Khi phiên hòa giải kết thúc, các đương sự đã tìm ra tiếng nói chung, đã thỏa thuận được với nhau về cách giải quyết vụ án và được thư ký ghi lại trong biên bản tại phiên hòa giải. Tuy nhiên, BLTTDS 2015 quy định phải dành cho các bên đương sự một thời gian cần thiết nữa để họ suy nghĩ, cân nhắc lại tất cả những nội dung mà họ đã thỏa thuận tại phiên hòa giải. Hết thời hạn đó mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến thì TA mới ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Theo quy định của BLTTDS 2015 thì thời hạn để các đương sự suy nghĩ, cân nhắc lại quyết định là 07 ngày làm việc, kể từ ngày lập liên bản hòa giải thành tại phiên hòa giải.Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự thì TA phải gửi quyết định đến các đương sự và VKSND cùng cấp.
Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khi có sự thống nhất về việc giải quyết toàn bộ nội dung vụ án. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 điều 184 BLTTDS 2015 mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với người có mặt và được thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt. Trong trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của các đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và công nhận nếu được đương sự vắng mặt đồng ý bằng văn bản. Theo Điều 188 BLTTDS 2015, hiệu lực của quyết định công nhân sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực ngay khi ban hành, không bị kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm.
Như vậy, quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự khép lại quá trình tố tụng. Tuy nhiên, để đề phòng các sai lầm hay vi phạm pháp luật có thể xảy ra trong quá trình tiến hành hòa giải, điều 188 BLTTDS 2015 quy định đối với quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự vẫn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng có sự nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái với đạo đức xã hội.
2.2. Thực tiễn thi hành pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí