2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng QLNN về phát triển cây dược liệu liệu
2.1.1. Những đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
- Đặc điểm tự nhiên
Nam Trà My là huyện miền núi, nằm ở phía Tây Nam của tỉnh Quảng Nam, cách tỉnh lỵ khoảng 100 km về phía Tây - Nam.
Phía Đông giáp với huyện Sơn Tây, tỉnh Quảng Ngãi và huyện Konplong, tỉnh KonTum; Phía Tây giáp huyện Phước Sơn; Phía Bắc giáp huyện Bắc Trà My tỉnh Quảng Nam; Phía Nam giáp các huyện Đakglei, Tumơrông thuộc tỉnh KonTum.
Có tổng diện tích tự nhiên là 82.638,27 ha, trong đó đất có rừng là: 45.695,6 ha (rừng tự nhiên: 44651,52 ha; rừng trồng: 1008,08 ha), đất chưa có rừng là: 20.121,29 ha và đất khác: 16.857,38 ha toàn bộ nằm trong tọa độ địa lý từ 140056’55’’ đến 150020’39’’ vĩ độ Bắc và từ 107055’43’’ đến 108016’01’’ kinh độ Đông. Dân số 28.260 khẩu/6.692 hộ, trên 97% là người dân tộc thiểu số (chủ yếu là người Cadong, Xêđăng, Bh’nông), đời sống kinh tế - xã hội còn khó khăn, nơi đây từng là căn cứ cách mạng trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, đồng bào các dân tộc có truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm, cứu nước. Nằm trong diện 62 huyện nghèo của cả nước. Được thành lập trên cơ sở được tách từ huyện Trà My trước đây theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/06/2003 của Chính phủ. Đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, có bản sắc văn hóa và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng.
Toàn huyện có 10 xã, gồm: Trà Dơn, Trà Leng, Trà Mai, Trà Tập, Trà Don, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Cang, Trà Nam, Trà Linh.
Nam Trà My nằm dưới chân núi Ngọc Linh của dãy Trường Sơn, có độ cao trung bình khoảng: 1000 - 1500 m so với mực nước biển, có lượng mưa trải đều trong các tháng và tập trung nhiều nhất từ tháng 10 đến tháng 12 hằng năm; cường độ chiếu sáng khá dồi dào, độ ẩm không khí cao, đất đai màu mỡ; độ che phủ rừng gần 60%. Đất đai, khí hậu, thảm thực vật phong phú đặc biệt tầng đất mặt của rừng ít bị bào mòn nên rất thuận lợi cho cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, nhất là đối với các loại cây dược liệu như: Quế Trà My, Đảng sâm, Đương quy, Giảo cổ lam, Kim cương (lan gấm), Sơn tra, Sa nhân …, đặc biệt là cây Sâm Ngọc Linh được người dân các xã trên địa bàn huyện Nam Trà My trồng bảo tồn và phát triển, góp phần quan trọng vào việc xóa đói, giảm nghèo nhanh và bền vững.
- Điều kiện kinh tế - xã hội
Sản xuất nông - lâm nghiệp gắn với định canh định cư có bước phát triển về chất lượng, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ cấu cây trồng có sự thay đổi theo hướng tăng cây công nghiệp như quế Trà My, cây giổi, cây chuối và các loại cây dược liệu như Sâm Ngọc Linh, Giảo cổ lam, Đảng sâm, Lan Kim tuyến,…Việc khai hoang, cải tạo đồng ruộng được chú trọng, diện tích ruộng lúa nước không ngừng tăng lên, mỗi năm khai hoang từ 15 - 20 ha; sản lượng lương thực cây có hạt năm sau cao hơn năm trước, lương thực bình quân đầu người đạt 165 kg/năm, chăn nuôi phát triển. Kinh tế vườn và kinh tế trang trại được quan tâm đầu tư theo nghị quyết 03 của Huyện ủy Nam Trà My.
Công tác xã hội hóa giáo dục được các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân hưởng ứng. Mạng lưới cơ sở vật chất trường lớp ngày càng được củng cố và phát triển đều ở các cấp học, bậc học, toàn huyện có 31 đơn vị trường học. Đến nay có 10/10 xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục trung học cơ sở và đang triển khai kiểm tra đề nghị công nhận đạt chuẩn phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi.
Công tác chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho nhân dân được nâng lên, các chương trình y tế quốc gia được triển khai đều khắp và hiệu quả; các dịch bệnh; nhất là bệnh sốt rét được khống chế, ngăn kịp thời và từng bước được đẩy lùi, không để phát sinh thành dịch. Cơ sở vật chất ngành y tế ngày càng được tăng cường, các Trạm y tế xã được kiện toàn củng cố.
Các hoạt động văn hóa nghệ thuật, thể dục thể thao được tổ chức thường xuyên và hướng về cơ sở, thu hút được nhiều tầng lớp nhân dân tham gia; đầu tư trang bị hàng trăm hệ thống Parabol phục vụ nhu cầu nghe nhìn của người dân.
Công tác xóa đói giảm nghèo theo chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ đã được thực hiện có hiệu quả, gắn với công tác đào tạo, giải quyết việc làm, nhờ đó nhân dân biết cách làm ăn, tỷ lệ hộ đói nghèo giảm xuống còn 70,89% (năm 2015). Phong trào đền ơn đáp nghĩa, “uống nước nhớ nguồn” chăm lo các đối tượng xã hội, phong trào xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư, xây dựng cơ quan văn hóa được triển khai thực hiện thường xuyên và rộng khắp.
Hạ tầng kỹ thuật được quan tâm đầu tư; mở các tuyến đường giao thông trọng yếu từ trung tâm huyện đến trung tâm các xã được đầu tư; đường ô tô đã đến được trung tâm của 10/10 xã. Bên cạnh đó, tuyến đường Nam Quảng Nam đi qua địa bàn huyện đã hoàn thành, tạo thuận lợi cho huyện thông thương với các tỉnh Tây nguyên, mở ra một cơ hội cho sự phát triển kinh tế. Công nghiệp từng bước được phát triển, đã hoàn thành dự án cấp điện đến trung tâm cho 10/10 xã; công trình thủy điện Trà Linh 3 đã hoàn thành, hòa vào lưới điện quốc gia, góp phần không nhỏ cho việc ổn định năng lượng; Các công trình phục vụ thiết thực dân sinh như thủy lợi nhỏ, hệ thống kênh mương, hệ thống nước sinh hoạt được xây dựng mới và tu bổ thường xuyên, đảm bảo nước sinh hoạt cho nhân dân và nước tưới cho diện tích đất canh tác.
2.1.2. Tình hình phát triển cây dược liệu tại huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam
a) Thực hiện trồng, bảo tồn dược liệu tự nhiên
Trên cơ sở quy hoạch bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu trên địa bàn tỉnh; Từ các nguồn kinh phí của Nhà nước, trong thời gian qua địa phương đã triển khai thực hiện trồng bảo tồn (bảo tồn chuyển chổ) được: Sâm Ngọc Linh: 459 ha, Đảng sâm: 120 ha, Sa nhân tím: 30 cây, Giảo cổ lam: 70 ha, Quế Trà My: 2.864 ha. Đồng thời, tuyên truyền vận động nhân dân các địa phương (nhất là 3 xã: Trà Nam, Trà Linh và Trà Cang) là nơi có nguồn dược liệu tự nhiên tập trung khoanh nuôi chăm sóc, bảo vệ những diện tích dược liệu đã có trong tự nhiên để bảo tồn và phát triển giống dược liệu (bảo tồn tại chổ). Do vậy, đến nay diện tích các loại cây dược liệu đã nâng lên đáng kể, cụ thể: Cây quế: 3.688 ha (Nhà nước hỗ trợ 921 ha, nhân dân tự bảo tồn và trồng phát triển 2.767 ha); Cây dược liệu khác: 366 ha (Nhà nước hỗ trợ 116 ha, nhân dân tự bảo tồn và trồng phát triển khoảng 250 ha); Sâm Ngọc Linh: khoảng 1.600 ha (Nhà nước hỗ trợ 40.958 cây, khoảng trên 2 ha, diện tích còn lại nhân dân tự trồng phát triển).
- Công tác phát triển trồng mới Năm 2016:
Kế hoạch hỗ trợ cho 03 xã/14 hộ, gồm: xã Trà Vân/05 hộ, Trà Nam/05 hộ và Trà Cang/04 hộ.
Số lượng, loại cây dược liệu nhân dân thực hiện: Cây sâm nam (Đẳng Sâm): 21.450 cây/1,136 ha/03 xã/14 hộ; Kinh phí hỗ trợ trồng cây sâm nam (Đẳng Sâm): 68,64 triệu đồng; Cây sa nhân tím: 8.250 cây/1,51 ha/03 xã/14 hộ; Kinh phí hỗ trợ trồng cây sa nhân tím: 39,6 triệu đồng. Tỷ lệ cây sống ban đầu nghiệm thu đạt 85%.
Năm 2017:
Kế hoạch hỗ trợ cho 05 xã/140 hộ, gồm: xã Trà Leng/25 hộ, Trà Dơn/25 hộ, Trà Linh/25 hộ, Trà Vân/25 hộ và Trà Cang/40 hộ.
Số lượng, loại cây dược liệu nhân dân thực hiện: Cây sâm nam (Đẳng Sâm): 160.875 cây/22,5 ha/05 xã/99 hộ; Kinh phí hỗ trợ trồng cây sâm nam (Đẳng Sâm): 772,2 triệu đồng; Cây sa nhân tím: 24.541 cây/8,924 ha/02 xã/41 hộ; Kinh phí hỗ trợ trồng cây sa nhân tím: 117,8 triệu đồng. Tỷ lệ cây sống ban đầu nghiệm thu đạt 85 - 90%.
Năm 2018 :
Kế hoạch hỗ trợ cho 07 xã, gồm: xã Trà Cang, Trà Nam, Trà Don, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Linh, Trà Tập. Số hộ tham gia: 416 hộ.
Số lượng, loại cây dược liệu nhân dân thực hiện: 233.500 cây/45 ha (Sa nhân tím: 20ha, Đẳng sâm: 25ha), trong đó: Sa nhân tím: 55.000 cây/20 ha/07 xã/185 hộ, gồm: 07 hộ Trà Cang, 42 hộ Trà Nam, 96 hộ Trà Tập, 04 hộ Trà Don, 09 hộ Trà Vân, 23 hộ Trà Vinh, 04 hộ Trà Linh. Kinh phí hỗ trợ trồng cây sa nhân tím: 264 triệu đồng; Cây Đẳng sâm: 178.750 cây/25 ha/07 xã, gồm: 308 hộ 94 hộ Trà Cang, 42 hộ Nam, 45 hộ Tập, 24 hộ Don, 25 hộ Vân, 42 hộ Vinh, 36 hộ Linh. Kinh phí hỗ trợ trồng cây sâm nam (Đảng Sâm): 858 triệu đồng. Tỷ lệ cây sống ban đầu nghiệm thu đạt 85 - 90%.
Kế hoạch hỗ trợ cho 09 xã, gồm: xã Trà Cang, Trà Nam, Trà Don, Trà Vân, Trà Vinh, Trà Linh, Trà Tập, Trà Dơn, Trà Mai. Số hộ tham gia: 533 hộ.
Số lượng, loại cây dược liệu nhân dân thực hiện: 223.372 cây/42,5 ha (Sa nhân tím: 18 ha, Đẳng sâm: 24,318 ha), trong đó: Sa nhân tím: 49.500 cây/18 ha/06 xã/133 hộ, gồm: Trà Mai 08 hộ, Trà Vân 01 hộ, Trà Don 26 hộ, Trà Cang 14 hộ, Trà Tập 52 hộ, Trà Dơn 32 hộ. Kinh phí hỗ trợ trồng cây sa nhân tím: 237,6 triệu đồng; Cây Đẳng sâm: 173.872 cây/24,318 ha/08 xã/400 hộ, gồm: Trà Cang 38 hộ, Trà Mai 08 hộ, Trà Vân 56 hộ, Trà Vinh 18 hộ, Trà Don 01 hộ, Trà Nam 162 hộ, Trà Linh 85 hộ Trà Tập 32 hộ. Kinh phí hỗ trợ trồng cây sâm nam (Đảng Sâm): 862,4 triệu đồng. Tỷ lệ cây sống ban đầu nghiệm thu đạt 87 - 90%.
Năm 2020:
Kế hoạch hỗ trợ cho 06/10 xã. Kinh phí thực hiện: 1.290 triệu đồng. Số hộ tham gia: 287 hộ.
Số lượng, loại cây dược liệu nhân dân thực hiện: 53,176 ha (Sa nhân tím: 25,33 ha, Đẳng sâm: 27,846 ha), trong đó: Sa nhân tím: 69.682 cây/25,33 ha/04 xã/66 hộ (Trà Cang 20 hộ, Trà Tập 20 hộ, Trà Don 06 hộ, Trà Nam 20 hộ). Kinh phí hỗ trợ trồng cây sa nhân tím: 334,325 triệu đồng; Cây Đẳng sâm: 199.099 cây/27,846 ha/06 xã/221 hộ (Trà Cang 40 hộ, Trà Vân 15 hộ, Trà Tập 40 hộ, Trà Don 46 hộ, Trà Nam 40 hộ, Trà Linh 40 hộ). Kinh phí hỗ trợ trồng cây sâm nam (Đảng Sâm): 955,675 triệu đồng. Tỷ lệ cây sống ban đầu nghiệm thu đạt 85 - 90%.
Tổng diện tích thực hiện qua 5 năm (2016 - 2020): 174,546 ha, trong đó
cây Đảng sâm: 100,8 ha; sa nhân: 73,746 ha.
b) Tình hình trồng, thu hái, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu
Qua nghiên cứu cho thấy tại địa bàn huyện Nam Trà My về chủng loại cây dược liệu được trồng khá đa dạng và phong phú, tuy nhiên nhóm cây dược liệu chính đang phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa gồm: Giảo cổ lam, đương quy, đảng sâm, sa nhân, chè dây, đinh lăng, quế trà my, khổ qua rừng.
Hình thức sản xuất cây dược liệu tại huyện Nam Trà My chủ yếu là theo hình thức hộ gia đình. Quy mô diện tích trên mỗi hộ sản xuất biến động tùy theo chủng
loại cây trồng. Cây dược liệu được trồng xen trên đất rừng, quy mô sản xuất trên mỗi hộ dân tương đối lớn từ 0,5 - 5 ha trên mỗi hộ.
Có thể thấy rằng, diện tích trồng các loại cây dược liệu chính trên địa bàn huyện Nam Trà My giai đoạn 2017 - 2019 không có sự biến động mạnh, do những năm qua, hình thức tổ chức sản xuất cây dược liệu đa phần do các cá thể hộ gia đình tự quyết định đầu tư trên cơ sở có sự tham gia bao tiêu sản phẩm của đơn vị thu mua. Theo đó, vai trò của chính quyền địa phương còn mờ nhạt trong việc định hướng phát triển hoạt động trồng cây dược liệu của các hộ gia đình. Đây là vấn đề cần được cải thiện trong thời gian tới.
Sản lượng khai thác các loại cây dược liệu thời gian qua có sự tăng trưởng tương đối tốt, điều này cho thấy năng suất trồng cây dược liệu thời gian qua đã có sự cải tiến đáng kể. Đây là kết quả của việc thực hiện chuyển giao khoa học, kỹ thuật hiện đại cho người nông dân trồng cây dược liệu của UBND huyện.
Tình hình chế biến sản phẩm từ cây dược liệu trên địa bàn huyện vẫn ở mức đơn giản, thô sơ chủ yếu là sơ chế sản phẩm thô rồi bán ra thị trường. Tuy nhiên có một số sản phẩm được các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao hơn như: Giảo cổ lam, đinh lăng, khổ qua rừng, chè dây được chế biến thành trà túi lọc; Đảng sâm được chế biến thành cao đảng sâm, mứt đảng sâm, quế được chế biến thành bột quế gia vị, túi thơm hương quế,...
c) Tình hình nghiên cứu và bảo tồn cây dược liệu
Tình hình nghiên cứu về cây dược liệu
Trong thời gian qua, UBND huyện Nam Trà My đã phối hợp với các Bộ, ngành và các Trường Đại học tham gia nghiên cứu về bảo tồn và nhân giống cây Sâm Ngọc Linh, cây dược liệu cụ thể:
+ Phối hợp với Trường Đại học Nông lâm Huế thực hiện đề tài “Nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nhân giống hữu tính nhằm nâng cao tỷ lệ
+ Phối hợp với Viện di truyền, viện nông nghiệp thực hiện đề tài “Nghiên cứu bảo tồn và xây dựng nguồn giống gốc cây Sâm Ngọc Linh tại huyện Nam Trà
My, tỉnh Quảng Nam”;
+ Phối hợp với Trường Đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện đề tài “Nghiên cứu xây dựng mô hình và ứng dụng Hệ thống Internet vạn vật để quảng bá và giám sát hiệu quả khu bảo tồn giống cây Sâm gốc Ngọc Linh, huyện Nam Trà My, tỉnh
Quảng Nam”.
+ Phối hợp với Trung tâm nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội thực hiện dự án: “Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ xây dựng mô hình sản xuất đương quy Nhật Bản (Angelica acutiloba Kitagawa.), giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum (Thunb.) Makino.) và đan sâm (Salvia miltiorrhiza) tại
huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam”
+ Hiện nay đang đề nghị Bộ Khoa học công nghệ hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia “Xây dựng hệ dữ liệu chuyên gia và các nền
tảng thông minh hỗ trợ phát triển sản phẩm quốc gia Sâm Ngọc Linh”.
Thực trạng công tác bảo tồn cây dược liệu
Việc quy hoạch, kế hoạch bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu:
Thực hiện Nghị quyết số 39/NQ-HĐND, ngày 07/12/2017 của HĐND tỉnh về Quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030; UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 301/QĐ-UBND, ngày 22/01/2018 về phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Trên cơ sở đó, UBND huyện đã chỉ đạo UBND các xã phối hợp các ngành liên quan triển khai, thông báo rộng rãi đến người dân thực hiện. Qua quá trình triển khai thực hiện hiệu lại mang lại đáng kể nhất là việc trước đây người dân thường khai thác cây dược liệu trong rừng tự nhiên về bán một cách ồ ạt, sau khi