Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch [Error! Reference source not found ]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực tại quảng bình (Trang 50 - 52)

- Các giải pháp bảo vệ tài nguyên và môi trường du lịch

3.1.4. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch [Error! Reference source not found ]

Reference source not found.]

Đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực du lịch Việt Nam còn yếu kém về cả số lượng và chất lượng, trình độ thấp chưa được đào tạo bài bản điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm du lịch. Vì vậy, việc đào tạo đội ngũ lao động một cách có hệ thống, tạo tính chuyên nghiệp trong kinh doanh du lịch là một vấn đề hết sức quan trọng.

- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch phải phối hợp với UBND các địa phương có chiến lược, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch quốc gia và địa phương trên cơ sở rà soát đánh giá số lượng, chất lượng, xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ quản lý, trình độ chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ, lao động hiện có. Chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở các trình độ đại học, cao đẳng và trung cấp về du lịch;

- Thường xuyên tổ chức tập huấn nội dung quản lý nhà nước về du lịch, về văn hoá du lịch cho đội ngũ cán bộ. Tăng cường đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý du lịch các địa phương; đào tạo nghề, ngoại ngữ cho lao động trong ngành du lịch. Tổ chức đào tạo nghiệp vụ về du lịch, dịch vụ. Tổ chức các lớp, các chương trình đào tạo về nghiệp vụ, tập huấn nghiệp vụ lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, nhân viên phục vụ… thông qua phát triển hệ thống trường đại học/cao đẳng chuyên ngành nghiệp vụ du lịch tại các địa phương.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cán bộ trẻ được học tập, đào tạo một cách bài bản về du lịch.

- Chỉ đạo, hướng dẫn các nhà đầu tư có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo đội ngũ lao động là người địa phương ngay từ khi bắt đầu triển khai dự án để bố trí sử dụng khi dự án du lịch hoàn thành và đi vào khai thác.

- Ưu tiên phát triển hệ thống đào tạo tại chỗ: xây dựng các trường đào tạo, bồi dưỡng nghề, nghiệp vụ du lịch tại các địa phương trọng điểm du lịch, khuyến khích đào tạo tại doanh nghiệp theo tiêu chuẩn nghề quốc gia.

- Đẩy mạnh đầu tư cho đào tạo quản lý, đào tạo tại chỗ, đào tạo giáo viên, giảng viên, đào tạo viên và hướng dẫn viên các ngoại ngữ hiếm.

- Tăng cường đào tạo cho cán bộ quản lý các địa phương; đào tạo nghề, ngoại ngữ cho lao động trong ngành du lịch. Có các hình thức đào tạo cho lao động tại chỗ, lao động thời vụ.

Chuẩn hóa nguồn nhân lực du lịch đáp ứng nhu cầu hội nhập và nâng cao tính cạnh tranh cho sản phẩm du lịch

- Hoàn thiện các bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia trong lĩnh vực du lịch phù hợp với tiêu chuẩn nghề chung của ASEAN; tham gia chương trình đào tạo đào tạo viên ASEAN và đánh giá viên ASEAN; phổ biến và hướng dẫn người lao động trong lĩnh vực du lịch tham gia đào tạo, tự thẩm định trình độ theo tiêu chuẩn ASEAN.

- Xây dựng chính sách thu hút nhân tài, giữ chân nhân tài trong điều kiện cạnh tranh về thu hút nguồn nhân lực của ASEAN.

Nâng cao nhận thức về phát triển sản phẩm du lịch cho cộng đồng

- Nâng cao nhận thức du lịch cho các cấp, các ngành liên quan đến du lịch và cộng đồng dân cư.

- Giáo dục nâng cao nhận thức và đào tạo cho cộng đồng tham gia trong hoạt động du lịch qua các chương trình tập huấn cộng đồng về kỹ năng ứng xử khách du lịch, kỹ năng phục vụ khách du lịch…

- Có các biện pháp đào tạo nguồn nhân lực tương hỗ giữa các địa phương trong vùng nhằm đảm bảo mặt bằng chất lượng dịch vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển một số sản phẩm dịch vụ du lịch chủ lực tại quảng bình (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)