My, tỉnh Quảng Nam
Thứ nhất, công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các cơ chế, chính sách về bảo tồn, phát triền cây dược liệu
Sau khi Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 20/12/2016 của HĐND huyện được ban hành, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành và các xã tham mưu ban hành nhiều văn bản triển khai cụ thể hóa thực hiện Nghị quyết bằng các kế hoạch, phương án, dự án triển khai thực hiện hằng năm từ các nguồn vốn như:
+ Nghị quyết số 202/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế khuyến khích và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016 - 2020; UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2950/QĐ-UBND, ngày 17/8/2016 v/v triển khai thực hiện Nghị quyết số 202/2016/NQ-HĐND ngày 26/4/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về cơ chế khuyến khích và phát triển một số cây dược liệu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2016 - 2020.
+ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016 - 2020. Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020.
Chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, các xã ban hành và thực hiện nhiều nội dung liên quan đến bảo tồn và phát triển dược liệu. Các quyết định, kế hoạch và các văn bản đã thể hiện quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp chủ yếu để
phát triển dược liệu huyện Nam Trà My giai đoạn 2017 - 2020 theo tinh thần Nghị quyết số 30/NQ-HĐND ngày 20/12/2016 của HĐND huyện đề ra.
UBND huyện đã ban hành các Quyết định phê duyệt kế hoạch triển khai hằng năm, cụ thể:
+ Quyết định số 634/QĐ-UBND ngày 15/5/2018 của UBND huyện Nam Trà My v/v phê duyệt kế hoạch triển khai bảo tồn và phát triển cây dược liệu năm 2018.
+ Quyết định số 1217/QĐ-UBND ngày 24/7/2019 của UBND huyện Nam Trà My v/v phê duyệt kế hoạch triển khai bảo tồn và phát triển cây dược liệu năm 2019.
+ Quyết định số 887/QĐ-UBND ngày 15/4/2020 của UBND huyện Nam Trà My v/v phê duyệt kế hoạch triển khai bảo tồn và phát triển cây dược liệu năm 2020.
Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách.
Nghị quyết số 40/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 về cơ chế hỗ trợ bảo tồn và phát triển cây Quế Trà My trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018 - 2025; Nghị quyết số 41/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 về cơ chế khuyến khích, bảo tồn, phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2018 - 2025…, UBND huyện đã chỉ đạo tổ chức quán triệt các văn bản trên đến tận người dân; tổ chức rà soát diện tích, số hộ và xây dựng kế hoạch để triển khai thực hiện; làm việc với UBND các xã tổ chức họp dân để rà soát lại toàn bộ diện tích và số hộ cần hỗ trợ, đồng thời thông báo đến các hộ, cộng đồng dân cư có diện tích sử dụng đất trong vùng dự án biết để tham gia. Cá nhân trong vùng dự án gửi đơn đề nghị hỗ trợ đến UBND các xã, trên cơ sở đó, UBND các xã cùng các cơ quan chuyên môn kiểm tra hiện trường, xác định diện tích trồng, tổ chức họp xét duyệt, tổng hợp danh sách đề nghị hỗ trợ gởi UBND huyện.
UBND huyện xây dựng ban hành kế hoạch thực hiện, phê duyệt danh sách và kinh phí hỗ trợ cho từng đối tượng được hỗ trợ theo quy định. Chỉ đạo ngành chuyên môn thực hiện công tác quản lý chất lượng cây giống tại các cơ sở gieo ươm trên địa bàn huyện; đồng thời cử cán bộ xuống hiện trường để hướng dẫn kỹ
thuật, kiểm tra tiến độ thực hiện và nghiệm thu kết quả thực hiện. Hướng dẫn người dân trồng cây dược liệu theo mô hình tổ hợp tác sản xuất nhằm tập hợp các hộ trồng cây dược liệu lại với nhau theo tinh thần tự nguyện để cùng sản xuất theo quy mô lớn, hạn chế tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, phân tán như hiện nay.
Bên cạnh đó, UBND huyện đã chỉ đạo Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện tập trung nghiên cứu, có phương án tổ chức gieo ươm cây giống dược liệu đảm bảo chất lượng trước khi xuất vườn; đồng thời kiểm tra cây trồng đã cấp trước đây để xem xét, đánh giá những nơi phù hợp, những nơi không phù hợp đối với các loại cây dược liệu, tìm ra nguyên nhân để có kinh nghiệm trong việc gieo ươm.
Thứ hai, công tác tuyên truyền, vận động, hướng dẫn quy trình kỹ thuật, quy mô trồng cây dược liệu, khai thác lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng
UBND huyện chỉ đạo ngành chuyên môn thực hiện công tác quản lý chất lượng cây giống tại các cơ sở gieo ươm trên địa bàn huyện; đồng thời cử cán bộ xuống hiện trường để hướng dẫn kỹ thuật, kiểm tra tiến độ thực hiện và nghiệm thu kết quả thực hiện.
UBND huyện đã chỉ đạo triển khai cho nhân dân 10/10 xã trồng cây dược liệu dưới tán rừng, tuyên truyền, vận động nhân dân theo hướng mỗi thôn bước đầu chọn từ 5 - 7 hộ trồng thí điểm gồm các cây dược liệu như: Đảng sâm , Đương quy, Lan gấm, Đinh lăng, Sơn tra, Giảo cổ lam, Sa nhân… Sau đó, tiến hành nhân rộng ra trong nhân dân. Phương pháp làm là cấp xã tuyên truyền, vận động và lập danh sách các hộ đăng ký trồng cây dược liệu (ưu tiên các hộ nghèo đăng ký thoát nghèo) gởi các ngành chuyên môn ở huyện kiểm tra các điều kiện để tham gia. Sau đó, huyện cử cán bộ xuống hướng dẫn kỹ thuật kết hợp với cơ quan, đơn vị được giao giúp hộ nghèo xuống trực tiếp hộ dân để hướng dẫn việc trồng cây dược liệu đảm bảo theo đúng kỹ thuật. Sau khi người dân trồng, chăm sóc một thời gian, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu mới hỗ trợ kinh phí theo định mức của Nghị quyết HĐND Tỉnh ban hành. Ngoài ra, còn hướng dẫn, vận động các hộ dân vay vốn từ các nguồn tín dụng ưu đãi để trồng thêm cây dược liệu, đặc biệt là cây Sâm Ngọc Linh.
Đối với cây dược liệu theo cơ chế của Tỉnh, UBND huyện khuyến khích cá nhân, hộ gia đình tham gia đăng ký trồng cây dược liệu từ nguồn giống nhân dân tự tìm, gieo ươm. Sau khi người dân trồng, chăm sóc một thời gian, tổ chức kiểm tra, nghiệm thu mới hỗ trợ kinh phí. Trường hợp hộ dân không có khả năng tự tìm hoặc ươm giống thì nhờ UBND xã hoặc Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hợp đồng Trung tâm kỹ thuật nông nghiệp huyện hoặc đơn vị cung ứng giống trên địa bàn huyện cung cấp giống cho nhân dân. Qua kiểm tra, đánh giá tình hình cây dược liệu theo cơ chế, gồm cây đảng sâm, sa nhân có tỷ lệ cây sống dao động từ 60 - 85%, tỷ lệ sống cao nhất tại các xã: Trà Linh, Trà Nam và Trà Cang. Hiện nay có nhiều hộ gia đình thuộc diện hộ nghèo đã vươn lên thành hộ khá từ việc trồng cây dược liệu.
Quy trình kỹ thuật đảm bảo theo các hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, cụ thể tại các văn bản: Quyết định số 321/QĐ-SNN&PTNT ngày 21 tháng 6 năm 2016; Quyết định số 1981/QĐ-SNN&PTNT ngày 01 tháng 12 năm 2017 và Quyết định số 299/QĐ-SNN&PTNT ngày 16 tháng 7 năm 2019.
Thứ ba, công tác điều tra, xác định hiện trạng rừng, giải thửa rừng để thực hiện cho thuê môi trường rừng trồng cây dược liệu, lâm sản ngoài gỗ trên địa bàn
Trên cơ sở nhu cầu thuê môi trường rừng để trồng, bảo tồn và phát triển các loại cây dược liệu dưới tán rừng của cá nhân, nhóm hộ gia đình, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp, hướng dẫn nhân dân lập hồ sơ đăng ký và gửi về Ban quản lý bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh tổng hợp, hợp đồng với đơn vị tư vấn có đủ năng lực chuyên môn tiến hành điều tra đánh giá hiện trạng rừng khu vực người dân dự kiến thực hiện, sau khi hoàn thành nội dung hồ sơ chuyển Phòng nông nghiệp và PTNT huyện tiến hành thẩm định hồ sơ và trình UBND huyện ban hành Quyết định thuê môi trường rừng trồng cây dược liệu dưới tán rừng cho người dân, trên cơ sở Quyết định của UBND huyện, Ban quản lý bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh tiến hành hợp đồng thuê môi trường rừng cho người dân để tiến hành triển khai thực hiện theo phương án đề nghị.