Các khuyến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHẬT GIÁO bắc TÔNG tại TRÀ VINH HIỆN NAY (Trang 79 - 134)

Để Phật giáo Bắc tông tại Trà Vinh hoạt động mọi mặt được hài hòa ổn định và phát triển cần phải có các yếu tố sau:

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Trà Vinh giữ vai trò quyết định sự phát triển hay suy thoái của Giáo hội, Tăng đoàn trong tỉnh. Yếu tố con người hay yếu tố chủ quan sẽ quyết định sự thành bại. Vì thế, chư tôn đức giáo phẩm lãnh đạo Giáo hội cần phải có năng lực và trình độ tương đối, thấp nhất phải cử nhân.

Phải có tầm nhìn chiến lược để tận dụng nguồn lực trí thức và nguồn lực tài chính cùng đóng góp cho sự nghiệp chung của Giáo hội và Tăng đoàn.

Chư tôn đức lãnh đạo Giáo hội phải gương mẫu trong đạo đức lối sống cũng như tu tập chuyển hóa nội tâm, phải nhiếp hóa hội chúng bằng tâm đức và thân giáo. Từ đó, tạo sự nể phục, sẽ làm nền tảng cho sự thống nhất ý chí và hành động.

Người lãnh đạo phải hy sinh lợi ích cá nhân, triệt tiêu lợi ích nhóm, phải công khai và minh bạch trong mọi hoạt động của Giáo hội. Mọi hoạt động phải hướng đến lợi ích chung của Giáo hội và Tăng đoàn.

Tạo mọi điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ các tự viện và Tăng ni sinh hoạt và tu tập đúng chánh pháp, cũng như mọi hoạt động phù hợp với hiến chương Giáo hội, nội quy Ban tăng sự và pháp luật hiện hành.

Mỗi Tăng ni đều là thành viên của Tăng đoàn, phải luôn nhận thức rõ vai trò của người xuất gia, luôn nỗ lực tinh tấn tu tập chuyển hóa tự thân, trải nghiệm giải thoát cho chính mình. Đồng thời cũng là một sứ giả Như Lai, đem giáo pháp đức Phật truyền thừa hậu lai và truyền bá cho chúng sanh được thấm nhuần giáo pháp của Ngài, đúng với tinh thần tự giác, giác tha mà các thế hệ tiền bối đã thực hiện.

Các cơ quan ban ngành lãnh đạo tôn giáo về mặt nhà nước, phải luôn tạo điều kiện thuận lợi cho Giáo hội cũng như các tự viện hoạt động tự do trong khuôn khổ của hiến pháp và pháp luật hiện hành. Nhằm tạo sự ổn định phát triển Giáo hội, góp phần ổn định và phát triển xã hội.

Tiểu kết chương 3

Biến đổi là quy luật vận động của tự nhiên và xã hội, vạn vật và hiện tượng đều chịu sự biến đổi theo thời gian, các tôn giáo cũng không ngoài định luật ấy. Đạo Phật được đức Thích Ca Mâu Ni khai sáng tại Ấn Độ cách đây hơn 2.500 năm, và du nhập đến Việt Nam hơn 2.000 năm lịch sử, trải qua nhiều cuộc thịnh suy cùng với dân tộc. Phật giáo Việt Nam đã đạt đến cực thịnh vào thời đại Lý - Trần và cực suy vào thời kỳ Pháp thuộc.

Hiện nay, đất nước đang trong quá trình hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Phật giáo Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ của xã hội hiện đại và đang trong quá trình biến đổi để ổn định và phát triển theo xu thế của thời đại.

Bối cảnh xã hội hiện đại và công nghiệp 4.0 đã tác động trực tiếp đến Phật giáo Việt Nam nói chung Trà Vinh nói riêng, từ đó Phật giáo phải biến đổi để phù hợp xã hội. Đó là tinh thần tùy duyên nhưng bất biến mà đức Phật đã dạy, sự biến đổi thể hiện ở phương pháp và cách thức hành đạo.

Xã hội hiện đại đem lại cho con người nâng cao hơn về tri thức và khả năng nhận thức. Từ đó, Tăng ni cũng được đào tạo bài bản hơn, trình độ và tri thức được nâng cao hơn, nắm bắt được công nghệ hiện đại làm phương tiện trong hành đạo cũng như truyền giáo.

Do xã hội ngày càng hiện đại hơn, nên Phật giáo có sự biến đổi theo các xu thế như; thế tục hóa nhằm giảm màu sắc thần quyền, hiện đại hóa nhằm phù hợp với xã hội và nhập thế ngày càng sâu rộng hơn nhằm mang lại lợi ích nhiều người.

Các biểu hiện biến đổi như các tự viện được xây dựng mới quy mô hơn trước đây. Tăng ni có trình độ học vấn cao hơn, nắm bắt và sử dụng công nghệ hiện đại trong các hoạt động xã hội và hoằng pháp. Để Tăng đoàn ổn định và phát triển thì mỗi thành viên cần phải có đạo đức lối sống, phải đoàn kết hòa hợp và phải có tri thức của thời đại. Để ổn định và phát triển, thì ban trị sự tỉnh với vai trò chủ đạo dẫn dắt định hướng, nên cần phát huy mạnh mẽ hơn nữa trong

mọi công tác Phật sự. Chư tăng là thành viên, nên mỗi vị phải trang bị cho mình tư cách đạo đức, rèn luyện tu tập, cuộc sống đạo hạnh gương mẫu. Bên cạnh đó, cần học tập trao dồi tri thức Phật học cả thế học, nắm bắt công nghệ của thời đại phục vụ công tác Phật sự cũng như hoằng pháp. Cần phát huy vai trò hoằng pháp và thiện nguyện mạnh mẽ hơn nữa, mỗi vị tăng đều là hoằng pháp viên, đem lời của đức Phật dạy đến với mọi tầng lớp nhân dân, nhằm an sinh về mặt tinh thần, phát huy vai trò thiện nguyện nhằm góp phần an sinh về vật chất. Kêu gọi và khuyến khích những Phật tử và nhà hảo tâm có điều kiện, phát tâm đóng góp tài chánh và công sức cho công tác Phật sự và thiện nguyện, góp phần xây dựng tốt đạo đẹp đời, xã hội phát triển văn minh.

KẾT LUẬN

Trà Vinh là tỉnh duyên hải Tây Nam bộ, nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, kinh tế chủ yếu là nông nghiệp và nuôi trồng thủy hải sản. Hiện nay, nguồn thu của tỉnh chủ yếu nhờ sự hoạt động của nhà máy nhiệt điện Duyên Hải.

Trà Vinh là nơi cộng cư phần lớn của ba tộc người là Kinh - Hoa - Khmer. Vào thế kỷ XVII, XVIII, với chủ trương Nam tiến của các chúa Nguyễn. Trà Vinh lúc bấy giờ là vùng đất xa xôi hẻo lánh, do đặc thù của địa lý, nên quá trình di dân và tiếp thu của các chúa Nguyễn diễn ra rất chậm so với các tỉnh trong vùng. Vì thế sự chính thức xuất hiện của Phật giáo Bắc tông tại Trà Vinh cũng rất muộn, quá trình du nhập được ghi nhận vào khoảng đầu thế kỷ XIX triều đại vua Gia Long.

Đề tài “Phật giáo Bắc tông tại Trà Vinh hiện này” đã chỉ ra những đóng góp nổi bật của Phật giáo Bắc tông Trà Vinh cho Phật giáo tỉnh nhà; những đặc điểm, vai trò, những biến đổi, và những giải pháp chủ yếu để Phật giáo Bắc tông tại Trà Vinh ổn định và phát triển trong xã hội hiện đại.

Phật giáo Bắc tông Trà Vinh đóng góp nhiều cho nước nhà là giai đoạn chấn hưng Phật giáo năm 1930 – 1945, với sự ra đời của Hội Lưỡng Xuyên Phật học, tạp chí Duy Tâm và học đường Lưỡng Xuyên. Thành công nhất chính là giáo dục, đã đào tạo thế hệ kế thừa lãnh đạo Phật giáo miền Nam thời kỳ tiếp theo. Nối tiếp học đường Lưỡng Xuyên có Phật học viện Phước Hòa sau đó là học viện Khánh Hòa đã đào tạo nhiều thế hệ tăng tài lãnh đạo Giáo hội tỉnh nhà.

Hiện nay, Trà Vinh là mảnh đất có sự hoạt động của chín tôn giáo, trong đó Phật giáo chiếm hơn 50% tín đồ. Trong quá trình truyền giáo không xảy ra xung đột giữa các tôn giáo. Giáo hội Phật giáo tỉnh Trà Vinh là ngôi nhà chung của các hệ phái Phật giáo như: Nam tông Khmer chiếm đa số, kế là Bắc tông, Khất Sĩ Việt Nam và Nam tông Việt Nam.

Ban trị sự GHPGVN tỉnh Trà Vinh được thành lập năm 1993, là nơi sinh hoạt chung của các truyền thống Phật giáo. Cơ cấu của Giáo hội tỉnh theo hệ thống cơ cấu của Trung ương Giáo hội, có 11 ban ngành trực thuộc, không có ban Phật giáo quốc tế, có 7 ban trị sự huyện và 1 ban trị sự thành phố.

Nối tiếp truyền thống giáo dục đào tạo Tăng ni trẻ có trình độ, Phật giáo Trà Vinh đã mở trường Trung cấp Phật học và gởi các học tăng đi các nơi học tiếp những chương trình cao hơn như: Cao đẳng, Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Hoạt động của Phật giáo Bắc tông tại Trà Vinh dựa trên tinh thần đoàn kết hòa hợp giữa các hệ phái Phật giáo và các tôn giáo bạn. Tinh thần nhập thế yêu nước cũng được thể hiện qua hai thời kỳ chống Pháp và Mỹ.

Thành tựu nổi bật của Phật giáo Bắc tông tại Trà Vinh hiện nay là công tác an sinh và từ thiện xã hội. Tăng ni vận động tài chánh cho an sinh và từ thiện hàng năm hơn 50 tỷ đồng, bao gồm bảo trợ xã hội, cứu trợ thiên tai, khám chữa bệnh phát thuốc miễn phí…

Trong bối cảnh xã hội hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, tiến đến cách mạng công nghiệp lần thứ 5, đã tác động mạnh mẽ đến Phật giáo Việt Nam nói chung Trà Vinh nói riêng. Vì vậy, Giáo hội cũng như Tăng ni đã có sự biến đổi thích ứng với thời đại trong sinh hoạt cũng như các hoạt động và công tác hoằng pháp. Sự biến đổi thể hiện trên phương pháp hành đạo cũng như truyền giáo, về tinh thần tu tập, từ bi, giác ngộ, giải thoát… mãi là chân lý, không bị biến đổi theo không gian và thời gian.

Tóm lại, luận văn với đề tài Phật giáo Bắc tông tại Trà Vinh hiện nay, đã kế thừa các tác phẩm trước có liên quan và phát triển thêm về một số vấn đề như: Đặc điểm, vai trò và sự biến đổi của Phật giáo Bắc tông, các giải pháp và khuyến nghị để ổn định phát triển Phật giáo tỉnh nhà. Bên cạnh những thành tựu nhất định, Phật giáo tại Trà Vinh còn tồn tại nhiều khó khăn bất cập về

chủ quan cũng như khách quan. Luận văn đã có những đóng góp cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu, đồng thời đề tài này cũng có thể được nâng lên để nghiên cứu sâu hơn, góp phần vào sự phát triển của Phật giáo Trà Vinh nói riêng, Phật giáo Việt Nam nói chung.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (2003), Lịch sử Việt Nam (từ nguồn gốc đến cuối thế kỷ XIX), Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

2. Khánh Anh (1952), Khánh Anh Văn Sao, Phần Kỷ niệm, Nhà in Thạnh Mậu, Gia Định.

3. Thích Thiên Ân (1956), Phật giáo Việt Nam xưa và nay, Nxb.Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

4. Thích Đồng Bổn – Nguyễn Quốc Tuấn (2015), Phật Giáo Thời Nguyễn, Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội.

5. Thích Đồng Bổn (chủ biên) (1995), Tiểu sử Danh Tăng Việt Nam thế kỷ XX, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, ấn hành.

6. Ban Quản Trị Chùa Xá Lợi (2001), Lịch sử Hội Phật học Nam Việt, lưu hành nội bộ.

7. Ban Từ Thiện Xã Hội Trung ương (2019), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2019, trang thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đăng 28/12/2019.

8. Ban Giáo dục Phật giáo Trung ương (2019), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2019, trang thông tin truyền thông Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đăng 27/12/2019.

9. Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam Tỉnh Trà Vinh (2020), Báo cáo tổng kết công tác Phật sự năm 2020, văn bản báo cáo hội nghị tổng kết cuối năm tại chùa Lưỡng Xuyên số 2, Lê Lợi, phường 1, Tp. Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, ngày 31/12/2020.

10.Lê Cung (1996), Phật giáo Việt Nam với cộng đồng dân tộc, Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, ấn hành.

11.Lê Cung (2008), Phong trào Phật giáo Miền Nam Việt Nam năm1963, Nxb Thuận Hóa, Huế.

12.Cao Xuân Dục (2012), Đại Nam Nhất Thống Chí, Nxb Lao Động, TP. Hồ Chí Minh.

13.Nguyễn Ngọc Dung (2020), Phật giáo Việt Nam với an sinh xã hội Giáo lý và thực tiễn, tạp chí Khoa học Xã hội, Đại học Thủ Dầu Một, số 2(45). 14.Nguyễn Đình Dương (1951 – 1953), Tin tức Phật giáo, Nhà in Đuốc Tuệ. 15.Trần Dũng, Đặng Tấn Đức (2012), Diện mạo văn hóa tín ngưỡng và lễ hội

dân gian Trà Vinh, Nxb, Văn hóa Thông tin, Hà Nội.

16.Nguyễn Hiền Đức (1995), Lịch sử Phật giáo Đàng Trong, Nxb. Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh.

17.Trịnh Hoài Đức (2005), Gia định thành thông chí, Lý Việt Dũng dịch, Nxb. Tổng hợp Đồng Nai.

18.Kinh Đại Bổn (1991), Trường bộ tập 1, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, ấn hành.

19.Nguyễn Đại Đồng - Phd Nguyễn Thị Minh (2007), Phong trào chấn hưng Phật giáo (tài liệu báo chí Việt Nam từ năm 1927 – 1938), Nxb. Tôn Giáo, Hà Nội.

20.Trí Không (2009), Tổ Đình Ấn Quang và Lịch sử phát đạt của Phật giáo Việt Nam từ 1950 trở đi, lưu hành nội bộ.

21.Trí Không (2012), Lược sử Phật giáo Vĩnh Long, Nxb. Tổng hợp, TP. Hồ Chí Minh.

22.Phan Khoang (1967), Việt sử Xứ Đàng Trong, nhà sách Khai Trí ấn hành. 23.Thích Trí Hải (2004), Hồi ký thành lập Hội Phật giáo Việt Nam, Nxb. Tôn

giáo, Hà Nội.

24.Thích Từ Hạnh (2012), Phật giáo Việt Nam trên chặng đường 10 năm từ 1975 – 1985, chùa Hòa Khánh, ấn hành.

25.Thích Thiện Hoa (1968), Tháp Đa Bảo, lưu hành nội bộ

26.Lê Khánh Hòa, (1929), Tự trần (tr 17), Tạp chí Pháp Âm, số 1, nhà in Thạnh Thị Mậu.

27.Thích Thiện Hoa (1970), Năm mươi năm chấn hưng Phật giáo, Viện Hóa Đạo, ấn hành.

28.Hội Nam Kỳ Nghiên cứu Phật học (1932), Tạp chí Từ Bi Âm, số 01, 45, Hội Nam kỳ nghiên cứu Phật học, ấn hành.

29. Hội Lưỡng Xuyên Phật học (1935), Tạp chí Duy tâm Phật học, số 01, 02, 18, Hội Lưỡng Xuyên Phật học, ấn hành.

30. Hiến chương Giáo hội Phật giáo Việt Nam (2018), sửa đổi lần thứ 6, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

31.Phạm Bích Hợp (2007), Người Nam bộ và tôn giáo bản địa, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

32.Thích Đồng Huệ - Thích Minh Thanh (1993), Lịch sử Chùa Long Khánh, lưu hành nội bộ.

33.Nguyễn Tạo dịch (1973), Lục Tỉnh Nam Việt, Nhà Văn hóa Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc trách văn hóa, ấn hành.

34.Minh Tuấn – Chánh Trí (1958), Lược sử Phật giáo Việt Nam, Hội Phật học Nam Việt, ấn hành.

35.Thích Minh Tuệ (1993), Lược sử Phật giáo Việt Nam, Thành Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, ấn hành.

36.Thích Nhật Từ - Thích Đức Thiện (đồng chủ biên) (2019), Phật giáo và cáchmạng công nghiệp 4.0, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội.

37.Nguyễn Quốc Tuyển (1965), Công cuộc tranh đấu thắng lợi dưới chế độ Ngô Đình Diệm, lưu hành nội bộ.

38.Tăng Nhất A Hàm (2005), tập 2, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

39.Trung A Hàm, (1992), tập 3, Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam, ấn hành. 40.Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân Dân Tỉnh Trà Vinh (1999), Lịch sử tỉnh Trà Vinh,

Ban tư tưởng tỉnh ủy Trà Vinh, ấn hành.

42.Vân Thanh (1964), Lược khảo Phật giáo sử Việt Nam, Phật học viện, ấn hành.

43.Thích Minh Thông (2003), Theo dấu chân xưa, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 44.Nguyễn Thanh (1964), Sự thật cuộc đấu tranh Phật giáo, Hoa Đạo, ấn

hành.

45.Nguyễn Cao Thanh (2008), Khái lược Phật giáo Việt Nam, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội.

46.Trần Ngọc Thêm (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 47.Tân Thanh – Nguyễn Đại Đồng (2012), Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên

đến 1981, Nxb. Văn học, TP. Hồ Chí Minh.

48.Nguyễn Lang (2010), Việt Nam Phật giáo sử luận, Nxb. Văn học, TP. Hồ Chí Minh.

49.Thích Duy Lực dịch (2011) Pháp Bảo Đàn Kinh, Nxb. Tôn giáo, Hà Nội. 50.Leopold (2010), Đỗ Trịnh Huệ dịch Văn hóa tín ngưỡng và thực hành văn

hóa Người Việt, Nxb. Thuận Hóa, Huế.

51.Trần Hồng Liên (chủ biên) (2016), Phật giáo ở Bình Dương - Hiện trạng lịch sử, Nxb. Phương Đông, TP. Hồ Chí Minh.

52.Trần Hồng Liên (2019), Góp phần tìm hiểu Phật giáo Nam bộ, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội.

53.Sơn Nam (1994), Lịch sử khẩn hoang Nam bộ, Nxb. Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh.

54.Sơn Nam (2014), Đình Miễu lễ hội dân gian Miền Nam, Nxb. Trẻ, TP. Hồ Chí Minh.

55.Thích Đức Nghiệp (1995), Đạo Phật Việt Nam, Thành Hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí Minh, ấn hành.

56.Thích Thiện Nhơn (2016) Tiểu phẩm Phật giáo Trà Vinh, lưu hành nội bộ. 57.Chu Đạt Quan (2011), Chân Lạp Phong Thổ Ký Hà Văn Tấn dịch, Nxb. Thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHẬT GIÁO bắc TÔNG tại TRÀ VINH HIỆN NAY (Trang 79 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)