Thực trạng về thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

chung của vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của Tòa án nhân dân huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.

Thẩm quyền của Tòa án được quy định tại Chương III Bộ luật TTDS năm 2015, trong đó, quy định về thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện

theo hướng tất cả những tranh chấp, yêu cầu về dân sự, hơn nhân gia đình, kinh doanh thương mại và lao động đều thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trừ trường hợp của luật thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác và giải quyết ở cấp phúc thẩm. Quy định này một mặt thể chế hóa nội dung Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị về việc người dân chỉ nộp đơn đến Tòa án, Tịa án có trách nhiệm nhận và thụ lý đơn, mặc khác là điều kiện để Tòa án nhân dân thực hiện nhiệm vụ công lý, bảo vệ quyền lợi của công dân theo Hiến pháp năm 2013, tạo cơ chế và điều kiện thuận lợi cho người dân tiếp cận cơng lý. Luật cũng quy định thẩm quyền của Tịa án nhân dân cấp huyện (Điều 35 BLTTDS năm 2015) thì hơn nhân gia đình thuộc thẩm quyền của Tịa án nhân dân cấp huyện.

Tại địa bàn huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội, quá trình tiến hành hoạt động xét xử đối với các trường hợp vụ án khơng thuộc thẩm quyền xét xử của mình, TAND kịp thời ra quyết định chuyển vụ án cho TAND cấp có thẩm quyền. Việc chuyển vụ án cho TAND ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do TAND nhân dân cấp tỉnh quyết định.

Như vậy, về thẩm quyền xét xử của TAND được bổ sung trong BLTTDS năm 2015 nói trên có ý nghĩa quan trọng, đã tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc liên quan đến thẩm quyền xét xử nói chung và vấn đề ủy quyền nói riêng trong thực tiễn xét xử trước đây. Đây là quy định để TAND thực hiện tốt hơn chức năng, nhiệm vụ của mình, đồng thời cũng phù hợp với nguyên tắc tập trung thống nhất trong ngành Tòa án nhân dân đã được quy định trong Hiến pháp năm 2013 và Luật Tổ chức TAND nhân dân năm 2014.

Trên thực tế, việc xác định thẩm quyền theo loại việc hay theo cấp có ý nghĩa quan trọng trong suốt quá trình giải quyết vụ án. Theo quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm.Tuy nhiên, nếu những tranh chấp nêu trên mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngồi, cho Tịa án, cơ quan có thẩm quyền của

nước ngồi khơng thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con ni…

Bên cạnh các kết quả đạt được thì phải xem xét trong quá trình áp dụng cịn một số vướng mắc liên quan đến quy trình giải quyết vụ việc, cụ thể: theo quy định của BLTTDS 2015 thì Hội đồng xét xử tái thẩm khơng có thẩm quyền hủy một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trong khi đối với Hội đồng xét xử phúc thẩm có thẩm quyền hủy một phần bản án, quyết định sơ thẩm và Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền hủy một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Sự khác biệt về thẩm quyền này đã gây khó khăn trong q trình giải quyết vụ án đối với Hội đồng xét xử phúc thẩm, cụ thể minh chứng qua vụ án thực tế như sau:

Ông Nguyễn Văn A và bà Trần Thị B kết hôn với nhau và chung sống một thời gian và đã có 01 con chung là Nguyễn Văn C (hiện tại 6 tuổi). Do mâu thuẫn tình cảm vợ chồng vì ơng A đã nhiều lần bắt gặp bà B có mối quan hệ không rõ ràng với một số người bạn khác giới ở công ty của bà B. Không đồng ý với sự việc này, ông Nguyễn Văn A khởi kiện u cầu Tịa án giải quyết ly hơn đối với bà Trần Thị B. Ơng A u cầu Tịa án giải quyết các vấn đề sau:

– Về hơn nhân: u cầu Tịa án cho ly hơn với bà Trần Thị B.

– Về con chung: u cầu Tịa án cho ơng được quyền trực tiếp nuôi con chung. Không yêu cầu bà B cấp dưỡng.

– Về tài sản chung: Ông yêu cầu được chia đôi tài sản đầu tư chung tại cơng ty X. Ơng được quyền sở hữu một căn nhà ở ngoại ô, đồng ý giao căn nhà ở khu vực nội ơ cho bà B.

Tịa án cấp sơ thẩm thụ lý và giải quyết vụ án, chấp nhận yêu cầu khởi kiện của ông A. Sau khi xét xử sơ thẩm, ông A và bà B khơng kháng cáo. Bản

án sơ thẩm có hiệu lực thi hành. Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền đã thi hành xong bản án của Tịa án cấp sơ thẩm.

Sau đó, ơng Nguyễn Văn A đã kết hôn với bà Nguyễn Thị M và nhập khối tài sản của ông vào khối tài sản của bà M để cùng làm kinh tế. Bà Trần Thị B cũng đã kết hôn với ông Trần Văn N và bà B đã bán căn nhà được chia theo bản án sơ thẩm cho người khác. Bà B và ông N đã mua một căn nhà ở nơi khác sinh sống. Sau gần 01 năm kể từ ngày bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật, ông Nguyễn Văn A nghi ngờ đứa con Nguyễn Văn C khơng phải là con ruột của mình. Ơng A đã tiến hành giám định AND, kết quả con Nguyễn Văn C không phải là con ruột của ông A. Sau đó ơng có đơn u cầu TANDCC kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật đã xử cho ông trước đây về vấn đề con chung của ơng và bà Trần Thị B. Ơng u cầu Tịa án xác minh, thu thập chứng cứ liên quan đến con chung để giải quyết lại vấn đề con chung của hai vợ chồng ông. TANDCC thụ lý yêu cầu của ông Nguyễn Văn A. Căn cứ vào yêu cầu của ông A và chứng cứ mới mà ông cung cấp là kết luận giám định AND giữa ông và con ông là Nguyễn Văn C, TANDCC đã xét xử tái thẩm và ban hành quyết định tái thẩm hủy bản án dân sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật trước đây.

Căn cứ vào quyết định tái thẩm, tất các các nội dung mà bản án sơ thẩm đã giải quyết đều bị hủy, bao gồm quan hệ hôn nhân, con chung, tài sản chung, nợ chung đều khơng cịn hiệu lực. Hậu quả pháp lý kéo theo là ông Nguyễn Văn A và bà Trần Thị B tiếp tục có mối quan hệ vợ chồng trong thời kỳ hơn nhân vì bản án đã bị hủy; Tài sản chung, con chung và nợ chung đều quy lại như ban đầu.

Hậu quả pháp lý này kéo theo sự mâu thuẫn và bất cập trong thực tiễn. Ông A đã kết hôn mới với bà M, bà B đã kết hôn mới với ông N, tài sản chung của họ đã bị chuyển dịch khơng cịn như trước…Như vậy, cùng một thời điểm, ông A và bà B đều có 02 mối quan hệ hơn nhân, điều này trái với quy định của Luật hôn nhân và gia đình.

Chúng ta thấy rằng, sự mâu thuẫn này chủ yếu là do pháp luật tố tụng dân sự quy định về thẩm quyền của Hội đồng xét xử tái thẩm chưa phù hợp, chưa đầy đủ. Hội đồng xét xử tái thẩm khơng có thẩm quyền hủy một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nếu trong trường hợp này, Hội đồng xét xử tái thẩm có thẩm quyền hủy một phần bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật thì trong vụ án này, Hội đồng xét xử tái thẩm của TANDTC ban hành quyết định tái thẩm hủy một phần bản án nêu trên về phần con chung của ơng A và bà B, các phần khác vẫn có hiệu lực thi hành.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết tranh chấp tài sản đầu tư chung vợ chồng khi ly hôn từ thực tiễn xét xử sơ thẩm của tòa án nhân dân huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)