Hồ Chí Minh
Quận Bình Tân có diện tích lớn và dân cư tập trung đông nên các tranh chấp đất đai thường xuyên xảy ra và có những tranh chấp có tính chất phức tạp, giá trị tranh chấp lớn gây khó khăn quá tải cho công tác giải quyết tranh
chấp đất đai của TAND quận Bình Tân. Cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đội ngủ thẩm phán, thư ký còn nhiều hạn chế về số lượng cán bộ giải quyết so với số vụ án thụ lý giải quyết. Trình độ chuyên môn còn hạn chế, đặc biệt là các kỹ năng hòa giải trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm.
Hiện tại, TAND quận Bình Tân đã thành lập trung tâm hòa giải đối thoại trực thuộc TAND quận Bình Tân và đi vào hoạt động. Tuy đã đem lại nhiều hiệu quả tích cực trong công tác giải quyết các tranh chấp đất đai nhưng vẫn còn gặp nhiều hạn chế về nhân sự quản lý, điều hành, phân công, sắp xếp và trực tiếp vận hành trung tâm; chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa trung tâm với TA; chuyên môn nghiệp vụ hòa giải, đối thoại còn nhiều hạn chế. Cơ sở vật chất của trung tâm hòa giải, đối thoại còn hạn chế chưa đáp ứng đủ nhu cầu thực tiễn công tác xét xử; Việc trả thù lao và cơ chế đãi ngộ cho hòa giải viên và thư ký tham gia phiên hòa giải chưa đáp ứng đủ cho đời sống và đảm bảo công việc cho những người đảm nhiệm công tác hòa giải.
Nhiều tranh chấp đất đai phức tạp, phát sinh tranh chấp từ lâu đời, nguồn gốc đất khó xác định và liên quan đến nhiều quy định pháp luật có liên quan trong lĩnh vực tài sản và đất đai. Vì vậy, rất khó khăn cho hòa giải viên có thể nghiên cứu kĩ hồ sơ, tìm hiểu rõ các quy định pháp luật để có thể tư vấn, định hướng pháp luật và tìm ra phương án cho các bên tham gia hòa giải đem lại lợi ích tốt nhất
Việc hòa giải là một quy trình có thời gian mới đem lại kết quả và phải trải qua nhiều lần tiếp xúc giữa các đương sự thì mới tìm ra được hướng giải quyết. tuy nhiên có nhiều tranh chấp đất đai tại TA quận Bình Tân khi gửi thông báo hòa giải cho các đương sự thì các đương sự thay đổi chỗ ở nên không nhận được, hoặc vì lý do khác nhau mà không đến tham dự phiên hòa giải, dẫn đến nhiều phiên hòa giải không tiến hành được và làm lãng phí thời gian giải quyết tranh chấp,... Theo đó, đương sự không có mặt tại phiên hòa
giải theo thông báo thì BLTTDS chưa quy định rõ phiên hòa giải tiếp theo sẽ được tiến hành trong thờì gian bao lâu? Số lần hòa giải tối đa là bao nhiêu lần?Vì quy định chung chung như vậy nên thẩm phán và thư ký thường lúng túng khi giải quyết . Không ít các trường hợp các đương sự lợi dụng vắng mặt để trì hoản việc giải quyết, dẫn đến vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của đương sự khác.
Theo quy định của BLTTDS hiện hành, thì trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày các bên đương sự trong tranh chấp thỏa thuận được với nhau về giải quyết vụ án nếu các bên đương sự không có thay đổi, thì TA ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đướng sự, thỏa thuận có hiệu lực thi hành ngay mà không bị kháng cáo kháng nghị, trừ một số trường hợp theo quy định pháp luật. Trên thực tế tại, TAND quận Bình Tân thường xuyên xảy ra trường hợp này làm cho quá trình giải quyết vụ án càng kéo dài và phức tạp hơn.
Các tranh chấp liên quan đến đất đai được TAND quận Bình Tân thụ lý thì có những vụ án rất phức tạp, liên quan đến nhiều đương sự, giá trị lớn, liên quan đến yếu tố nước ngoài nên sau khi thụ lý nhiều trường hợp TAND quận Bình Tân phải chuyển hồ sơ lên TAND Thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết theo đúng thẩm quyền.
Kết luận chương 2
Chương 2 tổng hợp tình hình thực tiễn công tác hòa giải các tranh chấp đất đai và công tác áp dụng pháp luật tố tụng trong giải quyết các tranh chấp đất đai trên địa bàn quận Bình Tân và tại TAND quận Bình Tân. Từ những số liệu và cơ sở thực tiễn hiện nay như các số liệu, báo cáo, các bản án của các cơ quan chức năng trong giải quyết, quản lý, để làm rõ tình hình thực tiễn hiện nay cũng như tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng trong giải quyết các tranh chấp đất đai.
Từ những cơ sở số liệu cụ thể đó, tác giả đã thống kê, tổng hợp và phân tích để làm rõ các vấn đề thực tiễn, thực trạng công tác hòa giải các tranh chấp đất đai tại TAND quận Bình Tân, chỉ ra những mặt ưu điểm đem lại hiệu quả; những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế bất cập đó dưới góc độ lý luận và thực tiễn.
Tác giả nghiên cứu và làm rõ tình hình thực tiễn áp dụng pháp luật TTDS trong hòa giải các tranh chấp đất đai tại TAND. Góp phần đem lại hiệu quả hoạt động của TAND, giải quyết các tranh chấp, ổn định xã hội và phát triển kinh tế. Từ việc làm sáng tỏ thực tiễn trên làm cơ sở để tác giả kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật tố tụng dân sự trong hòa giải các tranh chấp đất đai tại TAmà tác giả đã nghiên cứu và trình bày ngay sau đây ở Chương 3.
Chương 3