Vai trò của Phật giáo Bắc tông tại Trà Vinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHẬT GIÁO bắc TÔNG tại TRÀ VINH HIỆN NAY (Trang 49 - 59)

Vai trò là tác dụng hay chức năng, vai trò của Phật giáo Bắc tông là chức năng của Giáo hội đối với Tăng đoàn và xã hội được thể hiện qua các điểm sau:

2.3.1. Vai trò đào tạo và cố kết Tăng đoàn

Tăng ni được đào tạo trên hai phương diện là đạo đức và tri thức. Khi đức Phật còn tại thế đã xây dựng lối sống đạo đức cho Tăng đoàn, bằng việc thiết lập hệ thống giới luật, là những điều răng cấm các đệ tử không được làm. Những người nhỏ tuổi mới xuất gia thì thọ giữ giới Sa di, qua giai đoạn Sa di thì thọ giới Tỳ kheo, nữ giới thì có Sa di ni, Thức xoa ma na, Tỳ kheo ni. Hệ thống giới luật này, đã tạo nên đời sống đạo đức và phạm hạnh của giới tu sĩ Phật giáo trong mọi thời đại. Khi quy định bất cứ điều giới nào cho hàng đệ tử Ngài cũng nhắm vào ba yếu tố chính sau:

- “Trở ngăn thánh đạo

- Sự cơ hiềm của người thế tục

Ba yếu tố trên cho thấy, đức Phật đã xây dựng Tăng đoàn dựa trên đạo đức lối sống. Ngày nay, tầm quan trọng của nó vẫn không thay đổi, giới luật là mạng mạch của Phật pháp, giới luật còn là Phật pháp còn. Tri thức thời đức Phật chính là những lời giảng của Ngài về triết lý sống, là những phương pháp tu tập, chế ngự và đoạn trừ tham, sân, si,…mục đích cho các đệ tử đạt đến đời sống thánh thiện về tư duy cũng như hành động.

Ngày nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đào tạo Tăng đoàn dựa trên hai tiêu chí đạo đức và tri thức, xây dựng hệ thống các trường đào tạo Tăng ni từ Trung ương đến địa phương, từ thấp đến cao, từ Sơ cấp Phật học đến Trung cấp, Cao đẳng, Cử nhân và Sau đại học. Chương trình đào tạo chính là chuyên ngành Phật học, bên cạnh đó có các kiến thức tổng hợp về khoa học xã hội và ngôn ngữ học,…

Phật giáo Trà Vinh đã tạo nên truyền thống đào tạo Tăng tài từ thời kỳ Phật giáo chấn hưng, năm 1935 Phật học đường Lưỡng Xuyên của Hội Lưỡng Xuyên đã được khai giảng khóa đầu tiên, “ngày 15 tháng 08 năm Ất Hợi (1935), là ngày khai trường “Thích học đường” của hội, số sĩ tử vào đơn xin dự thí đặng hai mươi trò, đến ngày 10 tháng 08 An Nam thì đã câu hội đủ nơi trường tại hội quán. Ngày 12 dẫn các sĩ tử đến phòng lương y cho quan thầy khám nghiệm, chấm được 8 trò không bệnh hoạn và đủ sự mạnh mẽ. Ngày 13 Ban giáo dục mở cuộc khảo thí, HT. Khánh Hòa làm giám khảo. HT. Huệ Quang phó giám khảo. HT. An Lạc cố vấn. HT. Bảo Lâm, HT. Viên Giác làm giám thị. HT. Khánh Anh, HT. Pháp Hải làm giám trường. Ngày 14 Ban giám hiệu chính thức làm lễ khai trường, HT. Khánh Anh đọc diễn văn khai mạc, Sa Di Hiển Chơn thay mặt học tăng đọc lời phát nguyện” [29, số 02, tr85]. “Năm 1936, lớp học cho ni giới được khai giảng tại HLXPH chư ni học gồm có 9 vị theo học như: SC. Huệ Chơn, SC. Kim Viên, SC. Diệu Ninh, SC. Diệu Tâm, SC. Diệu Kim, SC. Diệu Minh, SC. Diệu Trước, SC. Diệu Tánh, SC. Huệ Hoa” [29, số 18, tr344].

Tre. Quý chư ni lỗi lạc đã khai mở ni giới sau này như: NT. Diệu Kim, NT. Diệu Ninh, NT. Diệu Tánh. Năm 1936, Ban giám hiệu HLXPH gởi 3 học tăng ra Huế học nâng cao về Phật học như: Ngài Thiện Hòa, Ngài Hiển Thụy, Ngài Hiển Không. Năm 1937, gởi tiếp quý Ngài Thiện Hoa, Ngài Bửu Ngọc, Ngài Chí Thiện, Ngài Chí Quang [21, 104-105]. Học đường Lưỡng Xuyên được xem là cái nôi đào tạo Tăng ni và một trong những trường Phật học đầu tiên của Việt Nam thời kỳ chấn hưng Phật giáo.

Tiếp nối truyền thống đó, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Trà Vinh đã mở trường Trung cấp Phật học đến nay được sáu khóa, đào tạo hơn hai trăm Tăng ni trong và ngoài tỉnh theo học.

Hằng năm Giáo hội đều tổ chức an cư kiết hạ ba tháng mùa mưa theo truyền thống luật Phật, chư Tăng ni trong tỉnh vân tập về trụ sở tỉnh hội để bố tát nửa tháng một lần. Cũng trong dịp này, chư Tăng ni được gặp gỡ chia sẻ nhiều lĩnh vực trong cuộc sống, tạo sự cố kết và gắn chặt hơn với nhau.

2.3.2. Vai trò giáo dục đạo đức xã hội

Giáo dục đạo đức xã hội là vai trò trọng yếu của Phật giáo đối với xã hội, đó là cách ứng xử với nhau trong cuộc sống, là trách nhiệm và bổn phận giữa các mối quan hệ trong xã hội. Đạo đức này được đức Phật dạy cho các đệ tử cư sĩ qua bài kinh Thiện Sanh (kinh Trung A Hàm) các bổn phận sau; bổn phận của chồng đối với vợ và vợ đối với chồng, bổn phận làm con đối với cha mẹ và cha mẹ đối với con, bổn phận thầy với trò và trò với thầy, bổn phận đối với những người thân và dòng họ,… bổn phận người con thờ kính cha mẹ được đức Phật dạy:

Người con phải có năm điều thờ kính, phụng dưỡng cha mẹ. Năm điều đó là gì? Một là tăng thêm của cải. Hai là cán đáng mọi việc. Ba là dâng lên cha mẹ những gì người muốn. Bốn là không tự tác không trái ý. Năm là tất cả vật riêng của mình đều dâng hết cha mẹ. Người con làm năm việc như trên để phụng dưỡng, thờ kính cha mẹ.”[39, 265]

Ngoài bổn phận đối với nhau trong cuộc sống, đức Phật dạy đạo đức căn bản của người Phật tử chính là năm giới pháp, là năm điều mà Phật tử không được làm đó là không giết, không trộm, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu. Những lời dạy này được đức Phật nói trong kinh Người Áo Trắng

như sau; “vị đệ tử áo trắng xa lìa sự giết hại, chấm dứt sự giết hại…xa lìa sự không cho mà lấy, chấm dứt sự không cho mà lấy…xa lìa tà dâm, chấm dứt sự tà dâm…xa lìa nói dối, chấm dứt sự nói dối… xa lìa rượu, chấm dứt sự uống rượu…”[39, 86]. Năm giới này là nhân cách căn bản của con người, giữ gìn năm giới sẽ tạo nên một xã hội hòa bình ổn định, đem đến sự hạnh phúc cho mọi người. Một xã hội không giết hại lẫn nhau, không có sự lấy trộm hay cướp giật, không có sự phá hoại hạnh phúc gia đình của mình và người khác, không có sự lừa dối lẫn nhau, không có sự say rượu, không làm chủ được tự thân làm mất nhân cách và đạo đức,…

Phật giáo Bắc tông Trà Vinh cũng giữ truyền thống giáo dục đạo đức về bổn phận và năm giới pháp cho hàng Phật tử mà đức Phật đã dạy. Tổ chức các khóa tu một ngày cho các Phật tử, ngoài thời khóa tụng kinh, niệm Phật thì có thời giảng pháp, nội dung xoay quanh lối sống đạo đức tự cải thiện bản thân và giúp đỡ những người xung quanh. Tổ chức các khóa sinh hoạt cho thanh thiếu niên Phật tử gọi là khóa tu mùa hè, giáo dục các em về đạo đức bổn phận, trách nhiệm…

2.3.3. Vai trò an sinh và từ thiện xã hội

Khái niệm an sinh xã hội là một khái niệm rộng, theo Nguyễn Ngọc Dung “an sinh xã hội là trạng thái đảm bảo cho cá nhân và cộng đồng xã hội sinh tồn bền vững” [13, 16] . Vai trò an sinh và từ thiện xã hội của Phật giáo là tác dụng của Phật giáo trong vấn đề khắc phục những khiếm khuyết xã hội. Khi đề cập đến an sinh xã hội, đa phần đều chú trọng đến an sinh xã hội về vật chất, những khiếm khuyết về vật chất như nghèo đói, rủi ro về thiên tai lũ lụt, những hoàn cảnh cơ nhỡ…Theo quan điểm của Phật giáo, an sinh và từ thiện xã hội phải

thực hiện trên hai phương diện vật chất và tinh thần. Để sống nhập thế hài hòa với xã hội thì người con Phật phải thực hành pháp Lục hòa, là sáu cách sống hòa nhập cộng đồng, trong đó bao gồm hài hòa về vật chất cả tinh thần.

Hình ảnh vị Bồ Tát nhập thế của Phật giáo Bắc tông phải thể hiện được tinh thần Lục độ, là sáu phương pháp chuyển hóa tự thân và xã hội. Bố thí là pháp đầu tiên trong Lục độ đã thể hiện được tư tưởng an sinh xã hội về vật chất và tinh thần. Tài thí là chia sẻ về vật chất, pháp thí và vô úy thí là sự chia sẻ về mặt tinh thần, giúp xã hội giảm sự bất an và sợ hãi trong cuộc sống. Theo Nguyễn Ngọc Dung thì tư tưởng Trung đạo và đạo đức lối sống của Phật giáo đã thể hiện được tư tưởng an sinh xã hội về mặt tinh thần. Sống Trung đạo là xa lìa các cực đoan một chiều. “Vậy thuyết Trung đạo của Phật giáo mang bản chất an sinh xã hội về tinh thần, nó giải quyết rốt ráo mọi khủng hoảng nội tâm vốn là nguyên nhân mọi bất ổn xã hội”[13, 20], về đạo đức lối sống thì lấy năm giới và Bát chánh đạo làm căn bản. “Rõ ràng đạo đức Phật giáo đặt nền tảng an sinh gốc rễ ngay từ cấp độ cá nhân đến gia đình và xã hội (an sinh tinh thần). Trên thực tế, Phật giáo đã thực hiện nhiều chức năng xã hội, trong đó có chức năng tư tưởng.”[13, 21]

Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam hoạt động nổi bật vẫn là an sinh và từ thiện xã hội. Về mặt an sinh tinh thần Giáo hội có các hoạt động của các ban, ngành như giáo dục Phật giáo, mở các khóa học về giáo lý cho Phật tử. Hoằng pháp là tổ chức các khóa tu ngắn hạn, hướng dẫn các phương pháp tu tập chuyển hóa nội tâm. Nghi lễ là thực hành nghi thức nhạc lễ Phật giáo như chẩn tế, thí thực khoa nghi,…

An sinh và từ thiện xã hội về mặt vật chất của Phật giáo Việt Nam đã góp phần không nhỏ cho xã hội, đồng hành cùng nhà nước tạo ổn định xã hội, đạt được những kết quả nhất định. Các hoạt động của Ban từ thiện xã hội như: Cứu trợ đồng bào bị thiên tai, tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, xây cầu, đào giếng, làm đường nông thôn, dạy nghề miễn phí, khám chữa bệnh

cấp thuốc miễn phí, trại dưỡng lão, nuôi dạy trẻ mồ côi,…Theo báo cáo tổng kết của Ban từ thiện xã hội Trung ương thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam năm 2019, các tỉnh thành trong cả nước đã thực hiện công tác an sinh và từ thiện xã hội với tổng kinh phí 2.031.072.316.500đ (hai nghìn không trăm ba mươi mốt tỷ, không trăm bảy mươi hai triệu, ba trăm mười sáu ngàn, năm trăm đồng).

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Trà Vinh đã đồng hành cùng chính quyền địa phương thực hiện an sinh xã hội, nhằm ổn định và phát triển xã hội. Giáo hội thực hiện an sinh và từ thiện xã hội đạt được những kết quả khả quan với những hoạt động thiết thực, hầu hết các tự viện đều có khóa tu bát quan trai hoặc khóa tu một ngày an lạc, tổ chức các khóa học hè ngắn hạn cho thanh thiếu niên Phật tử,…nhằm tạo an sinh về tinh thần. Các hoạt động an sinh về vật chất như: Xây nhà tình thương, tình nghĩa, xây cầu nông thôn, khoan giếng nước sạch, khám chữa bệnh, trại dưỡng lão, nuôi trẻ mồ côi, cấp học bổng, bếp ăn từ thiện, cứu trợ thiên tai… báo cáo tổng kết công tác từ thiện của Ban từ thiện xã hội Phật giáo tỉnh Trà Vinh năm 2020, với tổng kinh phí thực hiện là 69.673.219.000đ (sáu mươi chín tỷ, sáu trăm bảy mươi ba triệu, hai trăm mười chín nghìn đồng).

2.3.4. Vai trò giữ gìn bản sắc văn hóa và phát triển du lịch tâm linh

Phật giáo du nhập và đồng hành cùng dân tộc trên hai nghìn năm lịch sử, đã góp phần xây dựng, giữ gìn những di sản mang nét đẹp tinh hoa về vật chất và tinh thần cùng dân tộc Việt Nam. Vai trò giữ gìn bản sắc văn hóa của các tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng là đóng góp to lớn cho dân tộc và đất nước. Về khái niệm văn hóa, theo Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội”[46, 10]. Theo tác giả Hoàng Thanh Hằng trong

Bản sắc văn hóa là gì ? Thì cho rằng; bản sắc văn hóa là nét tinh hoa được hình thành trong quá trình lịch sử phát triển của dân tộc đó, được con người tạo ra và

thể hiện những nét riêng của dân tộc và gắn liền với sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia nào đó, một địa phương nào đó.

Từ khi du nhập vào Việt Nam đến nay, Phật giáo đã ăn sâu vào lòng dân tộc, tạo nên bản sắc văn hóa vật chất và tinh thần hay văn hóa vật thể và phi vật thể cho dân tộc. Văn hóa vật thể bao gồm các công trình kiến trúc chùa tháp, điêu khắc tượng và các pháp khí như chuông, trống,…

Thời đại Lý - Trần thành tựu về văn hóa Phật giáo bao gồm kiến trúc độc đáo của các chùa như chùa Phật Tích, chùa Diên Hựu (chùa Một Cột) chùa Phổ Minh, chùa Quỳnh Lâm, chùa Bối Khê,...bên cạnh đó, những thành tựu mà Trung Quốc gọi là An Nam tứ đại khí là bốn pháp khí bao gồm: Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm, đĩnh tháp Báo Thiên, chuông Ngân Thiên (có nơi cho là Quy Điền), vạc Phổ Minh.

Văn hóa phi vật thể là bao gồm các lễ hội, nghi lễ và lối sống đạo đức Phật giáo. Lễ hội có lễ hội chùa Hương, lễ hội Yên Tử, Vu lan Thắng hội,… nghi lễ có nhạc lễ Phật giáo được cử hành trong chẩn tế, các nghi thức cầu an, cầu siêu,…lối sống đạo đức là những giá trị đạo đức cần thực hiện như: Không giết hại mà cần phải thương yêu nhau, không lừa dối mà sống phải trung thực,…

Tại Trà Vinh, Phật giáo đóng vai trò quan trọng trong quá trình giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Các chùa có công với dân tộc và đất nước được công nhận di tích lịch sử văn hóa như: Chùa Giác Linh, Cầu Ngang, chùa Long Thành, Trà Cú,… Hệ thống kiến trúc độc đáo các chùa cổ của dân tộc Khmer có trên ngàn năm lịch sử như chùa Âng, chùa Sambuaramsay, chùa Hang,…

Tại Trà Vinh, ngoài những lễ hội văn hóa dân gian truyền thống, còn có những lễ hội mang tính tôn giáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc như lễ hội Chol Chnam Thmay, Sen Dolta, Ok Om Bok… của người Khmer. Lễ Nguyên tiêu Thắng hội tại chùa Ông Bảo, Đại An. Lễ Vu lan Thắng hội tại chùa Ông Bổn, Cầu Kè. Các lễ hội diễn ra đều có sự tham gia của các dân tộc tại địa phương và du khách ở các địa phương khác về tham dự.

Phát triển du lịch văn hóa tâm linh là loại hình du lịch đã phát triển mạnh trên thế giới, thu hút hàng triệu người tham gia mỗi năm như: Cuộc hành hương về vùng đất Thánh (thánh địa Mecca, của Ả Rập Xê Út) của đạo Islam, hành hương về đất Phật của các tín đồ Phật giáo về các thánh tích tại Ấn Độ, hành hương Tứ đại danh sơn của Trung Quốc gắn liền với văn hóa Phật giáo,…

Tại Việt Nam, phát triển du lịch văn hóa tâm linh thời gian qua đã khẳng định thế mạnh trong ngành du lịch, điển hình như: Lễ hội chùa Hương, lễ hội Yên Tử, lễ hội Đền Hùng, lễ hội Bà Đen, lễ hội Bà Chúa Xứ,…

Tại Trà Vinh các lễ hội văn hóa dân gian đều gắn liền với tâm linh tôn giáo diễn ra quanh năm. Vì vậy, cần phải tổ chức các tour du lịch tâm linh hợp lý theo đặc trưng của từng lễ hội, có sự kết hợp du lịch sinh thái và ẩm thực đặc sản theo từng địa phương. Điển hình như lễ Vu lan Thắng hội tại Cầu Kè, kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) PHẬT GIÁO bắc TÔNG tại TRÀ VINH HIỆN NAY (Trang 49 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)