Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh trường THPT ứng hòa b, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 71 - 73)

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Việc đưa ra các biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh tại trường THPT Ứng Hòa B theo tiếp cận NLHS phải hiệu quả, khi áp dụng các biện pháp quản lý này phải phát huy được các mặt tích cực, khắc phục được những hạn chế trong quản lý dạy học tại nhà trường. Không những thế c n xây dựng các biện pháp quản lý theo hướng tạo điều kiện để hoạt động dạy học môn tiếng Anh ngày càng đáp ứng được yêu c u chất lượng đào tạo. Đồng thời các biện pháp quản lý dạy học môn tiếng Anh tại trường THPT Ứng Hòa B theo tiếp cận NLHS cũng c n quan tâm đến tính hiệu quả về mặt chi phí, vật chất, nhất là đối với các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, cơ sở vật chất của Nhà trường chưa đáp ứng đ y đủ theo yêu c u của dạy học theo tiếp cận năng lực.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Nguyên tắc này đòi hỏi biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh, của học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên nói chung, giáo viên dạy tiếng Anh nói riêng. Đồng thời, các biện pháp được đề xuất phải phù hợp với điều kiện của trường THPT Ứng Hòa B, phù hợp với yêu c u đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay; các biện pháp đề xuất c n căn cứ vào điều kiện thực tế của Nhà trường, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên cũng như điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, có như vậy các biện pháp mới đảm bảo tính khả thi thực hiện.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

học theo tiếp cận phát huy tính tích cực của học sinh nhằm phát triển năng lực phải tiến hành một cách lâu dài, có hệ thống; các biện pháp đề xuất phải có mối quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành các mảnh ghép vững chắc trong công cuộc đổi mới dạy học nói chung, dạy học môn tiếng Anh nói riêng.

Khi thực hiện các biện pháp phải tiến hành đồng bộ, tránh việc thực hiện biện pháp này mà bỏ quên biện pháp khác, như vậy kết quả thu được sẽ không cao.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển NLHS tại trường THPT Ứng Hòa B phải có tính kế thừa, phát huy những thành quả đã đạt được của th y và trò trong Nhà trường.

Khi kế thừa trong đề xuất các biện pháp nâng cao dạy học môn Tiếng Anh theo hướng phát triển NLHS đòi hỏi: Tôn trọng nội dung chương trình hoạt động của nhà trường, Cán bộ quản lý đã được quy định và xây dựng trước đó để thực hiện nội dung dạy học phù hợp; Hệ thống hóa các kinh nghiệm dạy học đã có để khái quát thành lý luận nhằm vận dụng vào thực tiễn tổ chức dạy học nhằm phát triển NLHS trường THPT; Kế thừa kết quả nghiên cứu về dạy học theo tiếp cận năng lực, đặc biệt là các nghiên cứu về biện pháp đổi mới hoạt động dạy học, dạy học theo tiếp cận năng lực... Những kết quả nghiên cứu này cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề xuất các biện pháp dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận NL cho học sinh các trường THPT.

Đồng thời, khi xây dựng kế hoạch năm học phải dựa trên những thành tựu đã đạt được trong năm học qua và những năm học trước để làm cơ sở. Đồng thời, kế hoạch năm học này cũng là tiền đề, căn cứ cho xây dựng kế hoạch năm học tiếp theo. Kế hoạch năm học sau phải phát triển những thành tựu của năm học trước lên một bước cao hơn, đồng thời khắc phục được những yếu tố của năm trước để công tác đổi mới dạy học của nhà trường ngày một hiệu quả hơn.

3.1.5. Nguyên tắc bảo đảm tính thực tiễn

Việc xây dựng và sử dụng các biện pháp dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cận phát triển NLHS tại trường THPT Ứng Hòa B vừa phải đảm bảo tuân thủ các

quy định hiện hành của ngành Giáo dục và đào tạo, vừa phải đảm bảo phù hợp với thực tiễn phát triển, thực tiễn công tác giảng dạy của Nhà trường. Theo đó, tránh được hiện tượng xa rời thực tế, nhất là trong việc xây dựng mục tiêu, kế hoạch dạy học. Mặt khác các biện pháp c n đảm bảo tính thực tiễn mới phát huy tốt chức năng quản lý, nếu không lại dẫn đến hiện tượng thực hiện một cách hình thức và coi nhẹ công tác đổi mới dạy học. Khi mà các biện pháp quản lý dạy học theo hướng phát triển NLHS thiếu tính thực tiễn còn dẫn đến kết quả kiểm tra, đánh giá không phản ánh đúng thực tế, theo đó hiệu quả dạy học không đạt kết quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh trường THPT ứng hòa b, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)