Nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 43)

cách hài hồ và ngày càng mang tính khả thi cao. Điều này thể hiện qua hoạt động giải quyết các TCTSĐT của vợ chồng khi ly hôn. Thông qua hoạt động ban hành một hệ thống các văn bản pháp luật chung và văn bản pháp luật chuyên ngành khác có quy định về nghĩa vụ giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn đã tạo nên nền tảng pháp lý cơ bản trong hoạt động HN&GĐ, xây dựng và phát triển bền vững. Dựa trên các phân tích trên tác giả đưa ra khái niệm pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu

tư chung của vợ chồng khi ly hôn như sau: “Pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn là tập hợp các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các chủ thể trong quá trình TAND thực hiện chức năng trong giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn. Đồng thời quy định quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn”. Pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài

sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn được cấu thành bởi hệ thống quy phạm pháp luật được quy định tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau như: Hiến pháp, Luật, Pháp lệnh cho đến những văn bản hướng dẫn thi hành do Chính phủ, các Bộ, ban ngành hay chính quyền địa phương ban hành.

1.4.2. Nội dung pháp luật giải quyết tranh chấp chia tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn chung của vợ chồng khi ly hôn

- Thẩm quyền để giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn

Thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án là quyền xem xét, giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của Tịa án. Việc xác định một cách khoa học và hợp lý thẩm quyền dân sự của Tòa án tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước giữa các Tòa án với nhau và xác định các điều kiện cần thiết bảo đảm cho Tòa án thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình.

Trên thế giới, về cơ bản ở các nước theo hệ thống châu Âu lục địa và các nước theo hệ thống Anh - Mỹ đề cập vấn đề thẩm quyền của Tòa án là thẩm quyền của Tòa án theo loại việc và thẩm quyền theo phạm vi lãnh thổ. Tại Việt Nam, đặc thù về tổ chức hệ thống Tòa án nên thẩm quyền dân sự của Tòa án được tiếp cận dưới 3 góc độ: thẩm quyền dân sự của Tịa án theo loại việc, thẩm quyền dân sự của Tòa án các cấp, thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ.

Ở tất cả các hệ thống pháp luật(Châu Âu lục địa -nơi có sự phân chia ngành luật giữa luật dân sự và luật thương mại, hay hệ thống pháp luật Anh Mỹ, thì đều xác định những tranh chấp loại này là tranh chấp dân sự. Ở Việt Nam, các tranh chấp liên quan đến dân sự, hơn nhân và gia đình, kinh doanh thương mại được giải quyết tại toà cấp quận, huyện là tồ án có thẩm quyền chung (Điều 35 BLTTDS năm 2015).

- Chủ thể giải quyết

Trong hoạt động giải quyết các tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn được thực hiện bởi Tịa án, cơ quan có thẩm quyền xét xử. Theo quy định của BLTTDS 2015 quy định:

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:

a) Tranh chấp về dân sự, hơn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;

Ngoài ra, đối với chủ thể là TAND cấp tỉnh được thực hiện giải quyết tranh được áp dụng theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 BLTTDS 2015.

Như vậy đối với chủ thể thực hiện giải quyết tranh chấp là TAND, cơ quan được giao chức năng về xét xử theo quy định của Hiến pháp tại Điều 102.

- Các quy định về phạm vi xét xử tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn

Khái niệm phạm vi xét xử trong tố tụng dân sự cũng có nội hàm gần với khái niệm giới hạn xét xử trong tố tụng dân sự. Theo đó, có thể hiểu rằng, giới hạn hay phạm vi xét xử của tịa án khơng phải là vơ hạn, thể hiện ý chỉ chủ quan của cơ quan tiến hành tố tụng mà nó được luật hóa. Tùy vào nội dung, tính chất của vụ việc đưa ra xét xử. Trong tố tụng dân sự, tính chất của dân sự là việc tư của đương sự, nên bao giờ luật cũng tôn trọng sự thỏa thuận của các bên và ln có bước hịa giải để hai bên ngồi lại bàn bạc, cùng thống nhất đưa ra kết quả cuối cùng. Vì vậy, TAND xác định phạm vi xét xử của mình dựa trên cơ sở yêu cầu của đương sự, thể hiện ở hình thức là đơn kiện, đơn yêu cầu. Khi việc hịa giải khơng thành hoặc một trong hai bên từ chối q trình hịa giải do một số ngun nhân nhất định thì Tịa án sẽ căn cứ vào các quy định cụ thể và tình hình thực tế của sự việc để đưa ra phán quyết cuối cùng.

- Các quy định về trình tự, thủ tục Tịa án nhân dân cấp phúc thẩm giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hơn

Về trình tự, thủ tục phiên tòa sơ thẩm và phúc thẩm, BLTTDS năm 2015 quy định cụ thể, chi tiết từ khi khởi kiện đến lúc tuyên án kết thúc phiên tòa. Các quy định này đáp ứng yêu cầu của cải cách tư pháp, mở rộng quyền dân chủ, phát huy tính tích cực, chủ động của các đương sự và những người tham gia tố tụng khác

trong việc trình bày yêu cầu, đề nghị, xuất trình chứng cứ, xét hỏi và tranh luận tại phiên toà.

Tiểu kết chương 1

Quy định về áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn là một chế định pháp lý quan trọng, là cơ sở cần thiết trong việc thiết lập và hoàn chỉnh một hệ thống pháp luật về HN&GĐ nói chung. Việc xác định đặc điểm, vai trò, ý nghĩa trong việc áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn trong lĩnh vực này sẽ hỗ trợ một phần lớn trong việc thiết lập các quy phạm pháp luật chặt chẽ nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về HN&GĐ nói chung và quy định về lĩnh vực giải quyết mối quan hệ giải quyết tranh chấp chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hơn Việt Nam. Đồng thời, cịn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể khi tham gia vào quan hệ xã hội trong hoạt động áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hơn, góp phần quan trọng trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự tại Tòa án ở nước ta trong quá trình hội nhập và phát triển. Cùng với thời gian thì những quy định áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn đã được thay đổi nhằm phù hợp hơn với sự phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Chương I của Luận văn đã phân tích một cách khái quát cơ sở lý luận của áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn ở nước ta hiện nay, bao gồm: Khái niệm, đặc điểm và vai trò, nội dung trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn ở nước ta hiện nay. Trên cơ sở lý luận về áp dụng pháp luật trong giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn ở Chương I, tác giả nghiên cứu thực tiễn xét xử sơ thẩm tại TAND huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội để từ đó đánh giá tình hình thực hiện, kết quả đạt được, khó khăn vướng mắc và những nguyên nhân trong quá trình thực thi trong thực tế. Từ đó đề ra giải pháp hồn thiện pháp luật để nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp chia tài sản của vợ chồng nói chung và tài sản

đầu tư chung của vợ chồng nói riêng.

Chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)