Giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm du lịch biển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực tại quảng bình (Trang 57 - 59)

- Các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

3.2.2. Giải pháp phát triển thị trường, sản phẩm du lịch biển

-Phát triển sản phẩm và nâng cao tính cạnh tranh của du lịch biển Việt Nam. Du lịch biển Việt Nam chỉ có thể khẳng định được thương hiệu của mình khi kết hợp các dịch vụ du lịch cao cấp, đa dạng với yếu tố văn hóa bản địa đặc sắc. Trong xu thế phát triển du lịch biển trên thế giới, cũng như trong khu vực hiện nay, Việt Nam cần ưu tiên phát triển các khách sạn, khu nghỉ

dưỡng cao cấp.

Ngoài ra, các doanh nghiệp lữ hành cần tập trung khai thác nguồn khách du lịch tàu biển đến từ các thị trường trọng điểm như Bắc Mỹ, châu Âu, châu Úc, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… bằng việc tăng cường công tác xúc tiến, quảng bá du lịch tàu biển Việt Nam đến các thị trường quan trọng và tiềm năng thông qua việc tham gia các hội chợ chuyên ngành, quảng bá trên các phương tiện truyền thông trong và ngoài nước, tổ chức chương trình cho các doanh nghiệp lữ hành nước ngoài đến tìm hiểu tiềm năng du lịch biển đảo Việt Nam, tạo điều kiện để các đoàn làm phim nước ngoài giới thiệu vẻ đẹp của biển đảo... Bên cạnh đó, cần tích cực hợp tác ASEAN về phát triển kinh tế biển, đồng thời thường xuyên đăng cai các sự kiện liên quan đến du lịch biển để quảng bá tới các du khách quốc tế về du lịch Việt Nam.

-Tạo ra sự khác biệt, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm du lịch biển giữa các địa phương trong nước và giữa Việt nam với các nước lân cận: Khai thác tốt yếu tố văn hóa bản địa phục vụ khách du lịch. Cùng loại hình du lịch biển với chất lượng dịch vụ tương đương, khách du lịch sẽ chọn điểm đến có thể mang lại cho họ những trải nghiệm mới về một nền văn hóa lâu đời, những con người thân thiện, mến khách hoặc cảm xúc tươi vui, phấn chấn.

Văn hóa ứng xử của người dân đối với khách du lịch của quyết định một phần không nhỏ đến chất lượng sản phẩm du lịch biển, vì vậy, chính quyền địa phương cần kết hợp với ngành du lịch, các doanh nghiệp du lịch tổ chức những buổi nói chuyện nâng cao ý thức, trách nhiệm, xây dựng thái độ ứng xử văn minh, nếp sống văn hóa trong cộng đồng dân cư địa phương.

- Xây dựng thương hiệu và định vị sản phẩm du lịch biển: Xâydựng thương hiệu và định vị sản phẩm du lịch biển ở tầm quốc tế.

dân nhận thức tầm quan trọng của việc tạo dựng hình ảnh quốc gia trong đánh giá của khách du lịch.

Định vị sản phẩm du lịch biển Việt Nam có đặc trưng riêng, chỉ Việt Nam mới có, không lẫn với sản phẩm du lịch biển của các quốc gia khác. Đảm bảo chất lượng tất cả các dịch vụ phải đạt tiêu chuẩn quốc tế. Xây dựng kế hoạch marketing, xúc tiến và quảng bá sản phẩm du lịch biển với bạn bè quốc tế thông qua các kênh ngoại giao, tuyên truyền, quảng bá.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực tại quảng bình (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)