Phương hướng nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển cây dược liệu từ thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về PHÁT TRIỂN cây dược LIỆU từ THỰC TIỄN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 68 - 70)

liệu từ thực tiễn huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam

`Thứ nhất, Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức gắn với trách nhiệm quản lý, bảo vệ và phát triển cây dược liệu của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể, mọi tầng lớp nhân dân, công chức, viên chức và người lao động. Đề cao vai trò, trách nhiệm, nhất là người đứng đầu của các địa phương, đơn vị trong công tác quản lý, phát triển cây dược liệu. Nâng cao hiệu quả QLNN về phát triển cây dược liệu phải trên cơ sở quán triệt quan điểm, đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước về phát triển cây dược liệu ở nước ta.

Thứ hai, thực hiện hiệu quả quy hoạch, kế hoạch, đề án về bảo vệ và phát triển cây dược liệu đã được phê duyệt theo hướng tăng cường công tác quản lý, bảo vệ, sử dụng bền vững diện tích trồng cây dược liệu hiện có. Nâng cao giá trị cây dược liệu thông qua việc cải thiện chất lượng giống để tăng năng suất và chất lượng cây dược liệu gắn với chính sách hỗ trợ người dân miền núi ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế cây dược liệu. Tiếp tục rà soát đánh giá lại quy hoạch diện tích trồng cây dược liệu của chủ rừng, diện tích UBND xã quản lý để thực hiện nhiệm

vụ quản lý, bảo tồn cây dược liệu. Phân cấp mạnh mẽ quản lý cây dược liệu về cho các địa phương theo chủ trương của UBND tỉnh.

Thứ ba, tiếp tục xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án cấp bách nhằm tăng cường công tác bảo tồn và phát triển cây dược liệu. Phương án quản lý cây dược liệu và cấp chỉ dẫn địa lý cho các loại dược liệu như sâm Ngọc Linh, quế Trà My….

Thứ tư, tổ chức rà soát lại quỹ đất trồng cây dược liệu trên địa bàn huyện, đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng, thuê đất, thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn, tổ chức các cá nhân phát triển kinh tế cây dược liệu.

Thứ năm, tiếp tục nâng cao hiệu quả thực hiện quy chế phối hợp giữa các ngành, chính quyền địa phương về công tác quản lý, bảo tồn cây dược liệu. Tổ chức rà soát, đánh giá lại quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo tồn cây dược liệu với UBND huyện và các ngành chức năng trên địa bàn để bổ sung cho phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ mới, nhằm phát huy đầy đủ vai trò của các cấp ủy, chính quyền địa phương gắn với định hướng phát triển kinh tế cây dược liệu trên địa bàn huyện.

Thứ sáu, tăng cường các biện pháp ngăn chặn hiệu quả và đẩy lùi tình trạng phá rừng, lấn chiếm đất rừng; xóa bỏ các điểm nóng về phá rừng, nạn khai thác cạn kiệt các loại cây dược liệu quý hiếm. Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành để thực hiện quyết liệt, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, xử lý kịp thời các hành vi vi phạm trong công tác bảo tồn và phát triển cây dược liệu.

Thứ bảy, tăng cường nguồn lực cho công tác bảo vệ và phát triển cây dược liệu như: tiếp tục xã hội hóa để phát triển các chương trình dự án, vốn tài trợ. Tăng cường huy động nguồn vốn từ các địa phương, huy động vốn đóng góp của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước để bảo vệ rừng và phát triển cây dược liệu dưới tán rừng.

Thứ tám, tiếp tục củng cố, kiện toàn, nâng cao năng lực các lực lượng QLNN về phát triển cây dược liệu dưới tán rừng, làm rõ chức năng nhiệm vụ của các ngành, các cấp về nông nghiệp. Xác định rõ công tác quản lý, bảo vệ và phát

triển cây dược liệu là trách nhiệm của các cấp, các ngành, các địa phương, coi đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về PHÁT TRIỂN cây dược LIỆU từ THỰC TIỄN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)