Biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh trường THPT ứng hòa b, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 73 - 88)

trƣờng THPT Ứng Hòa B, Hà Nội

3.2.1. Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

Hiện nay, nhiều GV và HS chưa nhận thức đ y đủ vị trí vai trò của đổi mới PPDH nói chung và dạy học theo hướng phát triển NLHS nói riêng, do vậy có GV chưa quan tâm sử dụng và kết hợp các PPDH một cách phù hợp và hiệu quả với đối tượng HS. Với HS, các em còn lúng túng khi tiến hành các hoạt động học tập, tự học nhằm phát triển năng lực.

3.2.1.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho giáo viên

* Mục đích: Giáo viên là những người đóng vai trò quan trọng trong việc

nâng cao chất lượng công tác đổi mới PPDH nói chung và đổi mới PPDH môn tiếng Anh nói riêng. Giáo viên phải biết họ dạy cái gì? dạy như thế nào? Để thực hiện tốt điều này họ c n phải được bồi dưỡng chuyên môn, đồng thời họ phải tự trau dồi kiến thức kỹ năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ giáo viên là những người trực tiếp và là nòng cốt giúp hoạt động đổi mới PPDH hiệu quả.

* Nội dung và tổ chức thực hiện

Dựa trên những yêu c u chung của môn tiếng Anh kết hợp cùng với lịch tập huấn dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh của Sở GD&ĐT Hà Nội. Ban giám hiệu đề cử giáo viên cốt cán, nhóm trưởng, tổ trưởng chuyên môn của nhà trường tham gia tập huấn công tác này, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn sẽ trực tiếp chịu trách nhiệm quản lý.

Ban giám hiệu lên kế hoạch tổ chức thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh và giáo viên về công tác đổi mới phương pháp dạy học để có những chỉ đạo kịp thời. Mỗi giáo viên phải chịu trách nhiệm về chất lượng giảng dạy của mình, phải có ý thức học hỏi để nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm đáp ứng yêu c u đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.

Giáo viên phải tạo điều kiện, khuyến khích để học sinh tự điều chỉnh học tập của mình nâng cao trình độ kiến thức thông qua các hoạt động học tập.

Ban giám hiệu c n động viên khuyến khích giáo viên thực hiện tốt công tác đổi mới phương pháp dạy học và điều chỉnh hoạt động của mình theo hướng tích cực chủ động nhằm nâng cao chất lượng dạy và học.

Tổ chức các chuyên đề, hội thảo để giáo viên thảo luận hiểu rõ về chủ trương đổi mới và sẵn sàng đổi mới trong giai đoạn hiện nay.

* Điều kiện thực hiện

Ban giám hiệu phải triển khai cụ thể hoá nội dung kế hoạch dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong toàn trường và nhất là môn Tiếng Anh ngay từ đ u năm học tới 100% giáo viên trong nhà trường. Chuẩn bị cơ sở vật chất cho hoạt động đổi mới phương pháp dạy học.

Hiệu trưởng c n quan tâm sát sao hơn đến công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, chỉ đạo đội ngũ GV tự bồi dưỡng thông qua các tài liệu, sách báo, tạo cơ hội, chính sách cho đội ngũ tham gia học tập nâng cao trình độ..

3.2.1.2. Nâng cao nhận thức cho học sinh về việc học theo định hướng phát triển năng lực

* Mục đích: Thông qua việc tổ chức hoạt động, giúp học sinh nâng cao nhận

thức về ý nghĩa, nội dung và cách thức học tập, qua đó, học sinh có thể nâng cao năng lực tự học ở trường và ở Nhà.

Thông qua việc học môn tiếng Anh, học sinh c n rèn luyện nhiều kỹ năng như: giao tiếp, nghe, nói, đọc, viết … và các kỹ năng khác, do vậy việc nâng cao nhận thức, phương pháp học tập là nhiệm vụ cấp bách.

* Nội dung, tổ chức thực hiện

ngoài giờ lên lớp để tuyên truyền, phổ biến đến các phụ huynh và học sinh đ y đủ mục đích và nâng cao nhận thức cho học sinh về hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Tổ chức câu lạc bộ Tiếng Anh, qua đó lồng ghép sinh hoạt chuyên môn với nội dung, phương pháp học tập, rèn luyện theo tiếp cận năng lực, cách thức tổ chức học tập, rèn luyện ở lớp, ở nhà …

Một trong những nguyên nhân dẫn đến chất lượng dạy học chưa cao là do nhận thức của HS về hoạt động đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế. Các kết quả đạt được từ thực tế hoạt động học tập đem lại sẽ giúp học sinh nhận thức được t m quan trọng của dạy học theo định hướng phát triển năng lực. HS sẽ có thái độ nghiêm túc, hợp tác tích cực với giáo viên trong hoạt động dạy học. Các em sẽ coi việc học tập theo định hướng phát triển năng lực là hoạt động bổ ích giúp các em

đạt được mục tiêu học tập, các em sẽ thấy thoải mái chủ động trong các hoạt động học tập. Từ đó sẽ nâng cao nhận thức và trách nhiệm của học sinh học tập theo tiếp cận phát triển năng lực.

Đối tượng của dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực là học sinh vì vậy giáo viên giảng dạy môn tiếng Anh c n thông qua kế hoạch, nội dung dạy học theo chủ đề để HS c n phải nắm được kế hoạch học tập ngay từ đ u năm học để các em chủ động có kế hoạch học tập và phấn đấu để có kết quả học tập tốt hơn.

Giáo viên c n khuyến khích HS chủ động trao đổi với th y cô, bạn bè về những vấn đề chưa rõ ở môn học. Hướng dẫn học sinh sử dụng tài liệu tham khảo, tài liệu liên quan đến môn học. Từ đó các em sẽ tự học để các em phát triển khả năng tự học theo mục tiêu môn học và khả năng tự học tập suốt đời.

* Điều kiện thực hiện:

Học sinh được tiếp cận với các tài liệu tham khảo của các môn học. Học sinh tìm tòi, sưu t m tài liệu liên quan đến môn học qua tài liệu học sinh xác định được mục tiêu môn học để tự phát triển các năng lực chung cốt lõi và các năng lục mà môn học tiếng Anh hướng đến như năng lực giao tiếp tiếng Anh và năng lực giao tiếp.

3.2.2. Quản lý mục tiêu và chương trình dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

3.2.2.1. Mục đích của biện pháp.

Thông qua việc quản lý mục tiêu và chương trình dạy học môn Tiếng Anh trong nhà trường giúp đội ngũ cán bộ quản lý sát sao hơn từ việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch giảng dạy đến việc kiểm soát chất lượng để đạt được mục tiêu đề ra.

3.2.2.2. Tổ chức thực hiện

- Mục tiêu đào tạo cấp THPT được thể hiện trong chương trình giảng dạy các bộ môn theo quy định của Bộ GD - ĐT. Việc thực hiện đ y đủ, nghiêm túc chương trình là yêu c u bắt buộc đối với mỗi GV, trên cơ sở đó người quản lý phải xây dựng chương trình giảng dạy theo khung quy định của Bộ GD-ĐT làm cơ sở quản lý việc chương trình giảng dạy của đơn vị.

- Ban giám hiệu Nhà trường chỉ đạo tổ bộ môn Ngoại ngữ xác lập các năng lực c n đạt được của học sinh thông qua việc học môn Tiếng Anh, từ đó chỉ đạo đội ngũ GV xây dựng mục tiêu cụ thể, kế hoạch giảng dạy qua từng bài, có sự thảo luận trong tổ bộ môn và triển khai giảng dạy trong năm học.

- Căn cứ chức năng nhiệm vụ và khả năng của từng giáo viên, nhà trường phân công nhiệm vụ giảng dạy và yêu c u giáo viên phải căn cứ chương trình dạy học bộ môn đã ban hành và tự xây dựng kế hoạch dạy học của mình, nghiêm túc thực hiện kế hoạch dạy học, được cụ thể hóa bằng nội dung các bài giảng đảm bảo mục tiêu, nội dung, phương pháp, thực hiện việc dạy học theo hướng phát huy năng lực, phẩm chất học sinh.

Để quản lý tốt việc thực hiện chương trình và nội dung giảng dạy bộ môn, nhà trường phải thực hiện các công việc sau:

+ Nhà trường tổ chức cho cán bộ, giáo viên học tập nhiệm vụ năm học triển khai nhiệm vụ tới từng bộ phận trong nhà trường; triển khai đ y đủ, kịp thời sự chỉ đạo của ngành về chương trình giảng dạy các bộ môn như khung chương trình - quyết định chương trình giảng dạy của đơn vị trên cơ sở các mục tiêu đã được xác lập trước đó.

+ Căn cứ kế hoạch được duyệt, GV soạn bài theo phân phối chương trình, bài soạn phải đảm bảo các yêu c u: Đảm bảo thực hiện được mục tiêu từng bài học, nội dung kiến thức khoa học chính xác, phù hợp với từng đối tượng HS, phương pháp truyền đạt từng nội dung hợp lý, phát huy được tính tích cực, sáng tạo của người học, chú ý sử dụng có hiệu quả thiết bị dạy học vào từng tiết dạy; có kế hoạch chỉ đạo thường xuyên kiểm tra bài soạn của GV, đảm bảo trước khi lên lớp GV phải có giáo án. Giáo án phải được tổ trưởng chuyên môn kiểm tra, duyệt từng tháng, từng tu n và

tổ chức hoạt động dự giờ thăm lớp của các tổ chuyên môn theo kế hoạch hàng năm. + Có kế hoạch kiểm tra hàng tu n việc thực hiện chương trình thông qua việc ghi sổ đ u bài, trước là GV chủ nhiệm kiểm tra việc thực hiện giảng dạy của giáo viên bộ môn đối với lớp mình và báo cáo kịp thời cho Hiệu trưởng những trường hợp không thực hiện nghiệm túc chương trình theo quy định. Nếu phát hiện có sự sai sót hoặc thực hiện chưa đúng giáo viên chủ nhiệm lớp báo đến GV bộ môn và yêu c u GV có biện pháp khắc phục hoặc báo với hiệu trưởng chấn chỉnh.

+ Hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng cũng thường xuyên dự giờ của GV theo quy định của ngành để kiểm tra việc thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của GV được thể hiện trong việc thực hiện chương trình giảng dạy.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện

- Phân công giảng dạy hợp lý, ổn định đối với mỗi năm học, tránh làm xáo trộn, thay đổi GV làm ảnh hưởng tới kế hoạch dạy học bộ môn của GV.

- Hiệu trưởng chỉ đạo kịp thời lập thời khóa biểu hợp lý, khoa học, đảm bảo quyền lợi học tập của HS và dùng thời khóa biểu QL giảng dạy hàng ngày qua đó nắm bắt việc thực hiện chương trình giảng dạy của GV.

3.2.3. Quản lý hoạt động dạy của giáo viên, tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tiếng Anh theo quan điểm tiếp cận năng lực

3.2.3.1. Mục đích của biện pháp

Thực hiện biện pháp nhằm quản lý sát sao hoạt động dạy của GV; GV tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn, tham gia học tập bồi dưỡng, tự bồi dưỡng

nâng cao trình độ chuyên môn nghề nghiệp bản thân, đáp ứng yêu c u đổi mới phương pháp dạy học theo quan điểm tiếp cận năng lực.

3.2.3.2. Tổ chức thực hiện

- Tăng cường quản lý hoạt động dạy của giáo viên theo quan điểm tiếp cận năng lực.

+ Tổ chức các tổ bộ môn thực hiện nghiên cứu, học tập một cách có hệ thống các kinh nghiệm thực tiễn, tổng kết và phổ biến rộng rãi đến giáo viên, giúp họ có ý thức và cách thức đổi mới phương pháp giảng dạy sao cho đạt được hiệu quả cao nhất ở mỗi lớp, mỗi tiết dạy; giúp học sinh nhận thức đ y đủ ý nghĩa của việc học tập: Học để biết (learning to know), học để làm (learning to do), học để làm người (learning to be), học để chung sống (learning to live together), từ đó sẽ thực hiện học với sáu mọi: học mọi nơi, học mọi lúc, học mọi người, học mọi vấn đề, học bằng mọi cách, học trong mọi hoàn cảnh.

+ Yêu c u giáo viên chuẩn bị tốt cho từng “tiết dạy, từng bài dạy; c n phối hợp có hiệu quả các phương pháp dạy học, chú trọng việc phát huy năng lực người học, quan tâm tới việc tổ chức thực hiện hệ thống các câu hỏi, các dạng bài tập, phát huy sự tìm tòi cái mới, năng lực tư duy sáng tạo và ý thức tự giác, độc lập suy nghĩ của học sinh. Tích cực sử dụng đồ dùng dạy học, áp dụng có hiệu quả các phương tiện kỹ thuật- công nghệ thông tin hiện đại vào giảng dạy, tạo điều kiện để người học được trải nghiệm. Tránh tình trạng “dạy chay”, sử dụng tuỳ tiện các phương tiện hoặc dạy theo lối áp đặt truyền thụ một chiều, ghi nhớ máy móc.

+ Quản lý tốt các điều kiện, phương tiện phục vụ cho giáo viên đổi mới PPDH. Coi trọng PPDH đặc thù bộ môn, phương tiện nghe nhìn đặc thù của bộ môn. Động viên, khuyến khích các thành viên trong tổ chuyên môn tự làm thêm các đồ dùng dạy học mới, thực hiện và áp dụng các sáng kiến về giảng dạy, tích cực tham gia viết các bài cho các tạp chí khoa học chuyên ngành và những hoạt động ngoại khoá mang tính đặc trưng bộ môn.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên theo tiếp cận năng lực + Phải coi trọng việc nâng cao nhận thức chính trị, ý thức trách nhiệm cho

quyết của Đảng, chỉ đạo triển khai sâu rộng và có hiệu quả đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

+ Xây dưng đội ngũ CB, GV, đoàn kết, say mê nghề nghiệp, hết lòng vì học sinh làm cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của nhà trường bằng việc xây dựng quy chế làm việc của ban giám hiệu, ban chi uỷ, quy chế phối hợp giữa chính quyền với các đoàn thể trong nhà trường, quy chế hoạt động của cơ quan.

Phải có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên:

+ Tổ chức thực hiện nghiêm túc yêu c u: Mỗi giáo viên có một đổi mới, môi trường có một kế hoạch đổi mới. Mỗi giáo viên có kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn theo chu kỳ, theo chuyên đề, tham gia đ y đủ và hiệu quả.

+ Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên với nội dung chương trình bồi dưỡng xác định được các vấn đề cấp thiết cho việc đổi mới dạy học theo quan điểm tiếp cận năng lực.

Hiệu trưởng chủ động chỉ đạo tổ ngoại ngữ tổ chức thanh tra, kiểm tra đánh giá giáo viên bằng nhiều hình thức khách quan, xếp loại giáo viên chính xác, công bằng làm cơ sở để đánh giá thi đua giáo viên và giao nhiệm vụ phù hợp sau thanh tra, đánh giá. Những giáo viên năng lực còn hạn chế giao cho nhóm, tổ chuyên môn bồi dưỡng thông qua dự giờ, thăm lớp; chia sẻ kinh nghiệm, hội thảo nhóm, tổ và tự học phải phấn đấu vươn lên.

Tổ chức tốt Hội giảng - Hội họp hàng năm, bồi dưỡng giáo viên dự thi giáo viên giỏi cấp trường, cấp thành phố để giáo viên tự đánh giá mình, đánh giá đồng nghiệp từ đó có kế hoạch tự bồi dưỡng hoặc có trách nhiệm bồi dưỡng đồng nghiệp.

Chỉ đạo sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn hiệu quả. Đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn. Nội dung tập trung vào thống nhất nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức kỹ năng, PPDH từng bài, từng ph n kiến thức trao đổi về nội dung, hội thảo về đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực người học.

- C n quản lý có hiệu quả việc tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên (việc bồi dưỡng thường xuyên), tạo điều kiện để giáo viên có điều kiện đi học nâng cao trình

độ, tham dự các lớp tập huấn về đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá. Tổ chức cho giáo viên nói chung, giáo viên tiếng Anh nói riêng tham gia giao lưu học hỏi, cũng như chia sẻ kinh nghiệm, đặc biệt là dạy học theo hướng phát triển năng lực, phẩm chất người học.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh trường THPT ứng hòa b, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 73 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)