án nhân dân
Công tác hòa giải, đối thoại tại TA là công tác vô cùng quan trọng cũng như định hướng cho việc giải quyết tranh chấp, tạo điều kiện thuận lợi cũng như hướng dẫn các bên tham gia tranh chấp có thể hòa giải, đối thoại với nhau để tìm ra hướng giải quyết. Vì vậy hòa giải, đối thoại phải tuân thủ các nguyên tắc:
Một là, các bên tự nguyện tham gia hòa giải, đối thoại, tự nguyện thống nhất phương án hoà giải, đối thoại, bình đẳng trong thực hiện quyền và nghĩa vụ;
Hai là, nội dung hòa giải, đối thoại không vi phạm điều cấm của luật, không vi phạm đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ, không xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác;
Ba là, các thông tin liên quan đến việc hòa giải, đối thoại phải được giữ bí mật theo quy định của pháp luật;
Bốn là, phương thức hòa giải, đối thoại được tiến hành linh hoạt, phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm của mỗi vụ việc;
hoạt động hòa giải, đối thoại tại TA;
Sáu là, tiếng nói và chữ viết trong hòa giải, đối thoại là tiếng Việt. Người tham gia hòa giải, đối thoại có thể dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này có thể tự bố trí hoặc yêu cầu hòa giải viên bố trí người phiên dịch cho mình và tự chịu chi phí phiên dịch. Người khuyết tật có thể dùng ngôn ngữ, kí hiệu và có người phiên dịch, chi phí do người đề nghị chi trả.
Theo quy định điều 205 trong BLDS 2015 thì nguyên tắc hòa giải các vụ án dân sự như sau:
Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
Thứ nhất, hòa giải phải tôn trọng sự tự nguyện của các bên, không bắt buộc, áp đặt các bên tranh chấp phải tiến hành hòa giải. Theo quy định tại Điều 205 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015quy định. Như vậy, khi các đương sự đã tự nguyện thỏa thuận tức là các đương sự tự lựa chọn quyết định các vấn đề tranh chấp bằng hòa giải và thương lượng, thỏa thuận với nhau giải quyết các vấn đề của vụ án.
Thứ hai, hòa giải phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật, nội dung thỏa thuận không trái với pháp luật, đạo đức xã hội.
Khi tòa án tiến hành hòa giải để giải quyết vụ án dân sự ngoài yếu tố tự nguyện thỏa thuận của các đương sự thì việc tòa án hòa giải còn phải thỏa
mãn các điều kiện: tuân thủ đúng trình tự, thủ tục hòa giải; phạm vi hòa giải theo pháp luật quy định; nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không được trái pháp luật hoặc đạo đức xã hội
Thứ ba, hòa giải phải tích cực, kiên trì nhằm đạt được kết quả hòa giải. Tích cực để có thể giải quyết được nhanh chóng vụ án, không để việc hòa giải kéo dài vô ích khi không có khả năng hòa giải nhưng lại phải kiên trì giải thích cho đương sự hiểu rõ pháp luật áp dụng giải quyết vụ án và đi sâu giải quyết các mắc mớ trong tâm tư tình cảm của họ.
1.2.5. Hậu quả pháp lý của hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân