Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 75)

án nhân dân phải giản đơn, thuận lợi bảo đảm tiến hành hòa giải nhanh chóng, hiệu quả

Công tác hòa giải tại TA về quy trình, thủ tục cần phải được đơn giản và rút gọn về thời gian hòa giải, chi phí hòa giải, thành phần hòa giải, cơ cấu tổ chức các phiên hòa giải. Cụ thể kiến nghị ngay sau khi TA thụ lý đơn khởi kiện thì ngay lập tức phân công Thẩm phán và thư ký tiến hành phiên hòa giải. Trong quá trình hòa giải cần phải linh hoạt, tùy tình huống mà xử lý để quá trình hòa giải diễn ra nhanh chóng, thuận lợi và đem lại hiệu quả.

3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quảthi hành pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân ở Việt Nam

3.2.1. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân

Luật Đất đai 2013, BLTTDS 2015 được ban hành đã tạo hành lang pháp lý để đảm bảo quyền tự do định đoạt, quyền khởi kiện cho các đương sự trong việc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai; tạo cơ sở pháp lý để các cơ quan có thẩm quyền gải quyết tranh chấp đất đai đem lại hiệu quả hơn. Khắc phục những hạn chế trước đó và giúp cho quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại TA đem lại hiệu quả, pháp luật hiện nay còn những điểm chưa hợp lý cần phải được sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện. Cụ thể:

Một là,trong thời gian tới, Tòa án nhân dân tối cao cần có văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết hơn về thủ tục hòa giải tại Tòa án, cụ thể:

- Xác định tiêu chí về “việc hòa giải không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt”;

mặt trong trường hợp thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải khi vắng mặt họ;

- Cần quy định về hậu quả pháp lý nếu trường hợp người bảo vệ quyền lợi của đương sự vắng mặt khi được tòa án triệu tập hợp lệ tham gia phiên hòa giải;

- Cần quy định về khoảng cách giữa các lần hòa giải, số lần hòa giải đối với một vụ án tranh chấp đất đai.

Hai là, bổ sung quy định giá trị pháp lý của biên bản phiên họp hòa giải. Việc lập biên bản hòa giải vụ tranh chấp đất đai sau khi kết thúc phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải cuối cùng, nhưng trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm mà các đương sự mới thay đổi, bổ sung yêu cầu của họ và việc thay đổi, bổ sung này là vượt quá phạm vi yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố hoặc yêu cầu độc lập đã được xác định tại phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải thì Tòa án có chấp nhận không? Đây là vấn đề mà BLTTDS năm 2015 chưa quy định cụ thể, dẫn đến nhiều trường hợp vụ án bị kéo dài, bên có nghĩa vụ trốn tránh thực hiện nghĩa vụ của mình.

Ba là, mặc dù LĐĐ 2013 đã mở rộng hơn thẩm quyền của TA trong giải quyết tranh chấp đất đai, nhưng theo tác giả cần nghiên cứu để xác định thời điểm phù hợp chuyển giao tất cả các tranh chấp đất đai cho TA thụ lý giải quyết, bởi lẽ, chuyển giao thẩm quyền cho TA sẽ giảm được áp lực cho các cơ quan nhà nước; bên cạnh đó, các tranh chấp đất đai được TA giải quyết sẽ đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác, đúng pháp luật hơn do cán bộ làm công tác giải quyết tranh chấp đất đai tại các cơ quan nhà nước hiện nay thường kiêm nhiệm, trình độ hiểu biết, áp dụng pháp luật hạn chế, chưa chuyên sâu.

đại diện chủ sở hữu. Trong đó, Nhà nước phân cấp thẩm quyền giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất và thu hồi đất quá lớn cho UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện, song pháp luật đất đai lại chưa xác lập được cơ chế phù hợp để kiểm soát, giám sát quyền đại diện chủ sở hữu đó. Điều này dẫn đến tình trạng lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong quản lý và sử dụng đất

Năm là, việc xem xét, thẩm định tại chỗ nhà đất trong thực tế giải quyết những vụ việc tranh chấp đất đai là rất quan trọng vì tính tranh chấp đặc thù, phức tạp, giá trị lớn và có nhiều biến động. Tuy nhiên, BLTTDS lại quy định TA chỉ được tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ tài sản khi đương sự có yêu cầu.nếu đương sự không có yêu cầu thì TA không thể tự mình tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ tài sản được. Do đó, để đảm bảo tính khách quan và hiệu lực thi hành của bảnán phù hợp với thực tiễn thì cần quy dịnh về quyền của TA trong việc tự mình tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ tài sản là nhà đất đang tranh chấp khi xét thấy cần thiết.

Sáu là, Công tác ủy thác tư pháp gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, cần thiết phải có một văn bản pháp luật quy định cụ thể về phạm vi, trình tự, thủ tục của các cơ quan trong ủy thác tư pháp để việc ủy thác tư pháp đạt hiểu quả cao hơn.

Bảy là, qua thực tiễn cho thấy, việc phối hợp giữa TA và các cơ quan hành chính thường chưa hiệu quả. Các cơ quan chuyên môn thường nắm giữ các thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc tranh chấp đất đai nhưng nhiều khi cán bộ các cơ quan này thiếu sự phối hợp trong việc cung cấp, trích lục. Vì vậy, cần có một cơ chế xử lý thích hợp, có hiệu quả đối với những trường hợp các cá nhân, cơ quan, tổ chức đang nắm giữ thông tin, tài liệu, chứng cứ của vụ án mà thiếu sự hợp tác hoặc không cung cấp để đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp nhanh chóng, kịp thời, chính xác và đúng pháp luật

Tám là, hiện nay pháp luật về đất đai có nhiều quy định phức tạp, chồng chéo, nhiều văn bản quy định. Vì vậy, cần phải tập trung rà soát, thống nhất các quy định pháp luật về đất đai từ trước đến nay để tiện cho việc tra cứu, nghiên cứu và áp dụng trong thực tiễn. Đối với những quy định còn thiếu sót, cần phải tập trung nghiên cứu sửa đổi, bổ sung để phù hợp với tình hình thực tiễn.

3.2.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật về hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 72 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)