Nhu cầu nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển cây dược liệu từ thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về PHÁT TRIỂN cây dược LIỆU từ THỰC TIỄN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 66 - 68)

3.1. Nhu cầu nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển cây dược liệu từ thực tiễn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam thực tiễn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

Thứ nhất, xuất phát từ thực trạng, hạn chế, bất cập về phát triển triển cây dược liệu trong thời gian qua của các cấp, các ngành

Tại nhiều nước đang phát triển, cây dược liệu đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe của người dân. Theo ước tính của WHO (2008), 80% dân số ở Châu Phi và Châu Á phụ thuộc vào các loại thảo dược để chữa bệnh. Cây dược liệu tại các địa phương đã và đang mang lại cho người nông dân bản địa những cơ hội sinh kế tiềm năng, giúp họ có thể đa dạng danh mục cây trồng của mình. Thực tế ở nhiều địa phương cho thấy cây dược liệu đóng góp giá trị kinh tế cao, góp phần lớn trong công cuộc xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên việc nuôi trồng dược liệu và thu hái trong nước mới đáp ứng nhu cầu sử dụng ở mức thấp (khoảng 20 - 25%) (Viện dược liệu, 2016), còn lại phải nhập khẩu từ Trung Quốc không rõ nguồn gốc. Hơn nữa nguồn tài nguyên dược liệu đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt, nhiều loài có thể bị tuyệt chủng dẫn đến nhiều thách thức cho sự phát triển bền vững.

Huyện Nam Trà My có tiềm năng, thế mạnh về rừng và đất lâm nghiệp, đặc điểm tự nhiên với địa hình đa dạng, khí hậu có độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của hệ thống thực vật học phong phú, đặc biệt là các loại cây dược liệu. Trên địa bàn huyện có khoảng hơn 300 loài dược liệu khác nhau, trong đó có nhiều cây dược liệu quý như: Quế, đảng sâm, đương quy, giảo cổ lam, sa nhân,... được người dân các xã trên địa bàn huyện tìm thấy và phát triển; đồng thời những cây dược liệu quý này đã và đang góp phần tích cực vào việc xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững đối với đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống trên địa bàn huyện Nam Trà My.

manh mún, nhỏ lẻ. Thực tế cho thấy, việc trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện còn nhiều tồn tại, kỹ thuật trồng và chăm sóc nhiều loại cây dược liệu còn chưa đúng kỹ thuật, thiếu đầu tư về bón phân, xới gốc, có nhiều cây tạp, cỏ lấn chiếm, để tự sinh tự diệt phụ thuộc vào thiên nhiên dẫn đến chất lượng cây dược liệu, năng suất thấp, sản lượng bấp bênh không ổn định, đây cũng là nguyên nhân khó khăn để tìm thị trường khách hàng ổn định, lâu dài.

Hình thức sản xuất cây dược liệu tại huyện Nam Trà My chủ yếu là theo hình thức hộ gia đình. Quy mô diện tích trên mỗi hộ sản xuất biến động tùy theo chủng loại cây trồng. Cây dược liệu được trồng xen trên đất rừng, quy mô sản xuất trên mỗi hộ dân tương đối lớn từ 0,5 - 5 ha trên mỗi hộ.

Có thể thấy rằng, diện tích trồng các loại cây dược liệu chính trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2017 - 2019 không có sự biến động mạnh, do những năm qua, hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu đa phần do các cá thể hộ gia đình tự quyết định đầu tư trên cơ sở có sự tham gia bao tiêu sản phẩm của đơn vị thu mua. Theo đó, vai trò của chính quyền địa phương còn mờ nhạt trong việc định hướng phát triển hoạt động trồng cây dược liệu của các hộ gia đình. Đây là vấn đề cần được cải thiện trong thời gian tới.

Sản lượng khai thác các loại cây dược liệu thời gian qua có sự tăng trưởng tương đối tốt, điều này cho thấy năng suất trồng cây dược liệu thời gian qua đã có sự cải tiến đáng kể. Đây là kết quả của việc thực hiện chuyển giao khoa học, kỹ thuật hiện đại cho người nông dân trồng cây dược liệu của UBND huyện.

Thứ hai, xuất phát từ mong muốn nâng cao hiệu quả hơn nữa cây dược liệu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương

Phát triển cây dược liệu là vừa tăng số hộ, vừa tăng diện tích trồng cây dược liệu, vừa nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. Việc phát triển sản xuất cây dược liệu là một trong những hướng đi có triển vọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tạo việc làm và tăng thu nhập, cải thiện sinh kế cho người dân.

cải thiện đời sống vật chất tinh thần cho người nông dân, góp phần xóa đói, giảm nghèo, mức sống được cải thiện, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển dịch theo hướng tăng về dịch vụ và thương mại, tiến tới phát triển bền vững.

Cơ sở hạ tầng của sản xuất được cải thiện (giao thông, điện, nước sinh hoạt, các trung tâm dịch vụ kỹ thuật, thương mại...). Người dân có điều kiện giao lưu với bên ngoài tiếp cận được nhiều hơn với thị trường, khoa học kỹ thuật. Thông qua các chương trình huấn luyện, đào tạo, tập huấn về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dược liệu, người dân sẽ nâng cao được nhận thức, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Có cách tiếp cận phù hợp với công nghệ chế biến và thị trường dược liệu, người lao động sẽ năng động hơn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Nơi tham quan học tập kinh nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. Môi trường được cải thiện theo hướng xanh, sạch, đẹp. Tăng tỷ lệ phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đảm bảo an toàn sinh thái.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về PHÁT TRIỂN cây dược LIỆU từ THỰC TIỄN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)