Phương thức quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu là cách thức tác động của chủ thể quản lý lên các đối tượng quản lý là các hoạt động về dược liệu nhằm đạt được những mục đích đã đề ra, được giới hạn trong phạm vi hoạt động chấp hành và điều hành. Các cơ quan quản lý nhà nước sử dụng nhiều phương thức khác nhau để tác động lên các lĩnh vực quản lý; đồng thời phải áp dụng các phương pháp khác nhau để tác động lên các lĩnh vực quản lý; đồng thời phải áp dụng các phương pháp một cách linh hoạt, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn để đem lại hiệu quả cao nhất. Các phương thức này bao gồm:
Phương pháp hành chính: là phương pháp quản lý bằng cách ra quyết định hành chính mang tính mệnh lệnh đơn phương bắt buộc thực hiện đối với các đối tượng quản lý về phát triển cây dược liệu. Đồng thời cũng tác động trực tiếp lên đối tượng quản lý; thể hiện tính chất quyền lực đơn phương của chủ thể quản lý. Phương pháp này quy định quy tắc xử sự chung trong quản lý hành chính nhà nước, quy định nhiệm vụ, quyền hạn cho các cơ quan hành chính cấp dưới, đáp ứng yêu cầu hợp pháp của công dân; tổ chức kiểm tra việc thực hiện pháp luật của cấp dưới khi cần thiết.
Phương pháp thuyết phục: thuyết phục là cách thức dùng lời nói, hành vi làm cho đối tượng quản lý hành chính hiểu rõ sự cần thiết để tự giác thực hiện hành vi nhất định hoặc không thực hiện hành vi nhất định theo ý chí của chủ thể. Đây cũng là một trong những biện pháp làm cho công dân, tổ chức thuộc đối tượng quản lý hành chính nhà nước nhận thức đúng đắn về các quy tắc xử sự trong khi tham gia quan hệ pháp luật hành chính liên quan đến phát triển cây dược liệu. Trong quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu, phương pháp này rất quan trọng và thiết thực, được thể hiện thông qua các hoạt động như: giải thích, tuyên truyền, nhắc nhở, giáo dục, cung cấp thông tin.
Phương pháp kinh tế: Là phương pháp tác động gián tiếp đến hành vi của các đối tượng quản lý thông qua việc sử dụng các công cụ kinh tế tác động đến lợi ích của con người. Như phạt hành chính các đơn vị trồng và phát triển các loại cây dược liệu kém chất lượng, không an toàn về dược tính hoặc áp dụng chế độ khen thưởng cho các cá nhân, tập thể, cơ quan, tổ chức có thành tích trong hoạt động nghiên cứu các mô hình, đề tài về phát triển cây dược liệu.
- Phương thức QLNN về phát triển cây dược liệu của cơ quan nhà nước
Những cơ quan thẩm quyền có trách nhiệm trong hướng dẫn và chỉ đạo quá trình thực hiện chính sách, pháp luật và chế độ của Nhà nước trong quản lý, bảo tồn và phát triển cây dược liệu tại địa phương mà mình quản lý; Chỉ đạo những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp thực hiện đúng chính sách mà cơ quan cấp trên ban hành.
Phối hợp chặt chẽ với ngành nông nghiệp như: Phòng nông nghiệp, Trung tâm kĩ thuật nông nghiệp, Hợp tác xã, các cơ sở trồng và chế biến cây dược liệu. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn chuyên môn cho người dân thực hiện các mô hình phát triển cây dược liệu.
Trình UBND cấp trên đưa rừng vào sử dụng để trồng cây dược liệu đối với một số diện tích rừng chưa giao; Hướng dẫn nhân dân thực hiện theo đúng quy hoạch về phát triển cây dược liệu theo từng vùng, mỗi vùng, mỗi điều kiện sinh thái phù hợp với từng loại cây dược liệu khác nhau.
UBND cấp tỉnh quyết định cho thuê rừng, giao rừng cho những tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có nhu cầu về phát triển cây dược liệu.
UBND cấp huyện quyết định cho thuê rừng, giao rừng cho những cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp. UBND có thẩm quyền cho thuê rừng, giao rừng phải có trách nhiệm quản lý, kiểm tra, giám sát xem thực hiện có đúng mục đích không. Nếu cá nhân, đơn vị nào sử dụng sai mục đích như đã đề ra ban đầu thì có quyền thu hồi rừng đó.
Thủ tướng chính phủ quyết định về chuyển mục đích sử dụng đất đối với một phần hoặc toàn bộ khu rừng do Thủ tướng chính phủ đã xác lập.
Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định về chuyển mục đích sử dụng đất đối với một phần hoặc toàn bộ khu rừng do Chủ tịch UBND cấp xã đã xác lập.
- Phương thức QLNN về phát triển cây dược liệu đối với chủ thể chịu sự quản lý là cá nhân, tổ chức
Giao rừng phải phù hợp với quy hoạch cây dược liệu cấp quốc gia, quy hoạch sử dụng đất, diện tích rừng trồng cây dược liệu hiện có tại địa phương; không giao, thuê diện tích rừng đang có tranh chấp.
Không chuyển mục đích sử dụng rừng tự nhiên sang mục đích khác, trừ dự án quan trọng quốc gia; dự án cấp thiết khác được chính phủ phê duyệt.
Nhà nước cho các cá nhân, tổ chức thuê diện tích rừng để trồng và phát triển cây dược liệu dưới hình thức trả tiền thuê hằng năm hoặc một lần.
Tôn trọng phong tục, tập quán và không gian sinh tồn của cộng đồng dân cư; có chính sách hỗ trợ, khuyến khích ưu tiên cho người đồng bào dân tộc thiểu số, các cá nhân, tập thể phát triển cây dược liệu.
Phương thức cưỡng chế trong QLNN về phát triển cây dược liệu
Xử lý vi phạm trong hoạt động về phát triển cây dược liệu cần phải tăng mức xử phạt để đảm bảo tính răn đe. Đối với các cá nhân và cơ sở vi phạm quy định về gian dối, trộm cắp dược liệu thì ngoài các hình thức xử phạt chính, còn phải áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả là đình chỉ hoạt
động, tiêu hủy sản phẩm dược liệu kém chất lượng do không đảm bảo các quy định về chất lượng.
Nhà nước ban hành các quy phạm pháp luật hành chính có tính chất bảo vệ; ra các quyết định hoặc trực tiếp thực hiện các quyết định áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hoặc xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến hoạt động phát triển cây dược liệu.