Những yếu tố tác động tới quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh trường THPT ứng hòa b, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 36)

1.4.1. Yếu tố chủ quan

- Về trình độ, năng lực, phẩm chất của Hiệu trưởng: Hiệu trưởng phải là người am hiểu mục tiêu giáo dục, nguyên lý giáo dục, phương pháp giáo dục và

phương pháp dạy học; có khả năng lãnh đạo, tiếp thu các chủ trương, các chương trình, kế hoạch một cách sâu sắc, có khả năng triển khai, chỉ đạo tổ chức thực hiện nội dung dạy, đổi mới phương pháp giáo dục, phương pháp dạy học; Hiệu trưởng phải là người có hiểu biết về tâm lý quản lý, có uy tín, gương mẫu trong thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, thực tế ở một số nhà trường năng lực chỉ đạo đổi mới PPDH của BGH nhà trường còn chưa đáp ứng yêu c u.

- Về trình độ, năng lực, phẩm chất của đội ngũ giáo viên dạy học môn tiếng Anh: Giáo viên là đội ngũ chủ lực, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ dạy học, làm nên chất lượng dạy học của nhà trường.

+ Trình độ, năng lực giáo viên hiện nay: cơ bản đáp ứng đủ về số lượng và chất lương dạy học, đa số giáo viên đều đạt trình độ đào tạo chuẩn và trên chuẩn, nhưng trong thực tế năng lực chuyên môn, nhận thức về đổi mới phương pháp dạy học còn nhiều hạn chế khác nhau.

+ Phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp: Người giáo viên phải luôn nêu cao tinh th n trách nhiệm, làm gương trong việc thực hiện ý thức đạo đức, nghề nghiệp của mình. Đặc biệt với GV dạy môn tiếng Anh thì khả năng diễn đạt, việc sử dụng ngôn từ phải mang tính chuẩn xác để làm gương cho HS.

+ Nhiều GV có nhận thức đúng đắn và xác định rõ sự c n thiết phải đổi mới PPDH, đã vận dụng được các PPDH và kỹ thuật DH tích cực trong quá trình GD. Tuy nhiên vẫn có một bộ phận GV nhận thức về sự c n thiết phải đổi mới PP giảng dạy còn hạn chế, chưa nghiên cứu lý luận về PPDH sâu hoặc vận dụng chắp vá nên chưa tạo sự đồng bộ và do đó chưa đạt hiệu quả. Tình trạng DH theo lối truyền thụ một chiều ở bộ môn tiếng Anh vẫn còn tồn tại.

Như vậy, trình độ, năng lực chuyên môn, kỹ năng sư phạm, phẩm chất của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, chất lượng giáo dục của nhà trường.

- Về phẩm chất, năng lực của học sinh:

+ Đề thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực thì vai trò của người học là rất quan trọng, vì người học phải tích cực, chủ động tiếp nhận kiến thức, rèn kỹ năng và thể hiện năng lực của mình trong quá trình học, còn giáo

viên chỉ với vai trò hướng dẫn, định hướng hoạt động giúp người học lĩnh hội kiến thức, rèn kỹ năng, hình thành năng lực sau mỗi bài học.

+ Phẩm chất và năng lực học sinh còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: như về điều kiện chăm lo giáo dục trong gia đình, điều kiện kinh tế xã hội, nếp sống nơi dân cư, bản sắc dân tộc của địa phương … các vấn đề trên đều có ảnh hướng đến quá trình học tập của học sinh.

1.4.2. Yếu tố khách quan

Những năm qua Đảng, Nhà nước đã quan tâm đến phát triển và đổi mới GD. Từ năm 2002 bắt đ u đã triển khai chương trình sách giáo khoa phổ thông mới mà trọng tâm là đổi mới PPDH theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Ngành GD&ĐT đã tăng cường chỉ đạo đổi mới PPDH qua các đợt tập huấn, hội thảo chuyên môn các cấp; Đổi mới sinh hoạt chuyên môn dựa trên nghiên cứu bài học; dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh; dạy học trải nghiệm sáng tạo, … Triển khai thí điểm phát triển chương trình giáo dục nhà trường phổ thông theo Hướng dẫn số 791/HD-BGDĐT ngày 25/6/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Nguồn lực phục vụ quá trình đổi mới PPDH trong trường như: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, hạ t ng công nghệ thông tin... dù đã được chú ý nhưng còn chưa đồng bộ làm hạn chế các PPDH hiện đại.

Áp lực từ phía xã hội lên GD có ảnh hưởng trực tiếp chất lượng dạy và học của nhà trường.

Vậy ngoài thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ, nhà quản lý phải biết nắm bắt các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động dạy học, biết vận dụng hợp lý trên cơ sở phối hợp tích cực giữa gia đình nhà trường và xã hội, thực hiện đúng các đường lối chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước đưa hoạt động dạy học nói chung và ở môn tiếng Anh nói riêng đạt kết quả cao nhất.

Tiểu kết chƣơng 1

Dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực học sinh ở trường THPT nói chung và ở bộ môn tiếng Anh nói riêng là yêu c u tất yếu của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Giáo dục định hướng phát triển năng lực học sinh nhằm đảm bảo chất lượng đ u ra của việc dạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chú trọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp.

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu t m quan trọng và tính tất yếu của hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học.

Luận văn cũng đã nghiên cứu các yêu c u đối với công tác QL hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học, các biện pháp QL hoạt động dạy học và tác động của những biện pháp đó lên chất lượng dạy học môn tiếng Anh theo định hướng phát triển năng lực HS.

Ph n lý luận về dạy học môn tiếng Anh và quản lý hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực người học ở chương 1 được sử dụng làm cơ sở để:

- Phân tích thực trạng dạy học và quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực cho HS trường THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội

trong chương 2.

- Đề xuất các biện pháp quản lý khả thi để nâng cao chất lượng quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển năng lực cho HS trường THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội trong chương 3.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH TRƢỜNG THPT ỨNG HÒA B,

HUYỆN ỨNG HÒA, HÀ NỘI

2.1. Khái quát về trƣờng THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển

Trường cấp 3 B Ứng Hòa (nay là trường THPT Ứng Hòa B) chính thức được thành lập từ năm 1967, đặt tại thôn Dũng Cảm, xã Trung Tú, huyện Ứng Hòa, tỉnh Hà Tây. Năm học 1967-1968 trường có 5 lớp gồm 1 lớp 10 (hệ 10 năm), 2 lớp 9 và 3 lớp 8; đội ngũ giáo viên g n 30 th y cô giáo đến từ nhiều vùng quê trên cả nước. Th y Dương Quốc Thái làm Hiệu trưởng, th y Chu Duy Can làm Hiệu phó kiêm Bí thư chi bộ. Học sinh của trường thuộc 13 xã phía nam huyện Ứng Hòa bao gồm: Trung Tú, Đồng Tân, Kiện Trung (nay là Tr m Lộng), Hòa Lâm, Minh Đức, Ngũ Lão (nay là Kim Đường), Đại Hùng, Đại Cường, Đông Lỗ, Lưu Hoàng, Phù Lưu, Đội Bình, Hồng Quang, Phương Tú huyện Ứng Hòa. Ngoài ra còn có học sinh của xã Hoàng Long, Phú Túc, huyện Phú Xuyên.

Năm 1973, trường cấp 3 B Ứng Hòa được chuyển về địa điểm mới là thôn Đồng Xung thuộc xã Đồng Tân, huyện Ứng Hòa. Nhà trường được nhà nước đ u tư xây dựng 2 dãy nhà cấp 4 lợp ngói sông c u làm lớp học. Các khu làm việc của nhà trường, khu tập thể của giáo viên lúc ấy chủ yếu là nhà tranh, vách đất.

2.1.2. Quy mô phát triển và chất lượng GD

Trường THPT Ứng Hòa B đạt trường chuẩn Quốc gia năm 2015; quy mô hiện nay gồm 30 lớp (khối 10: 10 lớp, khối 11: 10 lớp, khối 12: 10 lớp); Với khoảng 1200 học sinh; 100% cán bộ GV, nhân viên đạt chuẩn và trên chuẩn.

Ban giám hiệu nhà trường gồm 02 đồng chí có năng lực chuyên môn, năng lực lãnh đạo và phẩm chất chính trị tốt. Các đồng chí trong Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn, Ban chấp hành Công đoàn, Đoàn thanh niên đều có kế hoạch chỉ đạo, triển khai từng mảng việc phụ trách cụ thể, rõ ràng; có sự phối hợp đồng bộ trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, đạt hiệu quả trong công việc.

Hội đồng giáo dục nhà trường gồm 75 thành viên (02 cán bộ quản lý, 62 GV và 11 NV). Đội ngũ GV nhà trường nhiệt tình, trách nhiệm, luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ, là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.

Kết quả giáo dục trong 3 năm, từ 2015 đến 2018 được thể hiện trên bảng 2.1

Bảng 2.1. Quy mô học sinh 3 năm 2015 – 2018

Năm học Năm học Năm học 2015-2016 2016-2017 2017-2018 Tổng số 1103 1164 1145 - Khối lớp 10 356 449 395 - Khối lớp 11 374 341 427 - Khối lớp 12 373 374 323 Tổng số học sinh giỏi cấp tỉnh 8 7 6

Tỷ lệ % thi đỗ các trường Đại ĐH: 47% ĐH: 51,3% ĐH: 54,4%

học, Cao đẳng CĐ: 20,6% CĐ: 23,6% CĐ: 26,3%

Nguồn: trường THPT Ứng Hòa B

2.1.3. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý

Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trong Nhà trường hiện có 75 người, trong đó có 64 giáo viên. Chất lượng đội ngũ giáo viên trong nhà trường đã được khẳng định và được giữ vững. Nhiều th y cô giáo đã, đang phấn đấu trở thành giáo viên dạy giỏi, khẳng định mình trên bục giảng được học sinh, phụ huynh kính trọng và các thế hệ th y cô tin yêu ... Hàng năm có từ 1 đến 2 tổ chuyên môn đạt danh hiệu tổ lao động xuất sắc cấp trường và cấp ngành. Từ năm 2010 đến này nhà trường có trên 100 lượt giáo viên là chiến sỹ thi đua cấp cơ sở.

2.1.4. Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị dạy học của nhà trường

Hiện nay, trường THPT Ứng Hòa B có cơ sở vật chất khang trang: có 30 phòng học (đủ cho học ca 1), có phòng học bộ môn, phòng máy tính, phòng máy chiếu, phòng nghe nhìn, phòng thiết bị thí nghiệm, phòng thư viện, phòng truyền thống, phòng các tổ bộ môn, phòng hội đồng, khu văn phòng, nhà tập đa năng đủ điều kiện đạt chuẩn cho việc dạy và học. Sân trường được bê tông hóa 100%. Có đủ hệ thống cây xanh đảm bảo bóng mát cho th y và trò.

Nhà trường có đ y đủ các thiết bị dạy học tối thiểu phục vụ giảng dạy và học tập theo thông tư 01/2010 ban hành ngày 18/01/2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, các thí nghiệm thực hành thực hiện đ y đủ đảm bảo qui định của Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, hiện nay nhiều thiết bị dạy học đã xuống cấp, thiết bị phục vụ thí nghiệm chứng minh còn hạn chế, thiết bị tranh ảnh trên giấy ít được sử dụng đến, thiết bị dạy học tự làm của giáo viên còn ít.

2.2. Tổ chức khảo sát thực trạng QLDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận NLHStrƣờng THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội trƣờng THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội

2.2.1. Mục đích khảo sát

Mục đích khảo sát nhằm thu thập số liệu đánh giá thực trạng QLDH và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng QLDH môn Tiếng anh theo tiếp cận NLHS, từ đó đưa ra những kết luận khoa học, đánh giá khoa học có ý nghĩa thực tiễn về thực trạng nêu trên. Trên cơ sở của thực trạng, tác giả có căn cứ thực tiễn để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả QLDH theo tiếp cận NLHS ở trường THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cấn NLHS tại trường THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

+ Thực trạng hoạt động dạy theo tiếp cận NLHS +Thực trạng hoạt động học theo tiếp cận NL +Thực trạng kiểm tra đánh giá theo tiếp cận NL

+ Thực trạng CSVC, thiết bị dạy học

- Khảo sát thực trạng QLDH theo tiếp cận NLHS ở trường THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

+ Thực trạng quản lý chương trình, nội dung dạy học theo tiếp cận năng lực + Thực trạng quản lý HĐ dạy của giáo viên theo tiếp cận năng lực

+ Thực trạng quản lý HĐ học của học sinh theo tiếp cận năng lực

+ Thực trạng quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực

+ Thực trạng quản lý các phương tiện phục vụ dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

+ Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực

- Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội.

+ Các yếu tố chủ quan

+ Các yếu tố khách quan

2.2.3. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

+ Xây dựng công cụ nghiên cứu: tác giả xây dựng 3 bảng hỏi (PL1) (PL2) (PL3) thu thập số liệu khảo sát về thực trạng dạy học và QLDH theo tiếp cận NLHS ở trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội.

+ Khảo sát ngẫu nhiên đối với đội ngũ CBQL, GV; GV dạy tiếng Anh, Phụ huynh và học sinh trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội.

+ Thu bảng hỏi, phân loại, thống kê và xử lí số liệu bằng ph n mềm SPSS 22.0.

- Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện:

Nhằm làm rõ thêm một số thông tin thông qua bảng hỏi chưa thể hiện hết nội dung, chúng tôi tiến hành trò chuyện, phỏng vấn một số CBQL và GV đang trực tiếp giảng dạy trong các nhà trường.

Khi trò chuyện, tôi xin phép được ghi âm các ý kiến góp ý, đề xuất và tiến hành phân tích làm rõ các nội dung nghiên cứu.

2.2.4. Tiêu chí và thang đánh giá

Sau khi hoàn thành công việc khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành phân tích và xử lý số liệu bằng ph n mềm SPSS 22.0.

Chúng tôi lượng hóa số liệu thu được bằng 2 hình thức: + Tỷ lệ % kết quả thu được của từng câu hỏi

+ Tính điểm trung bình theo quy ước:

Thang điểm khảo sát: Việc đánh giá cho điểm theo 4 mức độ (min = 1, max = 4), ta có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình là: x

Chúng tôi tính điểm trung bình, đánh giá kết quả theo mức trung vị ở bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả khảo sát

STT Tiêu chí đánh giá Điểm đạt đƣợc Chuẩn đánh giá

1 Tốt/ ảnh hưởng nhiều 4 3,25  4,00

2 Khá/ ít ảnh hưởng 3 2,5  3,24

3 Trung bình/ không ảnh hưởng 2 1,75  2,49

4 Yếu/ hoàn toàn không ảnh hưởng 1 < 1,75

2.2.5. Mẫu khảo sát

Chúng tôi lựa chọn khảo sát ngẫu nhiên đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; học sinh và phụ huynh, cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Số lƣợng mẫu khảo sát

TT Đối tƣợng Số lƣợng Tổng

1 Ban giám hiệu 02

2 Tổ trưởng 04 64 3 GVCN 30 4 GV 28 5 Học sinh 80 80 6 Phụ huynh 68 68

2.3. Thực trạng dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS trƣờng THPT Ứng Hòa B, Hà Nội

2.3.1. Kết quả đánh giá nhận thức của CB-GV và Học sinh trường THPT Ứng Hòa B về dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS

Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá nhận thức của CB-GV về tầm quan trọng của việc dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS

Kết quả trên biểu đồ 2.1 cho thấy: CB-GV và học sinh trường THPT Ứng Hòa B đánh giá cao về t m quan trọng của việc dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS, qua đó

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh trường THPT ứng hòa b, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)