Du lịch đã có những bước phát triển mạnh, dần vươn lên khẳng định được mình là một trong những ngành kinh tế thế mạnh của tỉnh. Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động du lịch thời gian vừa qua còn tồn đọngnhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh phát triển, một vài điểm thiếu bền vững cần được khắc phục đó là:
Sản phẩm du lịch còn nghèo nàn đơn điệu, chưa khai thác được các tiềm năng và lợi thế so sánh để phát triển du lịch, thiếu các loại hình du lịch đặc trưng có tính cạnh tranh cao , trên thực tế du khách chủ yếu tham quan động Phong Nha, Tiên Sơn, Động Thiên Đường, nghỉ ngơi tắm biển Nhật Lệ, Bảo Ninh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến xu hướng suy giảm ngày lưu trú của khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế.
Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và hạ tầng du lịch tuy đã được chú trọng đầu tư nhưng thiếu đồng bộ, thiếu các khu vui chơi giải trí, trung tâm mua sắm và các dịch vụ hỗ trợ phục vụ khách; một số dự án đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch triển khai chậm, thời gian kéo dài, chất lượng không đảm bảo
khâu giải phóng mặt bằng, do năng lực tài chính của các đơn vị đầu tư hạn chế, một số công trình phục vụ du lịch của nhà nước liên quan đến tiến độ chậm làm ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển du lịch.
Đa số các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch có quy mô vừa và nhỏ ,năng lực cạnh tranh yếu , chưa đủ sức vươn ra thị trường trong nước và quốc tế. Các tổ chức cá nhân đầu tư khách sạn, nhà nghỉ, theo hình thức tự phát để tranh thủ sự tăng trưởng của khách du lịch đã ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ phục vụ khách dẫn đến hiệu quả kém và ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường du lịch.
Nhân lực quản lý còn thiếu và yếu, nhân viên phục vụ chưa chuyên nghiệp, trình độ ngoại ngữ , giao tiếp và ứng xử còn hạn chế. Công tác quảng bá tuyên truyền về du lịch mặc dù đã có bước chuyển biến tích cực nhưng còn manh mún, tính chuyên nghiệp chưa cao và thiếu một chiến lược lâu dài.
Ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch hiện nay đang trong tình trạng báo động, sử dụng kém hiệu quả tài nguyên du lịch, tình trạng phá rừng, săn bắt động vật hoang dã vẫn đang tiếp tục diễn ra.
Quản lý Nhà nước về du lịch còn bất cập, việc phối hợp quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch giữa các cấp, các ngành và địa phương còn lúng túng, thiếu chặt chẽ.
Phát triển kinh tế xã hội là một ngành kinh tế tổng hợp có “quan hệ cộng sinh” với các ngành kinh tế- kỹ thuật khác, đặc biệt trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng. Nếu như tài nguyên du lịch là yếu tố thu hút trực tiếp khách du lịch thì điều kiện cơ sở hạ tầng nói chung, và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành du lịch nói riêng, có tác dụng thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu đi du lịch của du khách. Do vậy, đồng thời với sự phát triển của ngành du lịch, các điều kiện về cơ sở hạ tầng sẽ không ngừng được cải thiện để đáp ứng các nhu cầu ngày một cao của phát triển du lịch.
Những thuận lợi
Vị trí địa lý kinh tế thuận lợi cùng với hệ thống giao thông phát triển cả đường bộ, đường sắt, đường thủy và đường hàng không tạo điều kiện cho Quảng Bình kết nối được với các trung tâm du lịch lớn trong vùng Bắc Trung Bộ, Việt Nam và khu vực ASEAN
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, thị trường ngày càng phát triển đa dạng, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao. Đó là những lợi thế và cơ hội của Quảng Bình trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung và du lịch nói riêng
Quảng Bình có tiềm năng du lịch đa dạng, độc đáo, có giá trị cao như Di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha Kẻ Bàng, nhiều bãi biển đẹp, hệ thống di tích lịch sử cách mạng, các giá trị văn hóa truyền thống, các loại hình du lịch hấp dẫn du khách như du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch biển…là tiền đề thuận lợi để du lịch phát triển
Những khó khăn
Điều kiện tự nhiên không thuận lợi với địa hình chủ yếu là đồi núi, sông ngắn và dốc, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, là nơi hội tụ của các yếu tố bất lợi về thời tiết khí hậu như: Bão lụt, gió Tây khô nóng, cát bay cát chảy đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống và sản xuất.
Kinh tế tăng trưởng chưa cao trong thời gian qua và chưa thực sự vững chắc, GDP bình quân đầu người thấp so với cả nước. Cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng chưa đồng bộ.
Những thách thức
Sự cạnh tranh từ các điểm đến trong khu vực ngày càng tăng, trong khi năng lực cạnh tranh của Quảng Bình còn thấp, nội lực của ngành du lịch còn yếu
Những nguy cơ ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên du lịch do tác động của các ngành công nghiệp và bản thân hoạt động du lịch đang là