Tổ chức khảo sát thực trạng QLDH môn Tiếng Anh theo tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh trường THPT ứng hòa b, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 42)

trƣờng THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội

2.2.1. Mục đích khảo sát

Mục đích khảo sát nhằm thu thập số liệu đánh giá thực trạng QLDH và các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng QLDH môn Tiếng anh theo tiếp cận NLHS, từ đó đưa ra những kết luận khoa học, đánh giá khoa học có ý nghĩa thực tiễn về thực trạng nêu trên. Trên cơ sở của thực trạng, tác giả có căn cứ thực tiễn để đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả QLDH theo tiếp cận NLHS ở trường THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Khảo sát thực trạng dạy học môn Tiếng Anh theo tiếp cấn NLHS tại trường THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

+ Thực trạng hoạt động dạy theo tiếp cận NLHS +Thực trạng hoạt động học theo tiếp cận NL +Thực trạng kiểm tra đánh giá theo tiếp cận NL

+ Thực trạng CSVC, thiết bị dạy học

- Khảo sát thực trạng QLDH theo tiếp cận NLHS ở trường THPT Ứng Hòa B, huyện Ứng Hòa, Hà Nội.

+ Thực trạng quản lý chương trình, nội dung dạy học theo tiếp cận năng lực + Thực trạng quản lý HĐ dạy của giáo viên theo tiếp cận năng lực

+ Thực trạng quản lý HĐ học của học sinh theo tiếp cận năng lực

+ Thực trạng quản lý chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học theo tiếp cận năng lực

+ Thực trạng quản lý các phương tiện phục vụ dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực

+ Thực trạng quản lý việc kiểm tra, đánh giá hoạt động dạy học theo tiếp cận năng lực

- Đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội.

+ Các yếu tố chủ quan

+ Các yếu tố khách quan

2.2.3. Phương pháp khảo sát

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi:

+ Xây dựng công cụ nghiên cứu: tác giả xây dựng 3 bảng hỏi (PL1) (PL2) (PL3) thu thập số liệu khảo sát về thực trạng dạy học và QLDH theo tiếp cận NLHS ở trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội.

+ Khảo sát ngẫu nhiên đối với đội ngũ CBQL, GV; GV dạy tiếng Anh, Phụ huynh và học sinh trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội.

+ Thu bảng hỏi, phân loại, thống kê và xử lí số liệu bằng ph n mềm SPSS 22.0.

- Phương pháp phỏng vấn, trò chuyện:

Nhằm làm rõ thêm một số thông tin thông qua bảng hỏi chưa thể hiện hết nội dung, chúng tôi tiến hành trò chuyện, phỏng vấn một số CBQL và GV đang trực tiếp giảng dạy trong các nhà trường.

Khi trò chuyện, tôi xin phép được ghi âm các ý kiến góp ý, đề xuất và tiến hành phân tích làm rõ các nội dung nghiên cứu.

2.2.4. Tiêu chí và thang đánh giá

Sau khi hoàn thành công việc khảo sát, điều tra bằng bảng hỏi, chúng tôi tiến hành phân tích và xử lý số liệu bằng ph n mềm SPSS 22.0.

Chúng tôi lượng hóa số liệu thu được bằng 2 hình thức: + Tỷ lệ % kết quả thu được của từng câu hỏi

+ Tính điểm trung bình theo quy ước:

Thang điểm khảo sát: Việc đánh giá cho điểm theo 4 mức độ (min = 1, max = 4), ta có thể xác định và so sánh các nội dung thông qua giá trị trung bình là: x

Chúng tôi tính điểm trung bình, đánh giá kết quả theo mức trung vị ở bảng 2.2 như sau:

Bảng 2.2. Tiêu chí và thang đánh giá kết quả khảo sát

STT Tiêu chí đánh giá Điểm đạt đƣợc Chuẩn đánh giá

1 Tốt/ ảnh hưởng nhiều 4 3,25  4,00

2 Khá/ ít ảnh hưởng 3 2,5  3,24

3 Trung bình/ không ảnh hưởng 2 1,75  2,49

4 Yếu/ hoàn toàn không ảnh hưởng 1 < 1,75

2.2.5. Mẫu khảo sát

Chúng tôi lựa chọn khảo sát ngẫu nhiên đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên; học sinh và phụ huynh, cụ thể như sau:

Bảng 2.3. Số lƣợng mẫu khảo sát

TT Đối tƣợng Số lƣợng Tổng

1 Ban giám hiệu 02

2 Tổ trưởng 04 64 3 GVCN 30 4 GV 28 5 Học sinh 80 80 6 Phụ huynh 68 68

2.3. Thực trạng dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận năng lực HS trƣờng THPT Ứng Hòa B, Hà Nội

2.3.1. Kết quả đánh giá nhận thức của CB-GV và Học sinh trường THPT Ứng Hòa B về dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS

Biểu đồ 2.1. Kết quả đánh giá nhận thức của CB-GV về tầm quan trọng của việc dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS

Kết quả trên biểu đồ 2.1 cho thấy: CB-GV và học sinh trường THPT Ứng Hòa B đánh giá cao về t m quan trọng của việc dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS, qua đó thấy được nhận thức về vai trò của các nội dung này. Cụ thể: 65,30 % CB GV và HS đánh giá ở mức độ “rất quan trọng”; 34,70 % đánh giá ở mức độ “quan trọng”; không có cá nhân nào đánh giá ở mức độ “ít quan trọng” và “không quan trọng”.

Từ kết quả của câu 1, chúng tôi tiếp tục phân tích câu hỏi số 2 với nội dung về đánh giá mức độ c n thiết của việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay? kết quả thu được trên biểu đồ 2.2:

Biểu đồ 2.2. Kết quả Đánh giá nhận thức về đổi mới phƣơng pháp dạy học của CB-GV và HS

Đội ngũ CB –GV và HS đánh giá ở mức độ rất c n thiết và c n thiết g n như tuyệt đối (99,93%) trong đó có 100 người đánh giá ở mức độ “rất c n thiết” chiếm

tỷ lệ 69,40%. Có 1 ý kiến đánh giá ở mức độ “không c n thiết” chiếm tỷ lệ 0,70%. Như vậy, CB-GV và HS trường THPT Ứng Hòa B cơ bản nhận thức việc đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường hiện nay là c n thiết.

2.3.2. Thực trạng DH môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển NLHS ở trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội

2.3.2.1. Kết quả đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ GV tiếng Anh trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội

Đánh giá năng lực tổ chức dạy học chính là đánh giá khả năng giáo viên thực hiện việc dạy học theo tiếp cận phát triển NLHS trong nhà trường. Năng lực tổ chức dạy học của đội ngũ GV được đánh giá thông qua các tiêu chí về năng lực chuyên môn, năng lực đổi mới phương pháp dạy học, khả năng nắm bắt đặc điểm tâm lý học sinh, khả năng trao đổi chuyên môn với đồng nghiệp …, để đạt được các năng lực trên, người GV c n phải được rèn luyện, bồi dưỡng về đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, nắm vững kiến thức và các năng lực c n có đối với HS thông qua mỗi bài học. Kết quả đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ GV tiếng Anh trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội được trình bày trên bảng 2.4.

Bảng 2.4. Kết quả đánh giá năng lực chuyên môn của đội ngũ GV

Mean Std. Năng lực N Min Max (Giá trị Deviation

trung (Độ lệch bình) chuẩn)

Trình độ chuyên môn đào tạo chuẩn, 144 1.0 4.0 2.285 .5991

vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ

Năng lực tổ chức dạy học theo hướng 144 1.0 4.0 2.556 .6120

phát triển NLHS

Năng lực thực hiện phương pháp dạy 144 1.0 4.0 2.576 .7153

học tích cực

Năng lực nắm bắt các thông tin trong 144 1.0 4.0 2.611 .6489

Nhà trường và thông tin HS

Năng lực phối hợp với đồng nghiệp 144 1.0 4.0 2.660 .7209

trong giảng dạy, công tác

Nguồn: tác giả khảo sát tháng 5 năm 2019

chuyên môn đào tạo chuẩn, vững vàng về chuyên môn nghiệp vụ” bị đánh giá ở dưới mức trung bình khá, 2 nhân tố “Năng lực nắm bắt các thông tin trong Nhà trường và thông tin HS” và “Năng lực phối hợp tốt với đồng nghiệp trong giảng dạy, công tác” được đánh giá ở mức trên trung bình khá (xấp xỉ 2,6)

Theo chúng tôi, đội ngũ GV tiếng Anh c n được bồi dưỡng thêm các năng lực nghiệp vụ, tổ chức dạy học, đổi mới phương pháp, hình thức dạy học đáp ứng yêu c u trong giai đoạn hiện nay.

2.3.2.2. Thực trạng hoạt động dạy của đội ngũ GV tiếng Anh trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội theo tiếp cận phát triển NLHS

Hoạt động dạy của GV giữ vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức dạy học và ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng dạy học, kết quả đánh giá về thực trạng dạy học của GV môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển NLHS ở trường THPT Ứng Hòa B được thể hiện trên bảng 2.5.

Bảng 2.5. Thực trạng hoạt động dạy học của đội ngũ giáo viên theo tiếp cận phát triển NLHS

Mean Std. Nhiệm vụ N Min Max (Giá trị Deviation

trung (Độ lệch

bình) chuẩn)

Công tác chuẩn bị trước khi lên lớp: giáo án,

đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng theo tiếp 144 1.0 3.0 2.090 .4082 cận NLHS

Thực hiện giờ dạy theo nội quy, nề nếp của 144 2.0 4.0 2.674 .4994 Nhà trường

Sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng 144 1.0 4.0 2.632 .6229 dạy tích cực nhằm phát triển năng lực HS

Sử dụng linh hoạt các hình thức giảng dạy 144 1.0 4.0 2.528 .7188 (trên lớp, sân trường, ngoại khóa)

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS 144 1.0 4.0 2.590 .7038 theo hướng phát triển năng lực

Nguồn: tác giả khảo sát tháng 5 năm 2019

Nhận xét: kết quả trên bảng 2.5 cho thấy, hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển NLHS được đội ngũ CB-GV và HS đánh giá tương đối thấp, cụ

thể: “Công tác chuẩn bị trước khi lên lớp: giáo án, đồ dùng dạy học, thiết kế bài giảng theo tiếp cận NLHS” bị đánh giá thấp nhất, chỉ ở mức trung bình (2,090), trong khi các nhân tố khác dừng ở mức trung bình khá (xấp xỉ 2.5), đặc biệt có nhân tố “Sử dụng linh hoạt các phương pháp giảng dạy tích cực nhằm phát triển năng lực HS” được đánh giá cao nhất, tuy nhiên cũng chỉ ở trên ngưỡng trung bình khá một chút (2.632)

Như vậy, có thể nói hoạt động dạy học môn tiếng Anh theo tiếp cận phát triển NLHS ở trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội được đánh giá chưa cao, nguyên nhân có thể là do công tác quản lý, chỉ đạo của Ban giám hiệu nhà trường chưa sát sao, chưa đi vào cụ thể; một nguyên nhân khác cũng có thể là do nhận thức, năng lực của một bộ phận GV chưa tốt. Theo chúng tôi, trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội c n có biện pháp, giải pháp quản lý phù hợp, hữu hiệu để quản lý việc dạy học của GV theo tiếp cận phát triển NLHS.

2.3.2.3. Thực trạng hoạt động học tập của HS

Để thực hiện thành công mục tiêu dạy học theo tiếp cận phát triển năng lực, ngoài hoạt động dạy của GV, ý thức học tập của HS cũng là chìa khóa hướng tới sự phát triển năng lực, chất lượng người học. Kết quả đánh giá thực trạng hoạt động học tập môn tiếng Anh của HS trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội được trình bày trên bảng 2.6.

Bảng 2.6. Thực trạng hoạt động học tập của HS

Mean Std. Nội dung N Min Max (Giá trị Deviation

trung (Độ lệch

bình) chuẩn)

Đi học chuyên c n, chấp hành nề nếp, tác 144 1.0 4.0 2.313 .5968 phong của nhà trường và giáo viên

Chăm chỉ, chuyên c n trong trong giờ học 144 1.0 4.0 2.653 .5461 tiếng Anh trên lớp.

Khả năng giao tiếp, trao đổi, thảo luận học 144 1.0 4.0 2.611 .6805 tập với bạn bè, th y cô

Tham gia các hoạt động ngoại khóa, câu lạc 144 1.0 4.0 2.528 .6788 bộ tiếng Anh của Nhà trường tổ chức

Khả năng tự học, rèn luyện tiếng Anh ngoài 144 1.0 4.0 2.604 .6170 giờ lên lớp

Nhận xét: Hoạt động học tập của HS theo tiếp cân năng lực được CBGV và HS trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội đánh giá ở mức độ Khá. Trong đó, nội dung “Đi học chuyên c n, chấp hành nề nếp, tác phong của nhà trường và giáo viên” bị đánh giá thấp nhất (2.313) ở mức độ trung bình; nội dung “Chăm chỉ, chuyên c n trong trong giờ học tiếng Anh trên lớp.” được đánh giá cao nhất với điểm trung bình đạt được (2,653), mức độ khá. Không có nội dung nào được đánh giá ở mức độ tốt.

Kết quả trên cho thấy hoạt động học tập của học sinh nhằm phát triển năng lực ở trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội chưa được đánh giá cao; các hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực chưa được chú trọng do vậy khả năng, năng lực của các em còn hạn chế. Trao đổi với đội ngũ GV để làm rõ nội dung này, tôi thu được kết quả: “Học sinh có điều kiện để phát huy năng lực song dễ bị lôi cuốn bởi môi trường nhiều cạm bẫy, hơn nữa ảnh hưởng của công nghệ thông tin có tác động hai mặt, nếu không quản lý tốt HS rất dễ bị lôi kéo và sa ngã …”. Với những kết quả trên, theo tôi, trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội c n đổi mới quản lý hoạt động học tập của học sinh, tạo điều kiện cho các em được tham gia các hoạt động tập thể, giúp các em có cơ hội rèn luyện các kỹ năng trong học tập nhằm phát triển năng lực.

2.3.2.4. Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận phát triển năng lực

Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh là nhiệm vụ không thể thiếu trong hoạt động giảng dạy, kết quả kiểm tra đánh giá là cơ sở đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh cuối mỗi kỳ hoặc năm học. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội theo tiếp cận phát triển năng lực được trình bày trên bảng 2.7.

Bảng 2.7. Thực trạng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS theo tiếp cận phát triển năng lực

Mean (Giá Std. Deviation Nội dung N Min Max trị trung

(Độ lệch bình)

chuẩn)

Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả

học tập của học sinh theo quy định 144 1.0 4.0 2.215 .5040 của ngành giáo dục

Hình thức kiểm tra, đánh giá đa

dạng, phong phú đảm bảo nội dung 144 1.0 4.0 2.674 .5132 đ y đủ

Nội dung kiểm tra, đánh giá trong

chương trình SGK theo quy định 144 1.0 4.0 2.576 .6540 của Bộ GD

Nội dung kiểm tra, đánh giá có định 144 1.0 4.0 2.611 .7107 hướng phát huy năng lực HS

Nguồn: tác giả khảo sát tháng 5 năm 2019

Nhận xét: Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn tiếng Anh của học sinh trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội được đánh giá ở mức độ Khá, điểm trung bình đạt được không cao, cụ thể: Nhân tố “Tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh theo quy định của ngành giáo dục” được đánh giá thấp nhất, mức độ trung bình (2.215), các nhân tố khác được đánh giá trên mức trung bình khá (2.576 - 2.674)

Kết quả trên cho thấy Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo tiếp cận năng lực HS thông qua các bài học chưa được đánh giá cao, quá trình tổ chức thực hiện chưa đạt kết quả theo mong muốn, Nhà trường c n có các biện pháp quản lý, hỗ trợ các nội dung nêu trên.

trường THPT trên địa bàn thủ đô thuận lợi hơn so với khu vực nông thôn, miền núi, tuy nhiên việc mua sắm các thiết bị, đồ dùng dạy học nhằm phát triển NLHS lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. Kết quả khảo sát thực trạng cơ sở vật chất trường THPT Ứng Hòa B, Hà Nội được thể hiện trên bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng cơ sở vật chất, thiết bị dạy học môn tiếng Anh tại trƣờng THPT Ứng Hòa B, Hà Nội

Mean (Giá Std. Nội dung N Min Max trị trung Deviation (Độ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý dạy học môn tiếng anh theo tiếp cận năng lực cho học sinh trường THPT ứng hòa b, huyện ứng hòa, thành phố hà nội (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)