Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về phát triển cây dược liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về PHÁT TRIỂN cây dược LIỆU từ THỰC TIỄN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35 - 41)

1.4.1. Yếu tố chính trị

Yếu tố chính trị là vấn đề quyết định quan trọng hàng đầu để mở đường hay ảnh hưởng đến mọi ngành, lĩnh vực trong đời sống xã hội của quốc gia. Ở nước ta sự ổn định của hệ thống chính trị tác động đến an ninh quốc phòng, kinh tế, văn hóa và tất cả các lĩnh vực khác trong đời sống xã hội, trong đó có hoạt động quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu.

Ở nước ta, trên cơ sở Đảng ban hành quan điểm, chủ trương, đường lối lãnh đạo, Nhà nước phải thể chế hóa nó bằng hệ thống những quy định pháp luật nhằm quản lý xã hội. Vì thế, hệ quan điểm, chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng sẽ tác động và chi phối trực tiếp tới quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật về phát triển cây dược liệu.

Thể chế, pháp luật, chính sách nhà nước là những công cụ mà Nhà nước sử dụng trong việc thực hiện mục tiêu nhiệm vụ của hệ thống chính trị của một giai cấp thống trị, thể hiện quyền lực trên mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Để đảm bảo cho các hoạt động quản lý về phát triển cây dược liệu, các văn bản pháp luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu không những đầy đủ về số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng của các văn bản đó. Cần phải khắc phục tình trạng luật, pháp lệnh chỉ dừng lại ở những nguyên tắc chung mà để thực hiện được phải có nhiều văn bản hướng dẫn thi hành.

Hệ thống pháp luật quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu phải đảm bảo tính liên thông, nhất quán. Để hình thành được hệ thống pháp luật về hoạt động QLNN về phát triển cây dược liệu cần có đầy đủ những thuộc tính hiện đại của

pháp luật như tính đồng bộ, toàn diện, tính khách quan, khoa học, ổn định, tính công khai, minh bạch, tính đại chúng.

Cần nhanh chóng kiện toàn, nhằm phát huy vai trò của chính quyền địa phương, ban hành luật mới về tổ chức chính quyền địa phương theo hướng phân cấp mạnh cùng với việc phát huy tự quản cộng đồng; ban hành bộ luật xử lý vi phạm hành chính, với quy định cụ thể, theo hướng mở rộng thẩm quyền của chính quyền cơ sở, văn bản quy phạm pháp luật phải thống nhất cho cả trung ương và địa phương đồng thời kiện toàn những cơ sở luật lệ khác của QLNN. Tóm lại, chất lượng của pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của QLNN về phát triển cây dược liệu.

Mối quan hệ giữa tổ chức bộ máy hành chính nhà nước với những bộ phận khác trong hệ thống chính trị các cấp như những cơ quan lập pháp, cơ quan tư pháp và các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội. Do đó, tiến trình nâng cao hiệu quả, hiệu lực QLNN phải gắn liền với tính đồng bộ giữa cải cách lập pháp và cải cách tư pháp.

1.4.2. Yếu tố về tổ chức bộ máy và nhân sự

Pháp luật là cơ sở của quản lý, nhưng nếu không có bộ máy tổ chức quản lý tốt thì “pháp luật có cũng như không”. Vì vậy, thực hiện pháp luật, thực hiện đầy đủ, chính xác, kịp thời là yếu tố quyết định hiệu lực, hiệu quả quản lý. Nhưng điều đó còn phụ thuộc vào năng lực thực hiện pháp luật của bộ máy quản lý, năng lực này của chính quyền cơ sở lại càng quan trọng, do chính vị trí của chính quyền cơ sở trong hệ thống chính quyền bốn cấp quy định. Năng lực thực hiện pháp luật quản lý về phát triển cây dược liệu của chính quyền cơ sở chính là tính hợp lý của chính quyền cơ sở. Để có một bộ máy mạnh thích ứng được với mọi biến đổi của xã hội, phải luôn tìm tòi sáng kiến sao cho bộ máy quản lý thường xuyên được đổi mới, cải cách, đáp ứng được tốt nhu cầu của quản lý xã hội và quản lý về phát triển cây dược liệu, nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường, đô thị hóa và hội nhập quốc tế. Đối với chính quyền cơ sở điều quan trọng là mọi cải cách, đổi mới phải đảm bảo được sự phù hợp của bộ máy với vị trí của chính quyền cơ sở như đã phân

tích ở trên. Chính quyền cơ sở phải là cấp chính quyền gần dân, sát dân nhất; quản lý dân chủ nhất; các quyết định quản lý phải cụ thể nhất, muốn như vậy bộ máy quản lý của chính quyền cơ sở phải tinh gọn, linh hoạt trong cơ chế quản lý.

Nhằm tăng cường năng lực quản lý của chính quyền cơ sở, cần có sự phân định giữa chính quyền đô thị và chính quyền cơ sở nông thôn, thực hiện “công chức hóa”, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý hành chính và kiến thức pháp luật cho đội ngũ cán bộ chủ chốt và công chức chuyên môn cơ sở; đồng thời tăng phân cấp, phát huy tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền cơ sở trong thực thi nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp.

Muốn một tổ chức mạnh phải có những con người mạnh, con người là yếu tố quyết định. Việc thực hiện pháp luật của chính quyền phải thông qua hoạt động của từng công chức trong bộ máy chính quyền, và do đó phụ thuộc vào những năng lực thực hiện pháp luật của họ. Mỗi cán bộ công chức chính quyền từ trung ương đến cơ sở, năng lực thực hiện pháp luật được tạo thành bởi các yếu tố:

Yếu tố ý thức pháp luật: Cán bộ, công chức phải có sự hiểu biết pháp luật, có thái độ tôn trọng, chấp hành nghiêm minh pháp luật, có ý chí, quyết tâm cao trong việc bảo vệ pháp luật, bảo vệ công lý. Trong các yếu tố cấu trúc của ý thức pháp luật, sự hiểu biết về pháp luật hiện hành, nhất là pháp luật liên quan đến nhiệm vụ QLNN về phát triển cây dược liệu của cán bộ công chức là yếu tố hết sức quan trọng. Đối với đội ngũ cán bộ, công chức tại chính quyền địa phương, đối tượng quản lý là người dân nên những tri thức pháp luật hiện hành phải rộng, không chỉ là các quy định pháp luật ở cấp lập pháp, cấp chính phủ, mà phải hiểu biết các quy định cụ thể, hướng dẫn thực hiện của các Bộ, ngành liên quan. Vì vậy, việc đào tạo, cập nhật kiến thức pháp luật phải cụ thể, toàn diện.

Yếu tố sáng tạo trong thực hiện pháp luật: hoạt động thực hiện pháp luật của đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở trong quản lý về phát triển cây dược liệu về bản chất là hoạt động áp dụng pháp luật, đòi hỏi phải có sự vận dụng sáng tạo cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đối tượng áp dụng trong các hoạt động liên quan đến

dược liệu. Có như vậy hiệu quả pháp luật mới được bảo đảm, trật tự quản lý mới được thiết lập, hợp lòng dân, được người dân ủng hộ.

Yếu tố kĩ năng thực thi pháp luật: Người cán bộ, công chức không chỉ hiểu biết, có tinh thần, thái độ đúng đắn đối với pháp luật, mà phải nắm rõ các quy trình áp dụng pháp luật; có khả năng truyền đạt các quyết định áp dụng pháp luật nhanh chóng; tổ chức thực hiện quyết định một cách chính xác, khách quan.

1.4.3. Yếu tố kinh tế thị trường

Nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa khuyến khích làm giàu chính đáng đồng thời tích cực xóa đói, giảm nghèo; phát triển kinh tế đi đôi với việc thực hiện các chính sách, phúc lợi xã hội, chú trọng phát triển nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Các yếu tố thị trường trong các hoạt động kinh doanh dược liệu được tạo lập và tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội cũng như tác động đến hoạt động quản lý của nhà nước về phát triển cây dược liệu.

Trong quá trình tạo lập và phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đương nhiên làm xuất hiện nhiều vùng, cụm, địa bàn tập trung nhiều hoạt động kinh tế liên quan đến phát triển cây dược liệu, các cơ quan, đơn vị, hộ gia đình trồng cây dược liệu, hoặc xuất hiện nhiều hoạt động thu hút sự tập trung của một số lượng lớn người tham gia như các diễn đàn, hội chợ… Yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường đòi hỏi hoạt động công vụ của nền hành chính trong đó có hoạt động QLNN về phát triển cây dược liệu phải thích ứng kịp thời, nhanh nhạy với nền kinh tế nhiều thành phần, nền hành chính phải phù hợp với quy luật của nền kinh tế thị trường. Đó là nền hành chính lấy các quy luật của thị trường (quy luật giá trị, quy luật cung - cầu, quy luật cạnh tranh) làm chuẩn mực ứng dụng trong quản lý xã hội. QLNN về phát triển cây dược liệu, chuyển từ một nền hành chính “cai trị” sang nền hành chính “dịch vụ” phục vụ nhân dân.

1.4.4. Yếu tố cơ sở vật chất, văn hóa, phong tục tập quán đến quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu

Yếu tố cơ sở vật chất và tài chính công mà tốt sẽ khuyến khích cán bộ hăng hái làm việc, chống lại sự tha hóa, biến chất, mua chuộc; ngược lại, cơ sở vật chất,

tài chính công không hợp lý sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng lơ là công việc, không hăng say phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, tu dưỡng đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ. Đây là động lực thúc đẩy đội ngũ cán bộ QLNN về dược liệu không ngừng vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Cơ sở vật chất, môi trường làm việc và chế độ đãi ngộ đối với cán bộ quản lý nhà nước về phát triển cây dược liệu có ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng công việc và bảo vệ khi có hành vi chống đối người thi hành công vụ. Chẳng hạn như đối với công tác thanh tra, kiểm tra về phát triển cây dược liệu thì cơ sở vật chất phục vụ cho công việc là điều kiện rất cần thiết. Điều kiện vật chất, cụ thể là phương tiện đi lại làm việc; trụ sở làm việc, được trang bị đầy đủ thì sẽ góp phần trực tiếp vào việc thể hiện sự trang nghiêm của cơ quan công quyền, đội ngũ cán bộ quản lý có đủ phương tiện làm việc thì công việc sẽ hiệu quả hơn, họ sẽ tập trung vào công việc mà không bị chi phối bởi sự khó khăn về điều kiện, phương tiện làm việc.

Mỗi địa phương có một văn hóa, phong tục tập quán, đối với địa hình miền núi và đồng bằng điều kiện khác nhau vì vậy để công việc được hiệu quả phải nắm rõ được từng vùng cụ thể. Từ đó đưa ra những phương án, chế độ đãi ngộ, khuyến khích cán bộ hoạt động trong việc QLNN về phát triển cây dược liệu sao cho hợp lý để công việc được hiệu quả, nhanh chóng hơn.

Tiểu kết chương 1

Từ những lý luận QLNN về phát triển cây dược liệu, rút ra một số kết luận như sau:

Cây dược liệu có vai trò quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe cũng như phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, liên quan đến các hoạt động sống và hoạt động kinh tế của con người trong nhiều lĩnh vực nhất là nông nghiệp, y học…

Ở nước ta, Nhà nước có vai trò rất quan trọng trong việc quản lý các hoạt động về phát triển cây dược liệu. QLNN về phát triển cây dược liệu cũng như bất kì một dạng quản lý xã hội nào khác, là dạng quản lý công vụ quốc gia của bộ máy

nhà nước, là công việc của bộ máy hành pháp. Nó là sự tác động có tổ chức và được điều chỉnh bằng pháp luật, trên cơ sở quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và các hoạt động liên quan đến phát triển cây dược liệu do các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống hành pháp từ Trung ương đến cơ sở tiến hành để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội.

Trong chương 1, tác giả đề cập đến những nội dung cơ bản đến QLNN về phát triển cây dược liệu; những vấn đề tổ chức bộ máy QLNN về bảo tồn và phát triển cây dược liệu. Những nội dung liên quan đến QLNN về phát triển cây dược liệu được đề cập trong chương 1 là luận cứ khoa học để phân tích, đánh giá thực trạng QLNN về phát triển cây dược liệu trên địa bàn huyện Nam Trà My.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN CÂY DƯỢC

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) QUẢN lý NHÀ nước về PHÁT TRIỂN cây dược LIỆU từ THỰC TIỄN HUYỆN NAM TRÀ MY, TỈNH QUẢNG NAM (Trang 35 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)