Đặc điểm Phật giáo Bắc tông tại Trà Vinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHẬT GIÁO bắc TÔNG tại TRÀ VINH HIỆN NAY (Trang 40 - 49)

Đặc điểm là những điểm riêng, điểm riêng biệt của Phật giáo Bắc tông tại Trà Vinh, những điểm riêng đó mang các đặc điểm sau:

2.2.1. Đặc điểm hòa hợp giữa các truyền thống Phật giáo và tôn giáo bạn

Tinh thần hòa hợp đã được đức Phật dạy các Tỳ kheo khi Ngài còn tại thế, vì mục đích hòa hợp và đoàn kết Tăng đoàn, đức Phật dạy có sáu pháp hòa hợp qua bài kinh “phẩm Lục Trọng” trong kinh Tăng Nhất A hàm. “…ở đây các Tỳ kheo thân hành niệm từ như ngắm hình trong gương, đáng kính, đáng quý, chớ cho quên mất. Lại nữa, khẩu hành niệm từ, ý hành niệm từ, đáng kính, đáng quý, chớ cho quên mất. Lại nữa được các thứ pháp lợi hay cùng các người phạm hạnh dùng chung… Lại nữa có các cấm giới… Lại nữa chánh kiến hiền thánh… Nếu được đồ lợi dưỡng nên nhớ phân phát…như thế, các Tỳ kheo nên học điều này.” [38, 424]

Qua đoạn kinh trên, đức Phật dạy các đệ tử có sáu pháp hòa hợp đoàn kết Tăng đoàn đó là thân hòa, khẩu hòa, ý hòa, chia sẻ kiến thức, giới luật cùng tu, lợi dưỡng cùng chia sẻ. Tính hòa hợp này đã được tất cả các truyền thống Phật giáo kế thừa và thực hành. Tăng đoàn còn mang ý nghĩa là “hòa hợp chúng” nghĩa là một đoàn thể hay tập thể sống hòa hợp với nhau trên tinh thần sáu pháp hòa hợp đức Phật đã dạy.

Năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam ra đời, thống nhất chín tổ chức Phật giáo trong cả nước, sự thống nhất được xây dựng trên nguyên tắc; “thống nhất ý chí và hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, đồng thời vẫn tôn trọng và duy trì các truyền thống hệ phái, cũng như các pháp môn và phương

tiện tu hành đúng chánh pháp” [30, 04]. Với truyền thống hòa hợp đó, hiện nay Phật giáo Bắc tông tại Trà Vinh cùng với các truyền thống Phật giáo như: Phật giáo Nam tông Khmer, Nam tông Kinh, Phật giáo Khất sĩ Việt Nam cùng hòa hợp đoàn kết xây dựng Phật giáo tại tỉnh Trà Vinh ngày càng ổn định và phát triển.

Đối với các tôn giáo bạn, sự hòa hợp và giao lưu tôn giáo tuy còn hạn chế, nhưng cũng được cải thiện hơn, sự hạn chế này mang yếu tố khách quan hơn là chủ quan. Tuy nhiên, các lễ hội quan trọng của Phật giáo Bắc tông như: Các ngày kỵ giỗ hay các lễ lạc thành của các chùa, đã có một số nơi mời tôn giáo bạn tham dự như: Cao Đài, Công giáo, Tịnh Độ Cư Sĩ Phật hội…, và ngược lại, các tôn giáo bạn cũng mời Phật giáo tham dự các lễ của họ. Sự hòa hợp và giao lưu giữa các tôn giáo tại Trà Vinh tuy chưa mang tính sâu rộng, nhưng trong quá trình truyền giáo của các tôn giáo không xảy ra xung đột tôn giáo.

2.2.2. Đặc điểm nhập thế và yêu nước

Khi đức Phật còn tại thế, tinh thần nhập thế được Ngài dạy các Tỳ kheo như sau: “này các Tỳ kheo, hãy lên đường thuyết pháp vì hạnh phúc, vì an lạc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc vì an lạc cho chư thiên và loài người, chớ có đi hai người cùng một chỗ”.[39, 502] Trong suốt bốn mươi chín năm hoằng hóa là tấm gương nhập thế của đức Phật. Thực hiện lời Phật dạy, hàng đệ tử của Ngài đã tiếp nối tinh thần nhập thế truyền giáo đi khắp nơi, ra khỏi phạm vi quốc gia Ấn Độ trở thành một tôn giáo thế giới.

Phật giáo Việt Nam thời đại Đinh - Lê, có các nhà sư cố vấn chính trị cho vua như; quốc sư Ngô Chân Lưu, Đỗ Pháp Thuận,… Lý - Trần có các thiền sư Vạn Hạnh, Viên Thông, Thông Biện, Tuệ Trung Thượng Sĩ,… đặc biệt là tư tưởng “Hòa quang đồng trần” của Tuệ Trung Thượng Sĩ, đem ánh sáng trí tuệ giác ngộ chan hòa vào đời sống thế tục, cải tạo đời sống xã hội, khuyến hóa con người yêu thương, đoàn kết, chia sẻ, hóa giải hận thù,…đã tạo nên sức mạnh

đoàn kết dân tộc chống giặc ngoại xâm, lịch sử đã ghi nhận ba lần đánh bại giặc Nguyên - Mông của dân và quân nhà Trần.

Kế thừa phát huy truyền thống nhập thế và yêu nước, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã đề ra phương châm hoạt động phục vụ dân tộc nhằm tạo sự hòa hợp, hòa bình, công bằng xã hội. “Lý tưởng giác ngộ chân lý, hòa hợp chúng, hòa bình và công bằng xã hội của giáo lý đức Phật, nhằm phục vụ dân tộc tổ quốc và nhân loại chúng sanh là tôn chỉ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam, hoạt động theo phươngchâm Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa Xã hội”[30, 04] .

Phật giáo Trà Vinh thời kỳ cuối thế kỷ XIX, có vị cao Tăng tên là Thiện Trí, với lòng từ bi rộng lớn, nay đây mai đó giúp đời bằng việc khám bệnh bốc thuốc Đông y, cuối đời Ngài dừng chân ở một am tranh tại Xẻo Son, xã Lưu Nghiệp Anh, huyện Trà Cú, với tài đức vẹn toàn, uy tín của Ngài càng được vang xa, bá tánh trong vùng ủng hộ tạo dựng một ngôi tam bảo có tên Long Thiền sau đổi tên là Long Thành. Tại chùa Long Thành bảo tháp của Hòa thượng được lập năm 1937, trải qua bom đạn của chiến tranh nhưng tới nay vẫn còn nguyên vẹn. Hòa thượng quê quán tại quận Ô Môn, tỉnh Cần Thơ, có một chiếc ghe đi nhiều nơi trị bệnh cho dân chúng, cuối cùng đến một con xẻo thuộc huyện Trà Cú gọi là Xẻo Son lập một cái am trị bệnh cho nhân dân rất tài giỏi, tiếng đồn vang khắp vùng Trà Cú. Tương truyền, khi ai đến khám bệnh bốc thuốc Hòa thượng nhận tiền thì uống thuốc thời gian sau sẽ hết bệnh, khi Hòa thượng không nhận tiền còn cho lại tiền thì bệnh đó không qua khỏi.

Bảo tháp Hòa thượng có ghi: “Từ Lâm Tế Chánh Tông Tứ Thập Thế Húy Hồng Huyện Thượng Thiện Hạ Trí Nguyễn Công Hòa Thượng Giác Linh. Nguyên Sanh Quý Dậu Niên Bát Ngoạt Nhất Nhật, Thị Tịch Nhâm Thân Niên Bát Ngoạt Thập Nhật.” (嗣 臨 濟正 宗 四 十 世 諱紅 倦 上 善 下智 阮公 和

Theo thông tin trên Hòa thượng thuộc dòng Lâm Tế Chánh Tông đời thứ 40, húy là Hồng Huyện thuộc Lâm Tế của Mộc Trần - Đạo Mân, hiệu là Thiện Trí, họ Nguyễn, sinh ngày 01 tháng 08 năm Quý Dậu (1873), viên tịch ngày 10 tháng 8 năm Nhâm Thân.

Bia tháp ghi Nhâm Thân (1931) và trụ thế 58 tuổi,(Sinh năm Quý Dậu (1873), tịch năm Nhâm Thân (1932), theo Tây lịch là 59 tuổi, Âm lịch là thọ 60 tuổi). Hòa thượng thế phát xuất gia cho rất nhiều đệ tử, trong đó có HT. Thích Thiện Hải, hiệu Huệ Quang, HT. Thích Thiện Ngọc, hiệu Huệ Phúc là những bậc long tượng trong chốn thiền môn, đúng với câu “minh sư xuất cao đồ”.

Hòa thượng Thiện Trí là bậc cao Tăng danh y xuất thế cứu đời bằng y thuật Đông y, khai tâm mở trí hậu lai, truyền đăng tục diệm, kế vãng khai lai. Hòa thượng là vị Tăng đầu tiên khai thông mở lối đặt nền tảng vững chắc cho Phật giáo Bắc tông tại Trà Vinh phát triển sau này. Cuộc đời hành đạo của Hòa thượng an bần thủ đạo, theo phương châm y phương minh cứu thế, thương dân như con đỏ, yêu quê hương đất nước, nuôi dưỡng che chở cho cách mạng thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Đến nửa đầu thế kỷ XX, một cao đồ của Hòa thượng Thiện Trí là Hòa thượng Huệ Quang đã tiếp nối công hạnh của người thầy khả kính, với tinh thần nhập thế và yêu nước mãnh liệt. Năm 1931, Ngài với HT. Khánh Hòa, sư Thiện Chiếu cùng các cao Tăng khác hiệp sức với chư vị cư sĩ thành lập HNKNCPH, trụ sở đặt tại chùa Linh Sơn, Sài Gòn, xuất bản tạp chí Từ Bi Âm. Năm 1933, Ngài cùng HT. Khánh Hòa, HT. Chánh Tâm, HT. Tâm Quang, HT. Diệu Pháp,...về Trà Vinh lập LĐPHX là Phật học đường lưu động, mỗi nơi ba tháng chùa tự lo ăn uống.

Tháng 08 năm 1934, HLXPH được thành lập Ngài được đề cử làm tổng lý kiêm giảng sư của hội. Tháng 07 năm 1935, nguyệt san của Hội là tạp chí Duy Tâm được xuất bản Ngài được cử giữ chức chủ nhiệm. Năm 1945, chiến tranh xảy ra, HLXPH phải đóng cửa, đại chúng ly tán, quân đội Pháp chiếm đóng cơ

sở, Ngài trở về chùa Long Sơn tĩnh tu. Sau 1945, Phật giáo Trà Vinh cùng nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. Thời gian này, hội Phật giáo Cứu quốc Nam bộ ra đời do HT. Thích Minh Nguyệt làm Hội trưởng, văn phòng đặt tại chùa Thiền Kim (chùa Ô Môi), Đồng Tháp Mười [56, 13].

Tại Trà Vinh, hội Phật giáo Cứu quốc liên tỉnh Trà Vinh - Sóc Trăng ra đời do HT. Huệ Quang làm Hội trưởng, văn phòng đặt tại chùa Long Hòa, huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh và chùa Hiệp Châu, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Sau đó tỉnh Vĩnh-Trà ra đời, chi hội Phật giáo Cứu quốc tỉnh Vĩnh-Trà được thành lập do HT. Hoàn Tâm làm Hội trưởng, HT. Hoàn Thông làm Phó hội trưởng, thầy Phước Hội làm thơ ký, các thành viên gồm: HT. Hoàn Tuyên, HT. Hoàn Không, HT. Hoàn Phú, HT. Huệ Tịnh,...văn phòng đặt tại chùa Hội Thắng, Trà Điêu, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh [56 13].

Ngày 08 tháng 03 năm 1953, Ngài được GHTGNV suy tôn lên ngôi pháp chủ. Năm 1954, Ngài tham gia và tích cực vận động Tăng ni, Phật Tử cả nước tham gia phong trào đấu tranh đòi hòa bình và thống nhất đất nước, vì thế Ngài bị câu lưu tại bót Catinat Sài Gòn, sau đó đưa về quản thúc tại chùa Phật Quang, Chợ Lớn. Năm 1956, Đại hội Phật giáo lần thứ II tại Sài Gòn, Ngài được suy cử Phó hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng Huệ Quang là một trong những vị tiên phong trong phong trào chấn hưng Phật giáo miền Nam Việt Nam. Ngài là cộng sự đắc lực sát cánh với HT. Khánh Hòa trong mọi công tác Phật sự, từ hội Lục Hòa đến HNKNCPH ở Sài thành, từ LĐPHX đến HLXPH. Ngoài việc chăm lo công tác Phật sự Ngài còn tham gia bảo vệ tổ quốc, thực hiện tinh thần hộ quốc an dân của Phật giáo Việt Nam. Với Phật giáo Trà Vinh Ngài là một vì sao sáng lấp lánh giữa các vì sao. Cuộc đời và sự nghiệp của một vị cao Tăng thạc đức đã cống hiến đến phút cuối cùng cho cuộc chấn hưng Phật giáo nước nhà, mãi mãi các thế hệ Tăng ni và Phật tử Việt Nam ghi tạc công hạnh Ngài [05, 52]. Sau Hòa thượng Huệ Quang có hai vị Hòa

thượng tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ là Hòa thượng Thích Thái Không và Thích Hoàn Không.

Hòa thượng Thích Thái Không thế danh Hoàng Phi Long, pháp danh Phổ Chấn, hiệu Thái Không, sinh năm 1902 tại xã An Nhơn, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Thân sinh là cụ ông Hoàng Đăng Khoa, thân mẫu là cụ bà Khổng Thị Mai. Năm 1917, xuất gia tại chùa làng, sau đó y chỉ và học đạo với Tổ Khánh Hòa. Ngài rất giỏi Hán học và tân thư, thích tìm hiểu các tư tưởng cách tân của các nhà cách mạng như: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn Ái Quốc,...ảnh hưởng đậm nét tư tưởng Thái Hư Đại Sư. Hòa thượng hợp tác với HNKNCPH, công tác lãnh vực phóng viên cho tờ Từ Bi Âm. Sau khi HT. Khánh Hòa, HT. Huệ Quang,...thành lập HLXPH xuất bản tạp chí Duy Tâm, Hòa thượng theo thầy về HLXPH viết cho Duy Tâm. Năm 1944, Hòa thượng trở về chùa Tuyên Linh hoạt động cách mạng bị Pháp bắt đánh đập và tù đày, được HT. Khánh Hòa lãnh ra, sau đó bị Pháp quản thúc tại chùa Viên Giác, Bến Tre. Năm 1945, Hòa thượng ra chiến khu tham gia kháng chiến được bầu làm trưởng Ban chấp hành Phật giáo Cứu quốc tỉnh Bến Tre và thành viên Mặt trận Việt Minh tại quận Giồng Miểu. Năm 1947 – 1949, được giao nhiệm vụ trưởng Ban chia cơm sẻ áo cho Vệ quốc đoàn tỉnh Bến Tre. Năm 1950, Hòa thượng được kết nạp vào Đảng thành Đảng viên Đảng Cộng sản Đông dương. Năm 1960, phong trào Đồng khởi nổi lên mạnh mẽ, Tỉnh ủy Bến Tre cử Hòa thượng làm Ủy viên Mặt Trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tỉnh Bến Tre, kiêm chủ tịch Mặt trận Giải phóng huyện Thạnh Phú.

Năm 1970, Hòa thượng về Trà Vinh trụ trì chùa Long Phước (trụ sở HLXPH cũ), làm trưởng Ban Giáo dục Tăng ni, kiêm giám luật Ban đại diện GHPGVNTN tỉnh Vĩnh Bình, vẫn hoạt động cách mạng cho đến ngày đất nước độc lập. Năm 1982, được suy tôn làm Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương GHPGVN nhiệm kỳ I. HT. Thích Thái Không là mẫu tu sĩ yêu nước thương dân, tinh thần từ bi của đức Phật được Ngài cụ thể hóa bằng hành động tham gia cách

mạng bảo vệ tổ quốc và dân tộc [05, 651]. Bên cạnh HT. Thích Thái Không có HT. Thích Hoàn Khôngcũng là bậc xuất trần thượng sĩ.

Hòa thượng Thích Hoàn Không thế danh Phạm Tùng Minh, sinh năm 1900 tại quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho (nay là tỉnh Tiền Giang), thân phụ là cụ ông Phạm Văn Lê, thân mẫu là bà Nguyễn Thị Nga. Ngài 20 tuổi vào chùa Sắc Tứ Linh Thứu xin xuất gia với HT. Thích Thiện Huệ.

Năm Kỷ Tỵ (1929), HT. Khánh Hòa khởi xướng phong trào chấn hưng Phật giáo Miền Nam, tạp chí Pháp Âm đặt tại chùa Sắc Tứ Linh Thứu. Báo Dân Cày của tỉnh ủy Mỹ Tho cũng đặt tại đây, cơ duyên thuận lợi này đã đưa Ngài đến với cách mạng, Ngài viết cho tờ Dân Cày (bút hiệu là Thủ tọa Điển). Năm 1930, cơ sở bị Mật thám Pháp phát hiện, Ngài phải trốn sang Bến Tre. Năm 1934, quý Hòa thượng thành lập HLXPH tại Trà Vinh, Ngài về đây nương chư Tổ tu học một thời gian, sau đó quý Hòa thượng cử Ngài về trụ trì chùa Long Hội, xã Huyền Hội, huyện Càng Long. Thời gian trụ trì ở đây Ngài âm thầm tham gia cách mạng tiếp tế lương thực, thuốc men,... bị địch phát hiện, Ngài rời chùa ra tham gia kháng chiến và được bầu làm chủ tịch liên xã Tân An – Huyền Hội, huyện Càng Long. Sau hiệp định Genève (1954), Ngài trở về xã Tân An, làm công tác từ thiện giúp đỡ người nghèo và trở lại cửa thiền như bản nguyện ban đầu.

Năm Quý Mão (1963), Ngài được HT. Đạt Đức trụ trì chùa Phước Thanh, huyện Cầu Ngang, mời về trợ giúp Phật sự. Cuối năm 1963, Ngài được Phật tử thỉnh về trụ trì chùa Phật Bửu, xã Huyền Hội, huyện Càng Long. Sau đó Ngài được Giáo hội mời về chùa Phước Hòa thị xã Trà Vinh trợ giúp điều hành Phật học viện Phước Hòa. Ngài từng làm thiền chủ các trường hạ tại chùa Phước Thanh, chùa Phật Tâm, chùa Phổ Quang,...

Năm 1975, Ngài được HT. Hoàn Thông chánh đại diện GHPGVNTN tỉnh Vĩnh Bình mời về trụ trì chùa Long Khánh và được cử làm chánh đại diện thay Ngài Hoàn Thông. Năm 76 tuổi Ngài đạp xe đạp lên tới Sài Gòn dự Đại hội Phật

giáo tại chùa Ấn Quang. Năm 1997, Hòa thượng viên tịch, thọ 98 tuổi [05, 727] . Hòa thượng Thích Hoàn Không đã dành hơn hai phần ba cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc. Mặc dù cuộc đời có lúc thăng trầm nhưng tâm Bồ đề của Ngài vẫn luôn kiên cố, giữ vững bản nguyện thực hiện chí nguyện xuất gia của bậc xuất trần thượng sĩ. Ngài là bậc thông Nho học, có biệt tài biện luận và làm thơ, giỏi võ thuật, sức khỏe cường tráng, ngoài 70 tuổi thường xuyên di chuyển bằng xe đạp.

Ban trị sự Phật giáo Trà Vinh hiện nay là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Trà Vinh, sát cánh cùng Mặt trận thực hiện hoàn thành các chính sách của Đảng và Nhà nước giao phó. Thực hiện tốt an sinh xã hội như xây cầu nông thôn, xây nhà tình thương, khoan giếng cấp nước sạch, cấp học bổng cho học sinh, từ thiện xã hội, cứu trợ thiên tai,…kết hợp với đoàn thanh niên tổ chức những khóa sinh hoạt mùa hè cho các thanh thiếu niên Phật tử.

2.2.3. Đặc điểm phát tâm của đồng bào Phật tử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHẬT GIÁO bắc TÔNG tại TRÀ VINH HIỆN NAY (Trang 40 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)