nhà nước chưa được chú trọng và đủ mạnh trong việc tự phòng ngừa các vi phạm pháp luật về y tế.

- Hiện cả nước có 229 thanh tra viên và chuyên viên thanh tra y tế nên số lượng này còn quá thấp so với chức năng, nhiệm vụ được giao. Chất lượng thanh tra viên và chuyên viên thanh tra y tế cũng còn hạn chế về kỹ năng, kinh nghiệm thanh tra do 25,2% người chưa được đào tạo về nghiệp vụ thanh tra, 14,2% người mới được tập huấn nghiệp vụ thanh tra trên 01 tháng... nên đã ảnh hưởng không ít đến quá trình hoạt động và kết quả thanh tra. [13]

3.2.1.3. Xử lý vi phạm

Việc xử lý này thực chất là bảo vệ các giá trị của pháp luật về y tế không bị vi phạm trong thực tiễn cuộc sống, giúp cho công tác QLNN bằng pháp luật trong lĩnh vực y tế đạt hiệu quả cao hơn.

Các hành vi vi phạm pháp luật gắn với từng loại trách nhiệm pháp lý khác nhau như sau: Tội phạm và trách nhiệm hình sự; vi phạm pháp luật dân

sự và trách nhiệm dân sự; vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính; vi phạm kỷ luật và trách nhiệm kỷ luật.

Vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế là những hành vi do tổ chức, cá nhân thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý vi phạm các quy định của pháp luật về QLNN trong lĩnh vực y tế mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị XPVPHC. Việc XPVPHC trong lĩnh vực y tế phải dựa trên cơ sở của pháp luật hiện hành về y tế dự phòng, an toàn thực phẩm, KCB, thuốc, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế. XPVPHC trong lĩnh vực y tế phải theo đúng các hành vi vi phạm, hình thức và mức phạt.

Xử lý kỷ luật đối với viên chức y tế là một trong những công cụ, biện pháp quản lý của nhà nước trong quá trình xây dựng, phát triển và sử dụng đội ngũ viên chức. Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức y tế phải bảo đảm theo đúng các hình thức kỷ luật, bảo đảm khách quan, công bằng, nghiêm minh, đúng thời hiệu và theo đúng các trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về viên chức.

Tuy nhiên, hoạt động này cần khắc phục những hạn chế sau đây:

(i) Việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế

- Việc XPVPHC trong lĩnh vực y tế đều bảo đảm đúng thẩm quyền, nguyên tắc, trình tự, thủ tục XPVPHC nhưng ngoài thanh tra viên y tế, quản lý thị trường thì việc áp dụng thẩm quyền này của chủ tịch UBND các cấp, công an còn rất hạn chế.

- Việc XPVPHC về y tế đã bảo đảm đúng hình thức và mức phạt theo quy định của pháp luật nhưng có sự nương nhẹ trong XPVPHC, chưa có sự công bằng trong XPVPHC.

- Đa số các đối tượng bị XPVPHC trong lĩnh vực y tế đã nghiêm chỉnh chấp hành quyết định xử phạt của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng cũng có trường hợp chưa tự giác chấp hành quyết định XPVPHC, việc thực

hiện cưỡng chế trên thực tế cũng rất khó khăn do người vi phạm quá nghèo, nếu cưỡng chế thì chi phí để cưỡng chế lại cao hơn giá trị tài sản đó.

(ii) Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm pháp luật về y tế

- Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm pháp luật về y tế chủ yếu căn cứ theo quy định của pháp luật về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức nhưng vẫn còn một số đơn vị khi xử lý kỷ luật lại căn cứ thêm vào quy định 12 điều y đức do Bộ Y tế ban hành hoặc theo Nghị quyết Đại hội cán bộ, viên chức của đơn vị.

- Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm pháp luật về y tế nhìn chung đều đúng thẩm quyền nhưng vẫn còn một số đơn vị khi xem xét kỷ luật đã để kéo dài quá lâu nên có một số vụ việc bị hết thời hiệu kỷ luật hoặc có một số bộ phận khoa, phòng trong đơn vị khi phát hiện vi phạm chế độ kỷ luật đã tự giải quyết nội bộ sai với thẩm quyền quy định.

- Việc xử lý kỷ luật đối với viên chức vi phạm pháp luật về y tế đều bảo đảm nguyên tắc, trình tự thủ tục nhưng có một số đơn vị ghi biên bản kỷ luật lại sơ sài, đơn giản, không ghi rõ hành vi sai phạm tương xứng với hình thức kỷ luật nên đã có trường hợp kiện ngược sau khi đã quyết định kỷ luật. - Các hành vi vi phạm kỷ luật chủ yếu là gây mất đoàn kết nội bộ kéo dài trong đơn vị, sa sút về phẩm chất đạo đức, y đức, thoái hoá biến chất, nghiện ma túy; thu tiền người bệnh sai nguyên tắc tài chính; vi phạm quy chế chuyên môn, vi phạm kỷ luật lao động... nhưng để định rõ các hành vi cụ thể phải bị xử lý kỷ luật thì chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể.

- Việc áp dụng các hình thức kỷ luật đều bảo đảm công bằng, đúng người, đúng hành vi vi phạm nhưng có đơn vị còn áp dụng hình thức giảm mức xếp loại lao động, cắt tiền thi đua (A,B,C) hàng tháng, trừ tiền thu nhập tăng thêm và tiền thưởng đối với viên chức vi phạm giờ giấc lao động, vi phạm quy chế trực... hoặc còn vận dụng hình thức phê bình trước tập thể không ghi lý lịch hoặc kéo dài thời gian nâng lương, không cử đi học...

- Khi viên chức y tế làm mất mát, hư hỏng hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của Nhà nước hoặc gây thiệt hại cho người khác đều được các cơ quan, đơn vị xử lý bồi thường trách nhiệm vật chất nhưng có một số đơn vị còn chưa thực hiện được việc này, chủ yếu là không thu hồi lại được chi phí đào tạo theo quy định đối với trường hợp được hỗ trợ kinh phí đào tạo nhưng sau khi học xong lại không trở về làm việc.

3.2.1.4. Tôn vinh các tập thể, cá nhân có thành tích trong giải quyết các vấn đề của lĩnh vực y tế

Việc tôn vinh thành tích trong giải quyết các vấn đề của lĩnh vực y tế được thể hiện qua các phong trào thi đua yêu nước và khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân. Tuy nhiên, phương thức này cần phải xem xét một cách nghiêm túc vì phần lớn khen thưởng không qua phong trào thi đua và nếu có phát động thi đua thì lại hình thức nên không linh thiêng hóa việc tôn vinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước đối với VIÊN CHỨC NGÀNH y tế từ THỰC TIỄN TỈNH THANH hóa (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)