Trình tự, thủ tục tiến hành hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân cấp sơ thẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 46)

Quy trình hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định pháp luật hiện nay đối với những tranh chấp đất đai thuộc thẩm quyền giải quyết của TA theo quy định pháp luật

Bước 1: TA thông báo thụ lý vụ án và phân công Thẩm phán phụ trách giải quyết

Bước 2: Thẩm phán phụ trách thông báo mời các đương sự và các bên liên quan đến tham gia phiên hòa giải. Sau mỗi phiên hòa giải đều lập biên bản hòa giải. Kết quả:

+ Nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về giải quyết tranh chấp thì Thẩm phán lập biên bản, sau thời hạn 07 ngày nếu các đương sự không có sự thay đổi nội dung thỏa thuận thì Thẩm phán ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Quyết định có hiệu lực thi hành ngay mà không bị kháng cáo, kháng nghị trừ một số trường hợp theo quy định pháp luật như: Nội dung thỏa thuận sai pháp luật, trái đạo đức xã hội, bị ép buộc

Nếu các đương sự không thống nhất được hướng giải quyết tranh chấp sau những phiên hòa giải thì Thẩm phán lập biên bản và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự.

Hiện nay, ở một số TA đã và đang thí điểm mô hình Trung tâm hòa giải, đối thoại. Thực hiện công tác hòa giải tại Tòa án từ thời điểm đương sự nộp đơn yêu cầu khởi kiện cho đến khi hồ sơ được chuyển qua TA thụ lý.

Quy trình, thủ tục hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại tại tòa án được tiến hành như sau:

- Ngay sau khi nhận đơn khởi kiện vụ án dân sự, đơn khởi kiện vụ án hành chính và tài liệu, chứng cứ kèm theo (sau đây gọi tắt là hồ sơ vụ việc), Bộ phận hành chính - tư pháp của Tòa án phải ghi vào sổ nhận đơn và chuyển đơn khởi kiện cho Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án, trừ những trường hợp không được hòa giải, đối thoại theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính hoặc khi nộp đơn khởi kiện, có ý kiến không đồng ý hòa giải, đối thoại tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án.

Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ việc, Giám đốc Trung tâm hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải phân công một Hòa giải viên, Đối thoại viên xem xét, tiến hành hòa giải, đối thoại[19].

Như vậy, việc hòa giải tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại TA được tiến hành sau khi TA nhận đơn và trước khi TA thụ lý vụ án dân sự. Theo Mục 3 Công văn số 72/TANDTC-PC, bước hòa giải này được xem là hòa giải ngoài Tòa án (thông thường khi đọc tên "Trung tâm hòa giải, đối thoại tại TA" dễ bị nhầm lẫn là thủ tục hòa giải tại TA). Do đó, bước hòa giải này không thay thế cho thủ tục hòa giải tại TAtheo quy định của BLTTDS 2015.

Theo nội dung hướng dẫn tại Công văn số 72/TANDTC-PC và công văn số 59/TANDTC-PC, nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Trung tâm hòa giải, đối thoại tại TA lập biên bản hòa giải thành và hướng dẫn đương sự yêu cầu TA công nhận kết quả hòa giải thành này. Trong trường hợp đương sự yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành tại Trung tâm hòa giải, đối thoại tại TA thì Tòa án sẽ thụ lý dưới dạng "việc dân sự". Thủ tục xem xét công nhận kết quả hòa giải thành sẽ thực hiện theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự đối với việc dân sự, mà không phải theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự đối với vụ án dân sự.

Trường hợp các đương sự không thỏa thuận được với nhau, Trung tâm hòa giải, đối thoại tại TA lập biên bản hòa giải không thành hoặc không tiến hành hòa giải được. Khi đó, Trung tâm hòa giải, đối thoại tại TA sẽ chuyển hồ sơ vụ việc cùng với biên bản hòa giải không thành, không tiến hành hòa giải được cho TA để xem xét thụ lý giải quyết. Nếu đơn khởi kiện được thụ lý, các đương sự sẽ tiếp tục được TA triệu tập hòa giải theo quy định tại Điều 205 BLTTDS 2015[37].

Trình tự, thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử các tranh chấp đất đai tại TA cấp sơ thẩm được tiến hành theo qui định về trình tự tủ tục tố tụng dân sự:

Theo quy định tại điều 183 BLTTDS 2015 thì sau khi TA thụ lý đơn khởi kiện thì TA sẽ phân công thẩm phán giải quyết tranh chấp giữa các đương sự trong vụ án, trước khi đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm thì trong thời hạn chuẩn bị xét xử thẩm phán được phân công tiến hành tổ chức các phiên họp hòa giải cho các bên đương sự. Trước khi tiến hành hòa giải, TA phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của các đương sự về thời gian, địa điểm, nôi dung các vấn đề cần hòa giải.Theo Điều 185 BLTTDS 2015, khi tiến hành hòa giải Thẩm phán phổ biến các quy định pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của hòa giải thành để họ thỏa thuận vói nhau giải quyết tranh chấp.

Khi đã có đủ các điều kiện để tiến hành hòa giải thì thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có cán bộ thư ký TA giúp việc ghi biên bản sẽ sẽ tiến hành tổ chức phiên hòa giải. Thẩm phán công bố nội dung tranh chấp, phổ biến các quy định pháp luật liên quan đến giải quyết tranh chấp, phân tích hậu quả nếu hòa giải không thành để các bên đương sự biết.

Sau khi thẩm phán hướng dẫn và giải thích pháp luật cũng như phân tích hậu quả pháp lý. Đến lượt nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa

vụ liên quan phát biểu ý kiến, quan điểm về vấn đề đang tranh chấp và đưa ra định hướng giải quyết. Đối với những ý kiến, quan điểm giải quyết bất hợp lý như khởi kiện đòi lại tài sản không có căn cứ, yêu cầu bồi thường quá đáng thì thẩm phán chủ trì phiên hòa giải kịp thời phân tích và thẳng thắng chỉ ra những điểm không hợp lý để họ cấn nhắc lại.

Khi các đương sự thỏa thuận được với nhau về các vấn đề giải quyết vụ án thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành, trong đó nêu rõ nội dung tranh chấp và các nội dung đã được các đương sự thỏa thuận. Biên bản này chưa có giá trị pháp lý, nó chỉ xác nhận một sự kiện và là cơ sở để TA ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Biên bản hòa giải phải có các nội dung theo quy định tại điều 186 BLTTDS 2015. Ngoài ra biên bản còn phải có đủ chữ kí hoặc điểm chỉ của các đương sự, Thẩm phán và thư ký.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hòa giải trong giải quyết tranh chấp đất đai từ thực tiễn tại tòa án nhân dân quận bình tân, thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)